Bà Hà Thị Uyện (Tân Sơn, Phú Thọ), mẹ của Hà Đức Chinh, cho biết, tuổi thơ của cầu thủ này là những năm tháng vất vả, cơ cực.‘Gia đình tôi ở vùng sâu vùng xa, kinh tế chủ yếu trông chờ vào nông nghiệp, làm quần quật quanh năm nhưng không đủ ăn. Lúc tôi sinh con đầu lòng, chồng đang đóng quân tại Hà Giang, tôi một mình vừa chăm con vừa lo kinh tế gia đình’, bà nhớ lại.
Theo bà Uyện, thời đi học, Đức Chinh luôn là cậu bé nghịch ngợm khiến thầy cô phải đau đầu.
‘Có những lần, tôi được giáo viên mời đến trường. Đến nơi, tôi thấy Chinh ngồi ở phòng họp, đang viết bản kiểm điểm. Thấy mẹ và em gái, Chinh òa khóc. Lười học nhưng con đam mê bóng đá vô cùng’, bà kể.
 |
Cầu thủ Hà Đức Chinh. |
Trong cuộc trò chuyện, bà Uyện nhiều lần nói, bà và chồng ít có cơ hội đi xa, va chạm với cuộc sống bên ngoài nên không giúp đỡ được nhiều cho con trong sự nghiệp.
‘Năm 15 tuổi, Chinh có cơ hội vào TP.HCM để được đào tạo bóng đá chuyên nghiệp. Trước quyết định có nên cho con đi hay không, vợ chồng tôi phải thức trắng mấy đêm. Hàng xóm, người thân thì nói không nên để con đi xa sẽ không quản lý được con, một số người lại tư vấn đây là cơ hội của Chinh.
Chúng tôi đang lúng túng thì Chinh gọi điện. Con khẳng định, bố mẹ cứ để con đi, con sẽ làm được. Thế là Chinh vào Sài Gòn theo nghiệp bóng đá chuyên nghiệp’.
Theo nghiệp quần đùi áo số, thời gian cầu thủ này ở nhà rất ít. Hà Đức Chinh luôn bận rộn với luyện tập và thi đấu ở các tỉnh thành trong nước, nước ngoài.
‘Thời gian Chinh đi học và thi đấu, cách đây 3 năm, chồng tôi mắc bệnh và mất. Chồng tôi là người thương con. Khi đau ốm, anh ấy không muốn đi khám vì sợ tốn tiền.
Có được đồng tiền nào, anh cũng để dành, cất đi. Khi Chinh về nhà, anh lại cho Chinh để dùng vào việc đi lại. Nuôi được con gà, con vịt anh cũng đợi lúc Chinh về mới mổ cho con ăn.
 |
Con trai thích ăn gà, mẹ cầu thủ này nuôi rất nhiều gà. |
Lúc bố của Chinh ốm, gia đình có gọi điện cho Chinh đang ở TP.HCM về gấp tuy nhiên Chinh không kịp về để nhìn mặt bố.
Điều đáng tiếc là bố Chinh mất khi hoàn cảnh gia đình còn khó khăn. Sau này, Chinh có những thành công, giải thưởng nhất định, chồng tôi cũng chưa được chứng kiến’.
Bà nói tiếp: ‘Thời gian Chinh ở nhà ít, tôi nhớ con lắm, chỉ biết xem con qua ti vi. Những dịp Tết, con thường được về nhà từ 28 Tết, mùng 3 lại lên đường vì vậy Tết là khoảng thời gian vui nhất của gia đình chúng tôi’.
Bà Uyện cũng nhớ nhất cái Tết năm 2019 khi gia đình bà vừa hoàn thành việc xây nhà. Ngôi nhà 3 tầng rộng rãi, thoáng mát được xây bằng số tiền Đức Chinh tích cóp được khi cùng U23 Việt Nam đoạt Á quân giải U23 châu Á tháng 1/2018.
Trở về sau giải đấu, tuyển thủ quốc gia phụ mẹ gói bánh chưng, sắm hoa đào, quất, dọn nhà mới đón Tết.
Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết, cả gia đình Đức Chinh lại cùng nhau gói bánh, sắm đào và trang trí nhà cửa.
‘Những năm gần đây, Chinh đã trưởng thành. Tôi bảo con: ‘Tết này, hai anh em tự sắp xếp và chuẩn bị đón Tết, mẹ không cần phải làm nữa’.
 |
Biệt thự 3 tầng của gia đình Hà Đức Chinh. |
Bà Uyện cũng chia sẻ, Chinh hay nghịch ngợm, hài hước nhưng cũng là một người chăm chỉ, có trách nhiệm với gia đình. Về đến nhà là anh lại lao vào giúp mẹ công việc nhà, chăm đàn lợn, gà.
Con trai thích ăn thịt gà nên bà Uyện nuôi rất nhiều gà để Tết mổ cho con ăn. Bà cũng nuôi lợn phục vụ những dịp có khách đến chơi.
‘Kỷ niệm tôi nhớ là có lần Chinh chưa về đến nhà nhưng bạn Chinh đã đến chơi, đợi con về để uống bia. Đêm đó, cả nhóm liên hoan đến tận khuya.
Sáng dậy, tôi mới nói chuyện với con: ‘Vui thế nào thì vui nhưng phải biết dừng sớm để cho hàng xóm, láng giềng còn nghỉ ngơi’.
