Trong gần 1.300 ca sốt xuất huyết đang điều trị, có 35 ca nặng. Không ít cơ sở y tế tại Hà Nội tiếp nhận những ca bệnh vào viện trong tình trạng tiểu cầu giảm sâu và nhanh, men gan tăng cao do dùng thuốc hạ sốt tại nhà không đúng cách, nhiều ca bệnh có dấu hiệu cảnh báo.
Đến nay, Hà Nội ghi nhận ít nhất 2 ca tử vong vì sốt xuất huyết trong năm 2023. Một trường hợp là nam thanh niên 19 tuổi ở Hà Đông, ca thứ 2 là người phụ nữ 45 tuổi ở Hoàn Kiếm. Hai ca bệnh này đều diễn biến chuyển nặng rất nhanh.
Trong 4 type virus Dengue, Hà Nội hiện lưu hành 2 loại là DEN-1 và DEN-2. Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Mạnh Hà, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, cho biết, khi mắc type virus DEN-2, bệnh thường nặng hơn so với các type còn lại.
Nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết ở ngày thứ mấy từ khi sốt?
Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Dù mức độ nhẹ có thể được chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi bởi có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thảo, Phó trưởng khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, khoảng thời gian ngày 3-7 là lúc bệnh chuyển biến nặng, vì thế nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết vào ngày thứ 3 từ khi khởi sốt.
"Cần nhập viện khi bệnh nhân có triệu chứng vật vã, lờ đờ, li bì, không ăn uống được, đau bụng, nôn, có triệu chứng xuất huyết trên da, xuất huyết niêm mạc", bác sĩ Thảo cho hay.
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường bắt đầu hạ sốt từ ngày thứ 3, dẫn tới tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng hết sốt là đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, khoảng thời gian ngày 3-7 mới là lúc bệnh chuyển biến nặng. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu rất nhiều gây ra những biến chứng như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam…
Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, đây là giai đoạn cần được bác sĩ theo dõi sát sao.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bình An, Khoa Bệnh lây đường máu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cũng lưu ý khi bệnh nhân hết sốt thường giảm tiểu cầu, gây nguy cơ xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hoá như đi tiểu ra máu, đại tiện phân đen… Nguy cơ lớn nhất là bệnh nhân bị ngã, gây xuất huyết não. Do đó, bệnh nhân đến khám nên có người nhà đi cùng để tránh tình trạng choáng, ngất do tiểu cầu xuống thấp.
Khoảng 2 tuần trước khi nhập viện, hai trẻ đều xuất hiện tình trạng nôn, táo bón, đau bụng từng cơn 8-9 lần/ngày. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi được làm các xét nghiệm, kết quả cho thấy cả 2 bé đều bị tăng canxi máu, tăng canxi niệu, nồng độ vitamin D tăng rất cao so với giới hạn bình thường, nồng độ PTH giảm, thận hai bên nhu mô tăng âm.
Theo các bác sĩ, vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển xương chắc khỏe, cũng như góp phần tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Nhưng nhiều phụ huynh lại tự bổ sung vitamin D quá liều để mong con cao lớn, khoẻ mạnh, dẫn đến tình trạng trẻ ngộ độc nghiêm trọng.
ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc, Khoa Thận – Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương, liều gây ngộ độc vitamin D là không rõ ràng, nhưng liều uống tối đa được khuyến cáo theo Hội Nội tiết với trẻ dưới 6 tháng tuổi là 1000UI/ngày; trẻ 12 tháng tuổi, liều là 1500UI/ngày; trẻ từ 1 tới 3 tuổi là 2500UI/ngày; 4-8 tuổi là 3000UI/ngày; trên 9 tuổi là 4000UI/ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp, liều gây ngộ độc có thể cao hoặc thấp hơn liều khuyến cáo.
Ngộ độc vitamin D là tình trạng hiếm gặp nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề. Trẻ bị ngộ độc vitamin D thường có các triệu chứng của tăng canxi máu như ăn kém, giảm cân, đau bụng, nôn, táo bón, uống nhiều, đái nhiều. Trong các trường hợp nặng, trẻ có thể gây mất nước đe dọa tính mạng. Khi nồng độ canxi vượt quá ngưỡng của ống thận sẽ gây ra sự kết tủa của canxi trong ống thận và vôi hóa tháp thận. Sự mất nước, giảm mức lọc cầu thận và vôi hóa tháp thận có thể làm tổn thương chức năng thận trong nhiễm toan ống thận và suy thận.
