Trước đó, ngày 11/8, nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai cài đặt ứng dụng Bluezone, Bộ TT&TT đã có văn bản đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo triển khai cài đặt ứng dụng Bluezone với toàn thể đoàn viên, hội viên; đồng thời chỉ đạo các Công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố ra quân cùng triển khai chiến dịch tuyên truyền cài đặt Bluezone trong ngành và tại địa phương.
Để hỗ trợ nhân lực cho các địa phương, Bộ TT&TT đã giao Cục Viễn thông chỉ đạo các nhà mạng cử nhân sự phối hợp với các Sở TT&TT tỉnh, thành phố tăng cường thúc đẩy việc cài đặt ứng dụng Bluezone tới từng xã, phường.
Đặc biệt, thời gian gần đây, ứng dụng Bluezone đã bước đầu phát huy tác dụng trong việc hỗ trợ phát hiện, truy vết những người nghi nhiễm Covid-19. Cụ thể, ngày 13/8, trên tập 17 ca nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 có cài ứng dụng Bluezone, Đà Nẵng và Hà Nội đã truy vết được 82 trường hợp F1 và F2 nằm ngoài danh sách truy vết theo cách truyền thống là điều tra lịch trình người bệnh. Tiếp đó, ngày 16/8, Sở TT&TT Hải Dương cho biết đã xác định được 261 trường hợp F2 nhờ 74 trường hợp F1 cung cấp dữ liệu tiếp xúc của họ trên Bluezone.
Trong chia sẻ tại buổi giao lưu trực tuyến trên VietNamNet ngày 13/8, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) Đỗ Công Anh cho biết, nếu người nhiễm Covid-19 đã cài Bluezone từ trước thì việc truy vết, xác định và khoanh vùng những người tiếp xúc gần sẽ được thực hiện rất nhanh.
“Nếu có người bị nhiễm Covid-19, cơ quan y tế sẽ nhanh chóng thông báo tới những người mà đã từng tiếp xúc gần để cảnh báo và hỗ trợ (đôi khi bạn không thể nhớ hết hoặc biết những người bạn đã từng gặp). Ứng dụng Bluezone sẽ hỗ trợ đẩy nhanh quy trình điều tra dịch tễ, khoang vùng, cách ly từ đó nhanh chóng hạn chế sự lây lan của dịch bệnh”, ông Công Anh cho hay.
Ứng dụng Bluezone được Bộ TT&TT và Bộ Y tế cho ra mắt ngày 18/4/2020. Là ứng dụng sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp, Bluezone cảnh báo nếu người dùng đã tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19, giúp giảm thiểu các nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng. Khi người dùng cài đặt Bluezone, nếu có một ca nhiễm bệnh, người dùng chỉ cần vào ứng dụng là có thể biết ngay là mình đã từng tiếp xúc với người này hay chưa. Càng nhiều người cài đặt Bluezone thì hiệu quả càng cao.Thành phố cho biết đã ghi nhận nhiều phản hồi của người dân về mối quan ngại dữ liệu cá nhân của họ có thể bị rò rỉ cho chính phủ Trung Quốc. "Khi dư luận lắng xuống và vấn đề được giải quyết, chúng tôi sẽ mở lại tài khoản. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi phản ứng của chính phủ và các thành phố khác", giới chức Kobe nói.
Vào tháng Năm, thành phố đã ký một thỏa thuận hợp tác để quảng bá Kobe với ByteDance, chủ sở hữu Trung Quốc của TikTok. Mục đích là để tạo điều kiện giải trí cho trẻ em ở nhà, trong bối cảnh giãn cách xã hội vì đại dịch.
Tài khoản đã đăng 31 video về các chủ đề như động vật tại Sở thú Oji của Kobe, nhưng chưa có video nào được công khai. Tài khoản TikTok của thành phố hiện có khoảng 545 người theo dõi.
Tại Nhật Bản, việc sử dụng TikTok chủ yếu tập trung ở những người trẻ tuổi và lượng người dùng cũng đang tăng lên nhanh chóng trong 2 năm trở lại đây.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Trump đã đồng ý cho ByteDance 45 ngày để đàm phán về việc bán hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ cho Microsoft.
Theo thỏa thuận được đề xuất, Microsoft sẽ mua lại TikTok tại Mỹ, Canada, Úc và New Zealand. Microsoft cam kết sẽ đảm bảo rằng chuyển dữ liệu riêng tư của người dùng và lưu trữ tại Mỹ.
Điệp Lưu (Theo Nikkei Asian)
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với phóng viên ông sẽ cấm ứng dụng TikTok tại Mỹ sớm nhất trong hôm nay (1/8).
" alt=""/>Kobe, Nhật Bản vô hiệu hóa tài khoản TikTok vì lo ngại bảo mật