Trong khi hầu hết thị phần máy tính để bàn đang thuộc “sở hữu” của các nhà lắp ráp máy tính trong nước thì tới 90% thị phần máy tính xách tay lại thuộc về các nhãn hiệu nước ngoài.
Đa dạng chiêu thức cạnh tranh
Đầu năm 2007, sự ra đời của Công ty cổ phần Liên Việt Thành đánh dấu một mốc mới trong cuộc cạnh tranh ác liệt giữa các công ty lắp ráp và phân phối máy tính xách tay trong và ngoài nước.
Theo ông Phạm Thiện Nghệ, Tổng giám đốc Công ty thương mại công nghệ Khai Trí, một thành viên của Liên Việt Thành, công ty cổ phần này ra đời bởi nhiều lý do. Thứ nhất, đây là một mô hình “đoàn kết” của các doanh nghiệp trong nước nhằm đấu với doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, việc ra đời một công ty cổ phần đồng nghĩa với việc huy động sẽ nhanh hơn và nhiều hơn. Điều này giúp cho công ty có thể mua sỉ các đơn hàng lớn từ nước ngoài và giảm giá để phục vụ khách hàng mà vẫn đảm bảo chất lượng cao cho sản phẩm. Cuối cùng, chính mạng lưới rộng khắp của các công ty thành viên của Liên Hiệp Thành sẽ đảm bảo một “đầu ra” rất hợp lý cho thương hiệu máy tính xách tay V-Open.
Laptop sẽ thống lĩnh thị trường vào năm 2011. Số lượng máy tính được bán ra thị trường trên toàn thế giới chỉ tăng 7,3% trong quí 4/2006, thấp hơn mức tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm 2005. Xuất khẩu desktop (máy tính để bàn) trong năm 2006 chỉ tăng 2%, đạt doanh thu 138,3 triệu USD. Trong khi đó doanh thu của các loại máy di động (không bao gồm các thiết bị cẩm tay) tăng 26,3 %, đạt 82,4 triệu USD. Ở Mỹ, giá trị bán lẻ MTXT đã "qua mặt" desktop từ năm 2005. Nguồn: IDC |
Một công ty khác có trụ sở ngoài Hà Nội-công ty CMS hiện đang chiếm thị phần lớn trên thị trường máy tính xách tay thương hiệu Việt Nam lại hướng tới một phương thức cạnh tranh khác. Theo ông Nguyễn Minh Huyên, Giám đốc Thương hiệu của CMS, “công ty này không hướng tới sản phẩm giá rẻ và luôn định vị các sản phẩm của mình ở mức giá cao nhất trong số các sản phẩm nội địa”. Công ty đang nhắm tới việc gia tăng giá trị thương hiệu và uy tín để phục vụ khách hàng một cách tốt hơn.
Vốn là một trong những công ty tiên phong trong việc lắp ráp máy tính thương hiệu Việt Nam, CMS đến nay đã có hơn 200 đại lý bán máy tính trên cả nước. Ngược lại với các công ty máy tính xách tay thương hiệu Việt Nam, các nhãn hiệu tên tuổi nước ngoài như HP, Acer, Lenovo, Dell đang nhắm tới mục tiêu trước mắt là mở rộng và củng cố thị trường bằng phát triển hệ thống phân phối.
Ông Trần Hải Linh, Giám đốc phụ trách thị trường Việt Nam của Lenovo Singapore cho biết, mục tiêu của công ty này trong năm 2007 là xây dựng hệ thống riêng của Lenovo tại các cửa hàng và đưa thương hiệu Lenovo tới gần các khách hàng của Việt Nam hơn. Bên cạnh đó, Lenovo Việt Nam cũng tập trung phát triển các nhà phân phối và hỗ trợ trực tiếp cho các cửa hàng bán sản phẩm của của công ty.
" alt=""/>Cuộc đối đầu nộiLên như diều gặp gió
Theo số liệu hải quan, nhập khẩu MTXT nguyên chiếc trong tháng 9 vừa qua đã bằng số lượng MTXT nguyên chiếc nhập khẩu của cả năm 2006, đạt 120 nghìn chiếc. Dự kiến cả năm 2007, Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 200 nghìn MTXT nguyên chiếc, gần gấp đôi so với năm ngoái. Số lượng MTXT có thể còn lớn hơn thế, vì số liệu hải quan chưa tính đến các linh kiện MTXT do các công ty lắp ráp trong nước như CMS, V-Open nhập về lắp ráp bán tại thị trường trong nước.
Hãng máy tính Đài Loan Acer tiếp tục thể hiện vị trí độc tôn về thị phần MTXT tại thị trường Việt Nam. Ông Trần Đức Trung, giám đốc sản phẩm MTXT của Acer Việt Nam cho biết Acer chiếm khoảng 50% thị phần MTXT trong nửa đầu năm nay với mức tăng trưởng khoảng 300% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, phân khúc bán chạy nhất là các máy tính dưới 1000 USD, chiếm khoảng 70-80% số lượng máy tính bán ra của Acer.
HP, thương hiệu chiếm vị trí thứ hai về thị phần MTXT năm ngoái, hiện từ chối tiết lộ thông tin tình hình tiêu thụ MTXT ở thị trường Việt Nam với lý do đang trong giai đoạn tổng kết năm tài chính. Tuy nhiên, đại diện của HP phụ trách mảng MTXT tại Việt Nam khẳng định “HP vẫn tiếp tục duy trì vị trí thứ hai trong thị trường MTXT Việt Nam trong năm nay”.
