Fanpage mạo danh Bộ LĐ-TB&XH (Ảnh: Chụp màn hình).
Cụ thể, các đối tượng lập Fanpage có tên "Trung tâm tư vấn việc làm ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội", "Tư vấn XKLĐ - Asian"… mạo danh là trang thông tin của Bộ LĐ-TB&XH, Trung tâm Lao động ngoài nước.
Ngoài ra, các đối tượng mạo danh chữ ký của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đăng tải nội dung kèm theo hình ảnh lãnh đạo Bộ làm việc với đối tác nước ngoài, nhằm tạo dựng lòng tin để dụ dỗ người lao động tham gia các chương trình làm việc tại Úc, chương trình EPS (Hàn Quốc)… thông qua các fanpage (trang tương tác được tạo từ tài khoản facebook cá nhân hoặc doanh nghiệp) và website (trang web) giả mạo.
"Các fanpage có tên nêu trên không phải trang thông tin điện tử chính thức của Bộ LĐ-TB&XH hoặc đơn vị thuộc Bộ", Trung tâm Lao động ngoài nước khẳng định.
Trước tình trạng trên, Trung tâm Lao động ngoài nước đã báo cáo và đề xuất với lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH gửi văn bản chỉ đạo các Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp thông tin, tuyên truyền để ngăn ngừa việc lan truyền thông tin giả mạo liên quan đến đưa lao động đi nước ngoài làm việc.
Đồng thời, cơ quan này đã gửi công văn đến Bộ Công an, đề nghị chỉ đạo Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05), Cục An ninh Chính trị nội bộ (A03), cùng công an các địa phương phối hợp, hỗ trợ ngăn chặn các trang web giả mạo Bộ LĐ-TB&XH, Trung tâm Lao động ngoài nước liên quan đến các chương trình mà Trung tâm đang thực hiện, nhằm giảm thiệt hại cho người lao động.
Một văn bản giả mạo lừa đảo của các đối tượng (Ảnh: Trung tâm Lao động ngoài nước).
Các thông tin về chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đều được đăng tải công khai, đầy đủ trên website của Trung tâm lao động ngoài nước tại địa chỉ: www.colab.gov.vn.
Trung tâm Lao động ngoài nước thông tin để người lao động biết, phòng tránh các hành vi lừa đảo của các đối tượng xấu.
Trong trường hợp bị các đối tượng mạo danh Bộ LĐ-TB&XH, Trung tâm Lao động ngoài nước lừa đảo, đề nghị người lao động trình báo với cơ quan Công an, đồng thời thông báo cho Trung tâm để phối hợp xác minh, làm rõ.
" alt=""/>Fanpage mạo danh Bộ LĐCó việc lương cao ở TPHCM nhưng ông Châu Ngọc Hải vẫn về vườn ở Đà Lạt, Lâm Đồng trồng cà chua (Ảnh: Tú Linh).
"Sau quãng thời gian xảy ra đại dịch COVID-19, tôi bàn với vợ nghỉ việc, rời TPHCM về lại quê nhà ở Đà Lạt làm vườn. Lúc đó, vợ tôi đang là công chức, có mức lương ổn định nên cũng băn khoăn. Về sau, vợ tôi ủng hộ và đã xin nghỉ việc để cùng tôi về Đà Lạt", ông Hải chia sẻ.
Về lại quê nhà, vợ chồng ông Hải bắt tay vào cải tạo khu vườn 0,2ha có sẵn của gia đình để trồng cây. Trên diện tích này, ông đầu tư hơn 500 triệu đồng xây dựng nhà kính (kết cấu cột thép, lợp nylon), đặt mua nhiều loại máy móc để phục vụ sản xuất cà chua.
Theo ông Hải, thời gian đầu, vì chưa có kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp nên ông nhờ người em trai hỗ trợ. Đồng thời, ông cũng tìm đến các nông trại khác để học hỏi, nâng cao kiến thức sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Yến Thu, vợ ông Hải chăm sóc vườn cà chua của gia đình (Ảnh: Tú Linh).
