Hôm qua (29/6), Facebook cho biết họ có kế hoạch thực hiện thay đổi một loạt các thuật toán trên News Feed của người dùng. Theo đó, các nội dung từ người thân và bạn bè sẽ được ưu tiên xuất hiện nhiều hơn.
Kéo theo đó, nội dung được đăng bởi các nhà xuất bản sẽ có tỷ lệ xuất hiện tự nhiên thấp đi trên bảng tin của người dùng. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nội dung, từ việc chia sẻ liên kết, video, live stream và hình ảnh. Tuy nhiên, hãng không đề cập đến tỷ lệ cụ thể.
![]() |
Mark Zuckerberg phát biểu tại Hội nghị F8 hồi tháng 4 năm nay. Ảnh: NyTimes. |
Dễ hiểu hơn, cùng một liên kết, Facebook sẽ ưu tiên nội dung được bạn bè hoặc người thân của bạn bình luận, chia sẻ và tương tác. Rõ ràng, ẩn đằng sau thuật toán mới, mạng xã hội lớn nhất hành tinh đang muốn nhắm vào các hãng thông tấn, báo chí.
Trong vài năm gần đây, các nhà xuất bản gặp khó khăn để thu hút độc giả cũng như việc suy giảm doanh thu từ quảng cáo trực tuyến. Facebook trở thành miền đất mới giúp các tờ báo, tạp chí tiếp cận được độc giả cùng nguồn doanh thu được cải thiện. Điều này dẫn đến quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa Facebook và nhà xuất bản.
21/4 vừa qua, Facebook đã mở cửa tính năng Instant Articles (Báo chí tức thì), cho phép người dùng có thể đọc báo đồng thời tương tác trên ứng dụng Facebook với tốc độ tải trang nhanh hơn 10 lần so với việc dùng trình duyệt web trên điện thoại. Theo hãng, đã có trên 1.000 nhà xuất bản tin tức sử dụng. Tính năng này cũng sẽ bị ảnh hưởng từ thuật toán mới của Facebook.
![]() |
Instant Articles cho tốc độ tải nội dung nhanh gấp 10 lần phương thức truyền thống trên di động. Ảnh: Facebook. |
Các nhà xuất bản dường như không có lựa chọn để đối phó với những thay đổi của Facebook. Theo khảo sát của Parse.ly (công ty phân tích số liệu chuyên về các nhà xuất bản kỹ thuật số), chỉ có khoảng 44% người trưởng thành ở Mỹ có thói quen đọc tin tức trực tiếp từ trang web, trong khi tỷ lệ đọc tin tức từ Facebook là 40%.
Nhiều tòa soạn lo ngại, Facebook sẽ khiến họ phải phụ thuộc vào cách đưa tin này cũng như mất quyền kiểm soát các kênh phân phối, và sau đó là bị “chèn ép” tỷ lệ ăn chia từ doanh thu quảng cáo. Tuy nhiên, sự suy giảm của báo in cũng như người đọc trực tiếp từ báo mạng, hay sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội (social platforms) làm các nhà xuất bản bắt buộc phải bắt tay với Facebook.
Mối quan hệ giữa các nhà xuất bản và Facebook đã căng thẳng từ rất lâu. Động thái của Facebook dường như muốn “nhắc nhở” các cơ quan phát hành rằng họ không có quyền truy cập trực tiếp đến người dùng trên nền tảng mạng xã hội.
Từ xưa đến nay, Facebook thường xuyên đơn phương tự thay đổi các thuật toán làm suy giảm lượng tương tác tự nhiên từ người dùng đến các đối tác của hãng (các fanpage bán hàng, nhà phát hành game hay nhà xuất bản). Hãng luôn thể hiện mình là người cầm đằng chuôi, còn đối tác luôn cầm đằng lưỡi.
Zynga, hãng phát triển trò chơi trực tuyến, từng có thời gian hợp tác chặt chẽ với Facebook cho biết, thay đổi của Facebook về cách chơi game và nội dung liên quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh thu các trò chơi của công ty. Đặc biệt là việc người dùng thay đổi thói quen sử dụng, từ máy tính để bàn sang các thiết bị di động.
Năm 2011, The Washington Post cùng một số hãng thông tấn nổi tiếng tạo ra công cụ đọc trên mạng xã hội, giúp người dùng dễ dàng đọc và chia sẻ bài viết lên Facebook. Ngay lập tức sau đó, Facebook đã thay đổi một loạt các thuật toán nhằm “giết chết” công cụ này.
![]() |
Người dùng có thể tra cứu nhà hàng, khách sạn, quán cafe,.... bằng cách sử dụng “Địa điểm gần đó”. Kích hoạt bằng cách vào biểu tượng 3 thanh ngang và tìm nó trong mục ứng dụng. |
![]() |
Người dùng có thể lưu lại những bài viết hay mà mình thích bằng cách chọn vào mũi tên ở góc trên bên phải bài viết và nhấp vào “Lưu bài viết” và xem lại bằng cách vào mục “Đã lưu” (https://www.facebook.com/saved/). Tính năng này gần giống như Bookmark trên các trình duyệt web. |
![]() |
Facebook thể hiện sự quan tâm đến người dùng khi tạo ra chức năng này. “Ngày này năm xưa” giúp mọi người nhớ lại những hình ảnh, các dòng “trạng thái” hay kỉ niệm xưa cũ của mình và bạn bè. |
![]() |
Đây là tính năng giúp người dùng xem lại lịch sử những điều mình đã làm trên Facebook. Nó khá hữu ích trong việc biết được có ai đó khác xâm nhập vào tài khoản cá nhân. |
![]() |
Tính năng xét duyệt đăng nhập nâng cao khả năng bảo vệ tài khoản mạng xã hội cá nhân khi có quá nhiều mối nguy hiểm đển từ Internet. Người dùng có thể tìm thấy tính năng này thông qua mục cài đặt bảo mật, sau đó dùng trình tạo mã của ứng dụng Facebook trên điện thoại để xét duyệt đăng nhập. |
![]() |
Sau khi chọn đăng một tấm ảnh, chỉ cần vuốt trái hoặc phải trên ảnh đó để đổi màu ảnh hoặc chọn nút Chỉnh sửa để có thêm lựa chọn khác. Tính năng chỉnh ảnh đơn giản này được ít người biết đến và sử dụng thường xuyên. |