Cụ thể, hiệp hội kiến nghị Bộ GD-ĐT trước mắt giữ nguyên hệ thống cơ sở sư phạm như hiện nay. Thực hiện phân tầng hệ thống này thành các trường đại học sư phạm/ đại học giáo dục trọng điểm, các trường/khoa đại học sư phạm địa phương, các trường /khoa cao đẳng sư phạm địa phương. Cùng với đó, sẽ thực hiện đào tạo và bồi dưỡng giáo viên chủ yếu theo địa chỉ (không theo cơ chế thị trường).
Ngoài ra, sinh viên sư phạm phải được ưu tiên vay tín dụng nhà nước và được xóa nợ tín dụng nếu chấp nhận làm việc trong ngành sư phạm.
![]() |
Bộ GD-ĐT quy định các chuẩn của chương trình đào tạo giáo viên (nội dung cứng) để tạo cơ chế liên thông, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống.
Việc nâng chuẩn trình độ của giáo viên phải gắn liền với quy hoạch nâng cấp đào tạo của các cơ sở sư phạm.
Hiệp hội kiến nghị về lâu dài, các cơ sở sư phạm nên từng bước chuyển thành trường giáo dục trong các đại học đa lĩnh vực hoặc khoa sư phạm trong các trường đại học địa phương/cao đẳng cộng đồng để có sự ổn định trong hoạt động và huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn cơ sở giáo dục đại học trong đào tạo giáo viên khi xuất hiện nhu cầu lớn.
Hiệp hội cũng cho rằng UBND các tỉnh thành quản lý trực tiếp và giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở cho các trường/khoa sư phạm địa phương.
Các trường/khoa sư phạm địa phương tập trung đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cho các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trong địa phương.
Các cơ sở sư phạm không tranh giành nguồn tuyển hoặc đào tạo chồng chéo.
Ngoài ra, hiệp hội kiến nghị Thủ tướng có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc sắp xếp, quy hoạch các trường cao đẳng sư phạm địa phương trong khi thực hiện các Nghị quyết 39-NQ/TW (khóa XI) và Nghị quyết 18-NQ/TW (khóa XII);
Có văn bản chỉ đạo các Sở GD-ĐT giao nhiệm vụ cho các trường cao đẳng sư phạm tham gia bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tham gia bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ;
Chỉ đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ (VTEP, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Đại học,...) chọn cử giảng viên các trường cao đẳng sư phạm địa phương tham gia tập huấn bồi dưỡng đội ngũ cốt cán.
Nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh vì không có người học
Năm 2018 lần đầu tiên, Bộ GD-ĐT đã quy định điểm sàn cho các trường sư phạm. Theo đó mức thấp nhất để xét tuyển vào ĐH Sư phạm là 17; Cao đẳng sư phạm là 15; Trung cấp sư phạm là 13.
Cũng trong năm 2018, một số trường CĐSP địa phương đã nâng điểm chuẩn lên (từ 20 điểm), nhưng thực chất là để đánh trượt thí sinh vì cả ngành chỉ có 1 hoặc 2 thí sinh đăng ký. Đây là điều chưa có tiền lệ đã xảy ra trong tuyển sinh sư phạm.
Trong những năm gần đây, trước tình hình tuyển sinh khó khăn, vấn đề sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống các trường CĐSP địa phương đã được đặt ra. Đến tháng 8/2019, trường CĐSP Lào Cai đã sáp nhập thành phân hiệu của Trường ĐH Thái Nguyên đóng tại tỉnh này.
Lê Huyền
Trong danh sách thí sinh được nâng điểm tại Hoà Bình, bất ngờ có tên của thủ khoa ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2018.
" alt=""/>Kiến nghị khẩn cấp lên Thủ tướng về 'số phận' các trường sư phạm địa phươngSau khi kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Các chủ quán không xuất trình được hóa đơn, chứng từ khi nhập hàng, bên cạnh đó có một số hàng hóa đã hết hạn sử dụng. Đoàn đã tiến hành lập biên bản thu giữ và tiêu hủy.
Điều đặc biệt, toàn bộ số hàng hóa vi phạm được lực lượng chức năng phối hợp với Trường Tiểu học Diễn Lâm 1 và THCS Diễn Lâm tiêu hủy, nhằm tuyên truyền cho các em học sinh, phụ huynh tránh xa các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Một người dân xã Diễn Lâm cho biết, có rất nhiều phụ huynh bận công việc nên thường đưa tiền cho con đến trường để mua đồ ăn mà không hề có sự kiểm soát, rất mất an toàn vệ sinh.
Việc kiểm tra thường xuyên của chính quyền giúp đảm bảo an toàn cho trẻ nên người dân rất ủng hộ.
Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Lâm Nguyễn Văn Sơn cho biết: "Ngày đầu ra quân kiểm tra, chúng tôi đã phát hiện 8 chủ cửa hàng, người bán rong vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc như bánh, kẹo, đồ chơi… đã được thu giữ, tiến hành tiêu hủy. Người bán hàng cũng đã nhận thức được vi phạm, đồng thời ký cam kết sẽ không nhập các loại hàng hóa không đảm bảo".
Ông Sơn nói thêm: “Không những kiểm tra các chủ cửa hàng tạp hóa gần trường học, đoàn sẽ kiểm tra các quán ở thôn xóm. Trước tiên sẽ tuyên truyền, nhắc nhở, nếu cá nhân vi phạm nhiều lần sẽ bị xử lý theo quy định”.
Ông Cao Minh Khang - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Diễn Lâm 1, chia sẻ đây là lần đầu tiên chính quyền địa phương tổ chức tiêu hủy các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ trước sự chứng kiến của các em học sinh. Tại các buổi chào cờ đầu tuần, nhà trường cũng thường xuyên nhắc nhở các em và phụ huynhcần nâng cao ý thức về an toàn thực phẩm.
“Hàng năm, phòng GD-ĐT thường xuyên có các văn bản chỉ đạo các trường học xây dựng kế hoạch để tuyên truyền học sinh không được mua các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc… để đảm bảo an toàn vệ sinh”, ông Mai Ngọc Long - Trưởng phòng GD-ĐT Diễn Châu, nói.
Theo Tạp chí An toàn thông tin, tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã đánh giá về tình hình an toàn, an ninh mạng; đồng thời cho ý kiến về chương trình công tác năm 2020 và năm 2021 của Ban Chỉ đạo, cũng như phương hướng giai đoạn 5 năm tiếp theo. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo còn cho ý kiến về một số vấn đề trọng tâm khác.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ Công an với vai trò là Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn, an ninh mạng.
Thủ tướng cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thành lập Tiểu ban An toàn, An ninh mạng tại địa phương; đồng thời chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách cần làm ngay để giải quyết các yêu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay.
H.A.H
Theo đại diện VNISA, các tham luận của doanh nghiệp Việt Nam tại hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020 nhằm truyền đi thông điệp: Sản phẩm, dịch vụ Make in Vietnam sẵn sàng bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho chuyển đổi số quốc gia.
" alt=""/>Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia họp phiên đầu tiên