Cũng theo ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc, các vitamin, trong đó có vitamin D tuy rất cần thiết và có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, song nó không phải là thuốc bổ có thể sử dụng tùy tiện hoặc dùng càng nhiều càng tốt. “Việc sử dụng vitamin nên được tuân thủ chặt chẽ liều lượng theo đơn thuốc của bác sĩ đối với từng trường hợp cụ thể và cần có sự giám sát, theo dõi của nhân viên y tế để tránh nguy cơ gây ngộ độc hay ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ”, nữ bác sĩ thông tin.
- Để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kì các loại thuốc hay vitamin nào cho trẻ, đồng thời nên tuân thủ các hướng dẫn sau:
- Không tự ý mua thuốc, vitamin cho con uống. Phải dùng thuốc, vitamin theo đúng đơn của bác sĩ cho mỗi lần khám. Không dùng đơn thuốc trong lần khám trước hay đơn thuốc của trẻ khác hay của người lớn cho trẻ.
- Thuốc, vitamin nên được bảo quản cẩn thận trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng.
- Để thuốc, vitamin ngoài tầm nhìn và tầm tay với của trẻ, tốt nhất là để trong tủ có khóa an toàn.
- Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, loại bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng.
- Không nên uống thuốc trước mặt trẻ vì trẻ rất dễ bắt chước.
- Người chăm sóc trẻ phải chắc chắn biết rõ và dùng đúng liều lượng thuốc, vitamin theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hay trên tờ hướng dẫn sử dụng khi cho trẻ uống thuốc.
Khó khăn trong công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19 cũng được đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nêu ra. Đó là sự chủ quan của người dân trong bối cảnh số ca mắc giảm, số ca nặng và tử vong ở mức rất thấp. Nhiều người đã mắc Covid-19 không đồng ý tiêm các mũi vắc xin tiếp theo do nghĩ đã được miễn dịch bảo vệ và cho rằng liều bổ sung, liều nhắc lại là không cần thiết.
“Có 15 triệu người (khoảng 22,3%) đã tiêm bổ sung vắc xin Covid-19, nhiều người trong số này không muốn tiêm mũi nhắc tiếp theo. Nhiều người đã mắc Covid-19 chưa đến thời gian tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4. Bên cạnh đó, thông tin tiêu cực về tác dụng phụ, biến chứng khi tiêm mũi 3 gây ảnh hưởng đến tâm lý, khiến người dân không đồng ý tiêm mũi nhắc lại”, PGS.TS Hồng nêu.
PGS.TS Dương Thị Hồng cũng cảnh báo việc sử dụng vắc xin Covid-19 để triển khai mũi nhắc lại sẽ hao phí.
"Nguyên nhân là do vắc xin Covid-19 đang sử dụng được đóng lọ nhiều liều. Trong bối cảnh số đối tượng đến tiêm nhắc hiện nay thấp hơn so với kế hoạch, để không bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng cho người dân thực tế có tình trạng 1 lọ vắc xin Covid-19 nhiều liều chỉ tiêm được một vài đối tượng.
Hạn sử dụng vắc xin Covid-19 chỉ từ 6-9 tháng ngắn hơn các vắc xin truyền thống trong khi lịch tiêm các mũi nhắc lại phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu với mũi tiêm trước đó, vì vậy khó khăn trong việc lập kế hoạch cũng như huy động đối tượng”, bà Hồng phân tích.
Không chỉ vậy, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nêu thêm, hiện nay chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 được tổ chức trong một thời gian dài, trong giai đoạn hiện nay việc triển khai vắc xin chủ yếu do ngành y tế tổ chức thực hiện, thiếu sự vào cuộc quyết liệt của Chính quyền và các Ban ngành đoàn thể như giai đoạn đầu của chiến dịch. Vì vậy công tác tiêm chủng gặp nhiều khó khăn.
Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các địa phương khẩn trương gửi đề xuất nhu cầu vắc xin 6 tháng cuối năm để viện tổng hợp báo cáo Bộ Y tế.
Đồng thời, các tỉnh, thành đẩy nhanh tốc độ tổ chức tiêm mũi nhắc lại cho người từ 12 tuổi trở lên và cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, sớm hoàn thành trong quý 3-2022.