FPT, nhà phân phối sản phẩm MTXT của Toshiba và NEC tại Việt Nam thông báo, MTXT Toshiba và NEC năm nay cũng tiêu thụ rất tốt, tăng khoảng 50% so với năm 2006. Trích dẫn thống kê của IDC, bà Tạ Băng Thanh, đại diện FPT nói, Toshiba năm nay đã vươn lên chiếm vị trí thứ 3 sau Acer và HP với hơn 10% thị phần MTXT ở Việt Nam. Khác với Acer, cả Toshiba và NEC chủ yếu tập vào các sản phẩm trung và cao cấp.
Với chiến lược giá rẻ nhắm vào đối tượng bình dân đặc biệt là sinh viên, CMS đã bước đầu gặt hái thành công đáng kể trong mảng sản phẩm MTXT. Ông Nguyễn Phước Hải, tổng giám đốc CMS cho biết tiêu thụ MTXT của CMS năm nay dự kiến đạt 10 ngàn chiếc, tăng gấp 4 lần so với năm ngoái. Với mức tăng trưởng này, CMS dự tính sẽ chiếm khoảng 4-5% thị phần MTXT năm nay. “MTXT mới giá rẻ với mức gần bằng máy tính cũ là nguyên nhân làm tăng tiêu thụ sản phẩm này”, ông Hải nói. “Ban đầu chúng tôi chỉ dự kiến bán vài trăm sản phẩm cho các sinh viên nhân dịp năm mới, nhưng giờ thì dòng sản phẩm này là nhân tố thực sự làm tăng doanh số và doanh thu của CMS”.
Các MTXT của CMS có mức giá từ 500-875 USD, thấp hơn khoảng 40% so với máy tính thương hiệu ngoại cùng cấu hình. Ngoài dòng máy tính giá rẻ, CMS cũng đang nhắm đến đối tượng khách hàng cao cấp với màn hình LCD cỡ nhỏ. Ông Hải cho biết mặc dù mới cho ra thị trường chưa đầy một tháng nhưng mẫu MTXT màn hình LCD 12 inch thời trang của CMS đã bán được gần 100 chiếc. Công ty này có kế hoạch sẽ tung ra các mẫu MTXT màn hình LCD nhỏ hơn, 9-11 inch trong thời gian tới.
" alt=""/>Bùng nổ tiêu thụ máy tính xách tayĐược coi là bản nâng cấp của model C720W, Dopod C730 (tên gọi khác là HTC Cavalier) là thiết bị đầu tiên hỗ trợ hoàn toàn hệ điều hành Windows Mobile 6.0, kết nối 3 G và HSPDA (3,5 G).
Dày 13,5 mm và nặng 120 gram, Dopod C730 đem lại cảm giác “vừa tay” hơn so với C720W (dày 12,7 mm và nặng 130 gram). Hai bên sườn và sau thân máy được làm bằng nhựa cứng màu nâu. Bao quanh màn hình và các phím bấm là vỏ kim loại sẫm màu.
Điện thoại được trang bị màn hình rộng 2,4 inch, độ phân giải QVGA (320 x 240 pixel). Ngay bên dưới màn hình là các phím điều khiển khá nhạy. C730 sử dụng bàn phím Qwerty đầy đủ, tuy nhiên, do các phím bấm khá nhỏ lại sát nhau nên người dùng sẽ cảm thấy hơi bất tiện khi soạn thảo một tin nhắn hay văn bản.
Bên trái thân máy là các nút Power và Voice Command cùng với khe cắm thẻ nhớ MicroSD. Cụm phím cuộn Joggr và phím tắt cho camera nằm ở bên phải thân máy. Thiết kế của Joggr gồm 3 phần: Phần chính ở giữa cho phép cuộn lên và xuống để lựa chọn các mục. Nếu tắt tính năng cuộn này, Joggr sẽ trở thành dải điều chỉnh âm lượng. Hai phần còn lại ở hai đầu là các chức năng Back và Messaging.
Điểm đáng tiếc của Joggr là nó chỉ hữu ích cho những người thuận tay phải. Những người thuận tay trái sẽ cần phải có thời gian làm quen.
![]() |
Máy chỉ dày 13,5 mm. Ảnh: Cnet. |
Tính năng
Dopod C730 sử dụng hệ điều hành Windows Mobile 6 Standard Edition (WM6). Chúng hỗ trợ việc xem và chỉnh sửa trực tiếp các file Word hay Excel trên thiết bị mà không cần cài đặt thêm phần mềm hỗ trợ. Tuy nhiên, WM6 vẫn chưa cho phép người dùng tự tạo các file văn bản mới, ít nhất là với bản standard.
Thông số kỹ thuật |
- Kích thước 112,5 x 62,5 x 13,5 mm - Trọng lượng 120 gram - Hệ điều hành Windows Mobile 6.0 Standard Edition - Kết nối 3G, HSDPA, Bluetooth, A2DP, USB, WLAN, 802.11b/g - Bộ vi xử lý Samsung Processor 400 MHz - Băng tần GSM 850/900/1800/1900 - Khe cắm thẻ TransFlash/microSD - Bộ nhớ trong ROM 128 MB , RAM 64 MB - Máy ảnh 2 Megapixel, 1.280 x 1.024 pixel, quay video - Màn hình TFT 65.000 màu, 320 x 240 pixel, 2,4 inch - Bàn phím Qwerty - Pin Li-Po 1050mAh |