Bà Nguyễn Thị Yến Thu, vợ ông Hải chia sẻ: "Ban đầu, gia đình trồng cà chua trên đất và sau đó chuyển sang trồng trên giá thể xơ dừa. Việc thay đổi này giúp cây trên vườn ít bị sâu, bệnh hại và cho năng suất cao hơn".
Hiện nay, gia đình ông Hải đầu tư nhiều loại máy móc, trang thiết bị và áp dụng quy trình sản xuất cà chua hiện đại. Toàn bộ cây trên vườn được tưới nước, bón phân thông qua hệ thống tưới tự động.
Được biết, năm 2023, khu vườn 0,2ha cà chua cho gia đình ông Châu Ngọc Hải thu hoạch mỗi tháng khoảng 24 tấn trái. Toàn bộ cà chua cũng được đối tác thu mua với giá 20.000-30.000 đồng/kg.
Việc sản xuất thuận lợi nên đầu năm 2024, ông Hải cùng với người em trai mở rộng khu sản xuất lên 2ha. Trên diện tích này, gia đình chia thành các phân khu để trồng cà chua, ớt chuông, hoa cúc… Với diện tích 2ha này, mỗi tháng gia đình đáp ứng nguồn hàng cho thị trường hàng chục tấn cà chua, ớt chuông.
Hiện nay, mỗi tháng gia đình ông Châu Ngọc Hải cung ứng ra thị trường hàng chục tấn cà chua (Ảnh: Tú Linh).
Với khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, gia đình ông Châu Ngọc Hải tạo công ăn việc làm cho 5 lao động chính thức với mức lương 10 triệu đồng/người/tháng.
Về định hướng phát triển, ông Châu Ngọc Hải cho hay, gia đình tập trung sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng thị trường. Hiện nay, gia đình ông tiếp tục tìm kiếm các đối tác, liên kết với các công ty để xuất khẩu sản phẩm cà chua ra nước ngoài.
Ông Nguyễn Đức Bình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, xác nhận, vườn cà chua công nghệ cao của gia đình ông Châu Ngọc Hải là một trong những mô hình có hiệu quả kinh tế cao.
"Vừa qua, địa phương tổ chức cho nhiều nông dân trong xã đến khu vườn của ông Hải để tham quan, học hỏi. Ông Hải rất nhiệt tình trong việc chia sẻ kinh nghiệm và sẵn sàng hỗ trợ người dân", ông Nguyễn Đức Bình nói.
Đầu năm 2024, ông Châu Ngọc Hải đã cùng 10 hộ dân trong xã thành lập Hợp tác xã Organic Farm để cùng nâng cao hiệu quả sản xuất. Hiện, hợp tác xã canh tác cà chua, ớt chuông và các loại hoa phục vụ thị trường xuất khẩu.
" alt=""/>U50 bỏ việc lương 40 triệu đồng/tháng, lôi kéo vợ về quê trồng cà chuaBộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (Ảnh: Trọng Quỳnh).
"Không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ thấy nhà giáo lo dạy thêm, bươn chải cuộc sống. Chính vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề lương, phụ cấp của giáo viên", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Thứ hai về các chính sách ưu đãi khác phù hợp với từng lĩnh vực, đối tượng, loại hình giáo dục, vị trưởng ngành nêu điển hình về chính sách với giáo dục trong đại học. Ở đây, điều cần quan tâm nhất là việc tự chủ thực sự, tự chủ tài chính, quyền hạn trong công tác cán bộ.
Bởi, tự chủ đại học là khâu đột phá trong giáo dục, cũng là điểm nổi bật mà dự Luật nêu ra.
