Đứng đầu danh sách đại học tuyển sinh khắt khe nhất của Niche là Viện Công nghệ California (Caltech). Đây là trường tư thục ở Pasadena, California. Caltech cũng là một trong những trường tốt nhất đào tạo ngành Kỹ thuật, Toán, Khoa học. Tỷ lệ trúng tuyển chỉ ở mức 6% và thí sinh cần đạt SAT trong khoảng 1530-1560. Tỷ lệ tốt nghiệp của trường đạt 94% và lương khởi điểm cho cựu sinh viên ở mức 54.500 USD. Ảnh: Flickr.
![]() |
Đứng thứ hai là ĐH Harvard - trường tư thục lâu đời và danh tiếng tại Cambridge, Massachusetts. Tỷ lệ trúng tuyển của trường ở mức 4%, tuy nhiên, yêu cầu về điểm SAT thấp hơn Caltech - thí sinh cần đạt điểm khoảng 1.460-1.570. Tỷ lệ tốt nghiệp của trường đạt 97% và mức lương khởi điểm trung bình của cựu sinh viên là 70.300 USD. Ảnh: Pinterest. |
![]() |
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cũng là một trong những trường tuyển sinh ngặt nghèo nhất. Trường tuyển ở mức 4.500 sinh viên và tỷ lệ trúng tuyển đạt 7%. Yêu cầu về điểm SAT từ 1.510-1.570. Trường nổi tiếng với các ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật cơ khí, Toán. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 95%. Lương khởi điểm trung bình của cựu sinh viên MIT là 82.200 USD. Ảnh: Flickr. |
![]() |
ĐH Stanford đứng thứ tư với tỷ lệ trúng tuyển 4%, yêu cầu điểm SAT ở mức 1.440-1.570. Trường nổi tiếng với ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật, Sinh học. Mỗi năm, ĐH Stanford tuyển gần 7.000 sinh viên. Tỷ lệ tốt nghiệp tại ngôi trường danh giá này đạt 94% và lương khởi điểm trung bình của cựu sinh viên là 70.400 USD. Ảnh: Stanford. |
![]() |
ĐH Yale cũng là trường nổi tiếng với tỷ lệ chọn lọc khắt khe. Trường chỉ nhận 6% trong tổng số thí sinh ứng tuyển. Tân sinh viên thường có điểm SAT trong khoảng 1.460-1.570. Trường tư thục này có chính sách hỗ trợ tài chính cam kết đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, đảm bảo họ không phải vay nợ sinh viên để trang trải chi phí học tập. Ảnh: Yale. |
![]() |
Đứng thứ sáu là ĐH Princeton với tỷ lệ trúng tuyển đạt 6% và yêu cầu điểm SAT ở mức 1.460-1.570. Trường nổi tiếng với các ngành Phân tích chính sách công, Khoa học máy tính, Kinh tế học. Hàng năm, Princeton tuyển khoảng 5.300 sinh viên. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 98% và lương khởi điểm trung bình của cựu sinh viên là 60.800 USD. Ảnh: Flickr. |
![]() |
ĐH Chicago cũng là trường khó đỗ khi mỗi năm chỉ tuyển 6% trong tổng số thí sinh nộp hồ sơ ứng tuyển. Điểm SAT của sinh viên trúng tuyển thường ở mức 1.500-1.570. Trường hoạt động từ năm 1890, từng có 92 cựu sinh viên, giảng viên giành giải Nobel. Ảnh: Uchicago. |
![]() |
ĐH Columbia đứng thứ tám trong danh sách do Niche đưa ra. Tỷ lệ trúng tuyển vào trường là 5%. Điểm SAT của sinh viên ở mức 1.440-1.570. Đây cũng là trường danh tiếng, thu hút người học từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: Flickr. |
![]() |
ĐH Duke xếp thứ chín với tỷ lệ trúng tuyển 8%, điểm SAT 1.480-1.570. Mỗi năm, trường tuyển khoảng 6.600 sinh viên hệ đại học. Tỷ lệ tốt nghiệp tại trường đạt 95% và cựu sinh viên Duke thường nhận lương khởi điểm 76.300 USD. Ảnh: Frontiers. |
![]() |
ĐH Northwestern (Evanston, Illinois) nhận khoảng 8.300 sinh viên hệ đại học mỗi năm, chiếm 9% trong tổng số người ứng tuyển. Yêu cầu về điểm SAT rơi vào mức 1.440-1.550. Trường nổi tiếng với các ngành Kinh tế học, Tâm lý học, Báo chí. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 94% và lương khởi điểm trung bình của cựu sinh viên là 58.900 USD. Ảnh: Wgntv. |
Theo zingnews.vn
So với năm trước, những gương mặt ở 4 vị trí đầu tiên không thay đổi. Đáng chú ý là cú lội ngược ấn tượng từ vị trí 19 vượt lên góp mặt trong top 5 của Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London.
" alt=""/>10 trường đại học Mỹ tuyển sinh khắt khe nhất, tỷ lệ trúng tuyển chỉ 4Theo Telegraph, mạng lưới đường hầm dưới lòng đất ở Gaza, còn được gọi là "Gaza Metro" là thách thức phức tạp đối với IDF. Tuy nhiên, "bom xốp" - vũ khí mang tính đột phá mới, sẽ là nhân tố có thể thay đổi cục diện xung đột giữa Israel và Hamas.
Bom xốp hay bom bọt biển là loại vũ khí độc đáo và sáng tạo do IDF phát triển. Điều khiến loại bom này khác biệt đó là, nó không chứa chất nổ.
Bom xốp có thể tạo ra một vụ nổ đột ngột của chất giống như bọt, sau đó chất này nhanh chóng nở ra rồi cứng lại. Nó được thiết kế đặc biệt để bịt kín các khoảng trống hoặc lối vào đường hầm, ngăn chặn các cuộc phục kích tiềm ẩn của chiến binh Hamas.
IDF hiện vẫn giữ kín thông tin cụ thể về loại bom này. Tuy nhiên, công dụng chiến lược của bom xốp đã được chứng kiến khi Israel sử dụng nó trong các cuộc tập trận được tổ chức vào năm 2021 tại căn cứ Tze Elim. Căn cứ quân sự nằm gần biên giới Gaza này có một hệ thống đường hầm mô phỏng những đường hầm ở dưới lòng Gaza.
Bom xốp có tác dụng ngăn chặn các cuộc phục kích nhằm vào binh sĩ Israel khi họ tiến sâu hơn vào đường hầm. Loại bom này được chứa trong hộp nhựa, có vách ngăn bằng kim loại ngăn cách hai chất lỏng. Sau khi vách ngăn được rút ra, chất lỏng sẽ trộn lẫn vào nhau và các binh sĩ sẽ đặt hoặc ném bom về phía trước.
Mặc dù bom xốp là sự bổ sung đầy hứa hẹn cho bộ công cụ vô hiệu hóa đường hầm của Hamas nhưng việc sử dụng nó không phải không có rủi ro. Chất chứa trong bom xốp này rất nguy hiểm, từng có những trường hợp binh sĩ Israel bị mất thị lực do xử lý hỗn hợp sai cách.
Dù vậy, việc sử dụng bom xốp thể hiện cam kết của Israel trong việc thích ứng với bản chất luôn thay đổi của xung đột hiện đại. Các thiết bị cải tiến như vậy có tiềm năng mang lại lợi thế quan trọng cho Israel trong cuộc giao tranh đang diễn ra với Hamas.