Chinh nói: ‘Con biết rồi nhưng con vui quá'. Lúc đó, tôi mới thấy thương con vì con thường xuyên đi xa, thèm phút giây được về nhà, được gặp gỡ người thân, bạn bè.

Căn phòng quý nhất trong nhà Tiến Linh, Quang Hải, Đức Chinh
Trong căn phòng khách rộng hơn 10m2, bố Tiến Linh trưng bày những thành tích mà con trai nhận được từ sự nghiệp cầu thủ.
" alt=""/>Hà Đức Chinh và cái Tết đặc biệt cùng gia đình
Zing.vn trích dịch bài đăng trên Vice, Asia One & PRI về câu chuyện của những người đàn ông lựa chọn ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái tại Hàn Quốc.Khác với đa số đàn ông Hàn Quốc, Wonhoe Bae quyết định ở nhà làm nội trợ, dành toàn thời gian để chăm sóc hai cậu con trai nhỏ mới lần lượt 2 và 3 tuổi.
Bae đứng trong bếp chuẩn bị đồ ăn cho lũ trẻ, tay thoăn thoắt cắt xoài thành nhiều miếng nhỏ.
Vợ anh, Joo Hyun, thừa nhận những gì chồng mình trải qua không phải là điều dễ dàng đối với một người đàn ông ở xứ củ sâm.
“Trong xã hội Hàn Quốc, đàn ông bước vào bếp bị coi là kẻ bỏ đi. Tuy nhiên, chồng tôi không chỉ nấu ăn, anh ấy còn làm toàn bộ việc nhà, trông chừng bọn trẻ cả ngày và lên kế hoạch cho các bữa ăn tiếp theo”, Joo Hyun cho hay.
  |
Tư tưởng nam giới thống trị khiến đàn ông chọn ở nhà làm nội trợ, chăm con bị khinh thường tại Hàn Quốc. Ảnh: Asia One. |
Trước khi hai người kết hôn, Joo Hyun dự định ở nhà chăm sóc con cái. Nhưng những khó khăn khi phải trông nom cho hai cậu con trai hiếu động đã khiến cô có dấu hiệu trầm cảm, buộc hai vợ chồng phải thay đổi công việc của mình.
Kể từ đó, Bae rời bỏ vị trí tại một công ty công nghệ sinh học lớn để lui về nhà chăm con còn vợ anh quay trở lại nghề giáo viên.
Bae thừa nhận cảm giác lo lắng khi mất đi nguồn thu nhập đáng kể. “Tuy nhiên, là một người cha, điều này đáng để đánh đổi”, người chồng khẳng định.
Mặt khác, hai người phải giữ kín chuyện vợ đi làm, chồng ở nhà vì tại Hàn Quốc, đàn ông nội trợ bị coi là kém cỏi, thiếu bản lĩnh và “núp bóng” vợ.
Tư tưởng nam giới thống trị đã in sâu vào ý thức người dân Hàn Quốc qua nhiều thế kỷ. Công thức về gia đình cũng rập khuôn sẵn với hình ảnh người vợ đảm đương nội trợ và người chồng nắm vai trò quyết định mọi việc trong nhà.
Đầu năm nay, công ty nghiên cứu thị trường Ipsos công bố nghiên cứu về thái độ của công chúng đối với vấn đề bình đẳng giới dựa trên dữ liệu được thu thập từ 27 quốc gia.
Một trong những câu hỏi thuộc khảo sát: Liệu một người đàn ông ở nhà toàn thời gian để chăm sóc con cái có bị coi là thất bại? Kết quả, Hàn Quốc đứng đầu danh sách với tỷ lệ 76%.
 |
Hàn Quốc đứng đầu trong danh sách khảo sát "Đàn ông nội trợ đồng nghĩa với kẻ thất bại" của công ty nghiên cứu thị trường quốc tế Ipos. Ảnh: Statista. |
Bất chấp nền kinh tế đứng thứ 12 thế giới, Hàn Quốc là quốc gia có chênh lệch mức lương giữa hai giới lớn nhất trong các nước phát triển, và đứng thứ 118 trong bảng xếp hạng 144 nước về bình đẳng giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), thấp nhất trong nhóm G-20, theo AP.
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực hỗ trợ chế độ thai sản cho người chồng, như một phần trong nỗ lực thúc đẩy tỷ lệ sinh đang ở mức thấp tại quốc gia này.
Các công ty từ chối cho phép lao động nam nghỉ làm, chăm con mới sinh có thể đối mặt với án phạt lên tới 5 triệu won. Năm 2015, hơn 3.000 người cha tại xứ kim chi đã xin nghỉ phép để ở nhà chăm sóc con cái, tăng gần 50% so với năm trước đó.
Tuy nhiên, nỗ lực này ở vẫn ở mức ít ỏi. Phần lớn nam giới xin nghỉ chăm con đều đến từ các công ty lớn. Điều này đồng nghĩa với việc các nam nhân viên tại những cơ sở, doanh nghiệp nhỏ hơn vẫn không nhận được sự hỗ trợ thai sản cho chồng đúng mức.

Sự thay đổi của MC người Nga sau một năm rời VTV
Hiện tại, nam MC Daniel Shulyndin quay lại Việt Nam sống và rẽ ngang sang kinh doanh.
" alt=""/>Đàn ông Hàn Quốc ở nhà nội trợ, chăm con bị coi là 'kẻ bỏ đi'