Cùng với đó, chính sách về nhà ở, nhà công vụ cũng được Bộ trưởng lưu ý, đặc biệt ở khu vực vùng sâu, vùng xa. "Nhà công vụ cần được sử dụng đúng nghĩa. Khi hết thời gian công tác cần trả lại, không thể biến nhà công vụ thành nhà riêng", ông Dung nêu quan điểm.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hiện nay, nước ta đang tập trung củng cố, nâng cao chất lượng trường học, nhưng tình trạng trường học chưa đáp ứng yêu cầu, nhà tạm, nhà dột nát vẫn còn nhiều.
Để giải quyết được thực tế trên, Bộ trưởng nhấn mạnh cần quy định rõ nhà nước có trách nhiệm đầu tư ngân sách xây dựng kiên cố trường học, cùng với đó là huy động hỗ trợ từ xã hội.
Đánh giá chung, Bộ trưởng cho rằng cần xây dựng các nguyên tắc về chính sách ưu đãi thực sự với lĩnh vực giáo dục, nhà giáo dục, nhà quản lý, chứ không phải chính sách "ban ơn" đặc thù riêng.
Bộ trưởng nhắc lại khi dự thảo mới được lấy ý kiến, có những chính sách đặc thù mà bản thân nhà giáo không thích. Vì vậy, cần lựa chọn những chính sách ưu tiên thực chất.
Đánh giá kỹ tác động giảm tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non
Liên quan đến quy định nghỉ hưu sớm trong ngành giáo dục, người đứng đầu ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nhắc lại, Bộ luật Lao động quy định về lĩnh vực, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưu sớm mà không bị trừ tỷ lệ hưởng.
Hiện nay, cả nước đã có 1.840 công việc, lĩnh vực đặc thù được nghỉ hưu sớm, trong đó có một số lĩnh vực, công việc của ngành giáo dục.
Bộ trưởng nêu quan điểm về việc ủng hộ những ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưu sớm mà không bị giảm trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.
Song, vị trưởng ngành phân tích sự khác nhau giữa tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu. Khi hết tuổi nghề ở một số lĩnh vực, công việc đặc thù thì cần có phương án, chính sách chuyển đổi nghề, công việc. Bên cạnh kế hoạch của bản thân họ, nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ.
Toàn cảnh buổi thảo luận tổ (Ảnh: Trọng Quỳnh).
Liên quan đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm 5 năm mà không giảm trừ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ rõ dự Luật còn quy định chung chung và chưa đánh giá hết những tác động liên quan.
Bộ trưởng kiến nghị, trong số 300.000 giáo viên mầm non, người quản lý, phục vụ... cần phân loại cụ thể những người mong muốn nghỉ hưu sớm và đánh giá tác động của đề xuất này.
Bộ trưởng tái khẳng định hoàn toàn ủng hộ những nhóm ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại được nghỉ hưu sớm nhưng cần đánh giá tác động thật kỹ. Việc đánh giá vừa cần thiết với quá trình xây dựng pháp luật vừa phù hợp hơn với thực tiễn.
Về dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh dự Luật được tiếp thu, chỉnh lý với tinh thần cầu thị cao nhất.
Hiện nay, vấn đề việc làm rất đa dạng, linh hoạt, năng động. Bên cạnh đó, một người có nhiều giao kết hợp đồng khác nhau.
Ngoài vấn đề tập trung trước đây, dự Luật hướng đến lượng hóa những vấn đề nguyên tắc.
Trong đó, quy định về bảo hiểm thất nghiệp được quan tâm. Trước đây, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định cứng...
Sửa đổi Luật lần này, Bộ trưởng nhấn mạnh sẽ thực hiện nguyên tắc là "bà đỡ" của thị trường, tăng loại hình hỗ trợ, mức hỗ trợ, tính liên kết, chia sẻ của bảo hiểm thất nghiệp.
" alt=""/>"Lương giáo viên cần đặc biệt quan tâm để nhà giáo không phải lo dạy thêm"