Báo cáo cũng nhận định, Zalo đang là nền tảng trong nước duy nhất có thể sánh vai và soán ngôi những gã khổng lồ quốc tế. Xét theo độ tuổi, Zalo được yêu thích nhất ở thế hệ gen X và Y với tỉ lệ 55%, bỏ xa ứng dụng thứ 2 với tỉ lệ lần lượt là 29% và 25%. Messenger xếp thứ 3 với 10% ở Gen X và 17% gen Y. Ở nhóm tuổi Gen Z cũng ghi nhận sự tăng trưởng vượt bật của Zalo, khi lần đầu tiên vượt Facebook trở thành ứng dụng yêu thích số 2, và chỉ kém 2% so với ứng dụng dẫn đầu là Messenger.
![]() |
Zalo là ứng dụng phổ biến nhất thế hệ X và Y dùng để liên lạc người thân, bạn bè. Nguồn: Decision Lab |
Zalo cũng là sản phẩm được 33% người dùng trực tuyến xem là ứng dụng chính trong cuộc sống hằng ngày, tăng trưởng 10% điểm so với quý III. Điều này cũng chứng tỏ Zalo ngày càng phổ biến và cần thiết trong cuộc sóng của người Việt. Trong khi đó, Facebook giảm 5% từ 44% xuống còn 39%. Youtube vẫn duy trì ở mức 20% so với quý trước.
Không ngừng nghiên cứu và cho ra đời những tính năng phục vụ nhu cầu liên lạc, kết nối của người Việt dù ở bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào, Zalo đã chứng minh sự hữu ích và thấu hiểu nhu cầu của người dùng trong nước.
![]() |
Zalo tăng 10% điểm, trở thành ứng dụng chính của người Việt ở mọi lứa tuổi. Nguồn: Decision Lab |
Trong năm 2021, Zalo đã giúp chuyển đi 620 tỷ tin nhắn, 52 tỷ phút gọi video của những người thân yêu, 14 tỷ thông báo khẩn về Covid-19 giúp người dân kịp thời ứng phó với diễn biến phức tạp của đại dịch. Bên cạnh đó, ngoài giữ vai trò giúp cộng đồng kết nối, Zalo cũng phát triển một số tính năng kêu gọi người dân tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau về lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men... cùng vượt qua giai đoạn khó khăn của đại dịch. Ngoài ra, ứng dụng nhắn tin này cũng đồng hành cùng nhiều hoạt động đời sống, xã hội của người dân như hỗ trợ làm căn cước công dân, bầu cử, tiêm vắc-xin, tra cứu điện nước. Ứng dụng hiện đã vượt qua mốc 70 triệu người dùng thường xuyên.
![]() |
Theo Decision Lab, với những nỗ lực trong việc thấu hiểu nhu cầu người dùng, đồng hành cùng các sự kiện xã hội, Zalo ngày càng trở thành nền tảng không thể thiếu trong đời sống người Việt. Trước đó, báo cáo của Adsota vào giữa năm 2021 cũng công bố Zalo là ứng dụng nhắn tin được người Việt yêu thích nhất, đẩy Messenger về vị trí thứ 2 sau nhiều năm đứng đầu bảng.
Phương Dung
" alt=""/>Zalo là ứng dụng liên lạc hàng đầu của người ViệtĐưa Xiaomi trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất thế giới đóng vai trò như một mục tiêu chiến lược mà CEO Lei Jun hướng tới, theo chia sẻ của ông trên nền tảng Weibo vào ngày 8/2.
Ban lãnh đạo cấp cao của Xiaomi mô tả cuộc cạnh tranh điện thoại phân khúc cao cấp này giống như “cuộc chiến sinh tử” mà công ty phải vượt qua để tiếp tục. CEO Xiaomi cũng cam kết bỏ ra 100 tỷ NDT (15,71 tỷ USD) trong công cuộc nghiên cứu và phát triển trong thời gian tới để đạt được tham vọng của mình.
Trong năm 2021, Apple đã vượt mặt Samsung Electronics để trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh hàng đầu thế giới trong Q4/2021, chiếm 22% thị phần toàn cầu nhờ sự thành công của dòng iPhone 13, theo Canalys. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp điện thoại thông minh Android từ Trung Quốc như Xiaomi, Oppo và Vivo cũng lọt vào bảng xếp hạng top 5 toàn cầu trong quý trước.
Trong Q2/2021, Xiaomi lần đầu tiên trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, vượt qua Apple và chỉ sau Samsung, theo dữ liệu từ Canalys. Điều này cho thấy 17% thị phần toàn cầu của Xiaomi trong quý đó được nhờ vào các lô hàng điện thoại thông minh tăng lên ở Nam Mỹ, Châu Phi và Tây Âu.
Mặc dù thế, Xiaomi vẫn gặp phải thách thức lớn trong việc thu hút người dùng. “Tiểu Mễ” phải tìm cách tách mình ra khỏi các nhà cung cấp điện thoại thông minh khác tại Trung Quốc, vốn dĩ cũng đang nhắm tới thị trường đầy màu mỡ này, theo Will Wong, quản lý nghiên cứu với nhóm thiết bị khách hàng IDC’s Asia-Pacific tại Singapore.
Vào tháng 11/2021, Xiaomi đã công bố chương trình bán lẻ đầy tham vọng, sẽ mở rộng 20.000 cửa hàng bán lẻ mới trong ba năm tới trên khắp các vùng nông thôn của Trung Quốc. Hiện nay, Xiaomi đang vận hành mạng lưới hơn 10.000 cửa hàng truyền thống trên khắp đất nước.
Đặc biệt, cuộc cạnh tranh giữa Xiaomi và các nhà cung cấp điện thoại thông minh khác tại Trung Quốc càng gay gắt hơn khi Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới gặp khó khăn do các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ.
Thái Hoàng (Theo SCMP)
Khi chạm mốc giá trị 2 nghìn tỷ USD, người ta càng tò mò hơn về chặng đường 10 năm tiếp theo của Apple.
" alt=""/>CEO Xiaomi 'quyết chiến' với Apple trong phân khúc điện thoại cao cấp