Bộ trưởng Kim Sơn cho biết, năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Trường ĐH Duy Tân - một trong 5 trường ĐH ngoài công lập đầu tiên của cả nước.
Trường ĐH Duy Tân đã có nhiều đóng góp vào công tác đào tạo nhân lực cho Đà Nẵng, khu vực miền Trung- Tây Nguyên và cả nước.
Nhà trường có 5 cơ sở đào tạo với diện tích hơn 85.000m2, hơn 250 phòng thực hành, thí nghiệm, hệ thống phòng mô phỏng y khoa, hệ thống thư viện, trung tâm dữ liệu. Nhà trường đã xây dựng đội ngũ nhân lực với hơn 1.100 giảng viên. Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, có chức danh PGS, GS đạt trên 30%.
Trường ĐH Duy Tân cũng cung cấp hơn 87.000 nhân lực có trình độ ĐH, với tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp đạt trên 90%.
“Tôi mong rằng, sự thay đổi này không phải là thay đổi một cái tên mà sự thay đổi này hướng tới chiều sâu, hướng tới giải phóng sức sáng tạo, hướng quản trị hiện đại, thông minh. Mong ĐH sẽ được vận hành với bộ máy quản trị ĐH khoa học hơn, tiên tiến hơn, quy mô lớn hơn, sứ mệnh cao hơn, tầm nhìn xa, rộng hơn, hướng tới sự phát triển bền vững” – Bộ trưởng bày tỏ.
Bộ trưởng lưu ý, nhân lần thay đổi mô hình tổ chức lần này, nhà trường cần rà soát về triết lý và chiến lược phát triển, sứ mệnh, tầm nhìn; rà soát lại cách thức quản trị ĐH, phương pháp dạy và học, nghiên cứu khoa học và công bố khoa học, thu hút và phát triển nhân lực thời gian qua… Cái gì hay và hợp lý thì tiếp tục phát huy, cái gì chưa hợp lý, không đem lại uy tín và giá trị thì cần thay đổi.
30 năm qua, nhà trường đã cung cấp 87.116 tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư và cử nhân - nguồn nhân lực chất lượng cao. ĐH Duy Tân cũng được Chính phủ Singapore cộng 20 điểm (mức điểm ưu tiên cao nhất) cho sinh viên tốt nghiệp ĐH Duy Tân khi xin Visa vào làm việc tại Singapore. Trường luôn duy trì vị trí cao trong các bảng xếp hạng quốc tế với vị trí Top 500 ĐH tốt nhất thế giới năm 2025 theo QS Rankings và Top 600+ năm 2025 theo THE Rankings và vị trí 127 Châu Á năm 2025 (số 1 trong trong số 17 cơ sở giáo dục Việt Nam được xếp hạng). |
Kỳ Duyên thuyết trình ở Miss Universe Vietnam 2024:
Là một người sống trong thời đại số, tôi nhận thấy có nhiều cách để tiếp nhận kiến thức ngoài việc đọc sách truyền thống. Tôi thường xuyên sử dụng podcast, sách nói, tham gia workshop, xem video hay trải nghiệm thực tế để học hỏi. Tôi hiểu và đồng cảm với Kỳ Duyên khi cô chia sẻ rằng mình thích trau dồi kiến thức thông qua hình ảnh và âm thanh - đây là một cách tiếp cận mà tôi thấy hoàn toàn hợp lệ và phù hợp với xu hướng học tập hiện đại.
Tôi tin rằng đọc sách là hoạt động tốt, nhưng qua trải nghiệm cá nhân, tôi nhận ra rằng quan trọng hơn là việc bạn làm gì với kiến thức thu được. Tôi đã từng gặp những người yêu văn hoá đọc và có kiến thức sâu rộng nói chuyện rất cuốn hút nhưng thi thoảng cũng đối diện những ''mọt sách'' có tính khoe khoang. Bản thân tôi không nghĩ đó là cách sử dụng kiến thức đúng đắn. Đối với tôi, mục đích của việc đọc sách nên là mở rộng tầm hiểu biết, trở nên lịch thiệp hơn và đối xử tử tế với mọi người xung quanh.
Tôi đã gặp không ít người thành công mà không nhất thiết phải đọc nhiều sách. Họ học hỏi từ trải nghiệm cuộc sống, từ cách cư xử, làm ăn và giao tiếp với người khác. Tôi tin rằng những bài học này, dù không được viết ra, vẫn có giá trị to lớn trong việc hình thành nhân cách và kỹ năng sống.
Thay vì chỉ trích hoa hậu Kỳ Duyên, tôi cho rằng cộng đồng nên nhìn nhận sự việc này như một cơ hội để thảo luận về cách tiếp cận kiến thức trong thời đại mới. Tôi vẫn ủng hộ việc đọc sách, nhưng không nghĩ đó là con đường duy nhất để trở thành người có ích cho xã hội.
Theo quan điểm cá nhân, điều quan trọng nhất là chúng ta luôn giữ tinh thần cầu thị, sẵn sàng học hỏi từ mọi nguồn và áp dụng kiến thức đó để trở thành phiên bản tốt hơn.
Tôi mong muốn chúng ta cùng nhau xây dựng một xã hội cởi mở, nơi mọi người được tôn trọng vì con người thật của họ, không phải vì số lượng sách đã đọc. Và tôi tin rằng, trong tương lai, Kỳ Duyên có thể sẽ trở thành một người yêu sách, thậm chí là tác giả của những cuốn sách truyền cảm hứng. Hành trình của mỗi người đều khác nhau và đối với tôi, chính điều đó làm nên vẻ đẹp đa dạng của cuộc sống.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
Minh Phi
Ảnh: MUVN
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Ban tổ chức sự kiện cho biết, hoạt động thường niên này nhằm thể hiện "sự kết nối, niềm tự hào và sự công nhận" dành cho những người sinh ra đã sở hữu màu tóc độc đáo.
Một điều thú vị là, lễ hội dành cho những người tóc đỏ lại do Bart Rouwenhorst, một người tóc vàng bẩm sinh, khởi xướng vào năm 2005.
Người họa sĩ nghiệp dư nhận thấy mình bị thu hút bởi tình thẩm mỹ của những mái tóc đỏ, nên đã quảng cáo tìm 15 người sở hữu mái tóc này để làm mẫu vẽ. Quảng cáo của ông Rouwenhorst đã thu hút tới 150 người xin ứng tuyển.
Tất cả họ đều được chụp ảnh để sàng lọc. Khi nhiều người trong số những ứng viên không được chọn bày tỏ sự thất vọng, ông Rouwenhorst đã quyết định tổ chức một sự kiện thường niên về việc này.
Năm 2013, những người tham gia lễ hội Redhead Days đã tạo lập kỷ lục thế giới. Sách kỷ lục Guinness thế giới ghi nhận, đó là sự kiện quy tụ nhiều người sở hữu mái tóc đỏ tự nhiên nhất (1.672 người) ở cùng một địa điểm từ trước tới nay.
Dưới đây là những hình ảnh đặc sắc về lễ hội Redhead Days năm 2023 do các phóng viên Reuters chụp: