Các thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển vào các nhóm ngành/ngành của trường ĐH Bách khoa và của các trường/khoa thành viên khác thuộc của ĐH Quốc gia TP.HCM với tổng số nguyện vọng tối đa là 3 và các nguyện vọng phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Theo thông báo của trường, đã có 1.751 thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển diện này. Kết quả, có 1.056 em trúng tuyển. Có 8 ngành có điểm xét tuyển trung bình môn từ 9 điểm trở lên.
![]() |
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Ảnh: Thanh Tùng |
Trường THPT Gia Định, Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong... là những trường có nhiều thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa theo diện ưu tiên xét tuyển.
Trước đó, trường đã xét tuyển thẳng 113 thí sinh.
Trường còn dành chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT (chiếm khoảng 30% ~ 60% tổng chỉ tiêu) và theo kết quả kỳ đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM (chiếm khoảng 30% ~ 70% tổng chỉ tiêu).
Thí sinh có thể tra cứu kết quả trúng tuyển, mã số nhập học (tất cả các diện xét tuyển) tại Cổng tuyển sinh của trường (tuyensinh.hcmut.edu.vn).
Ngoài kết quả của thí sinh diện ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng đã công bố, trường dự kiến sẽ có danh sách trúng tuyển đối với thí sinh diện xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực trước 17h ngày 9/9 và diện xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT trước 17h ngày 27/9.
Trường lưu ý thí sinh, kết quả tuyển sinh chỉ được đăng tải trên Cổng tuyển sinh của trường, không gửi qua bưu điện. Mỗi thí sinh trúng tuyển sẽ có mã số nhập học riêng.
Ngân Anh
Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố mức điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển cho phương thức kết hợp và phương thức dựa trên kết quả thi THPT năm 2020.
" alt=""/>Hơn 1.000 thí sinh vừa trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCMÍt ngày trước, trên trang FeanOnline được xem là tiếng nói của các cổ động viên CLB Heerenveen đã mở cuộc thăm dò trên Twitter về việc CLB nên giữ hay kết thúc hợp đồng với Văn Hậu.
Kết quả cho thấy chỉ 21,4 % ủng hộ ở lại, và có tới 78,6% muốn trung vệ người Việt Nam ra đi sau khi kết thúc hợp đồng cho mượn 1 năm, khiến nhiều fan hâm mộ lo lắng cho tương lai của Văn Hậu tại CLB Heerenveen.
![]() |
Tương lai của Văn Hậu không thật sáng ở Hà Lan |
Càng đáng lo hơn khi giải Reserve League - sân chơi dành cho đội hình dự bị, mà Văn Hậu đang thể hiện rất tốt vừa bị BTC quyết định huỷ vì dịch Covid-19 khiến hậu vệ của tuyển Việt Nam càng ít cơ hội khẳng định bản thân trước CLB chủ quản.
Với chỉ 4 phút ra sân ở cúp Quốc gia, cùng lúc thời hạn bản hợp đồng cho mượn sẽ kéo dài đến 30/08/2020 đang đến gần khiến cơ hội ở lại dành cho Văn Hậu thực sự mong manh.
Thậm chí, Văn Hậu có thể rời Hà Lan sớm hơn khi thời gian ấn định kích hoạt hợp đồng mới giữa đôi bên dự kiến diễn ra vào ngày 15/5 tới đây.
... nhưng tương lai nằm ở phía trước
Xét trên yếu tố thi đấu, ra sân... trong đội hình 1 của CLB Heerenveen rõ ràng nhìn lại quãng đường đã qua của bản hợp đồng mang giá trị rất cao của Văn Hậu là không thành công. Bởi như đã nói, hậu vệ của tuyển Việt Nam chỉ có được 4 phút tại cúp Quốc gia Hà Lan kể từ khi chuyển đến đây vào tháng 8/2019.
![]() |
nhưng, phía trước Văn Hậu còn nhiều cơ hội khi tuổi đời vẫn rất trẻ |
Nhưng nếu xét trên phương diện xây dựng hình ảnh thì có lẽ cuộc phiêu lưu của Văn Hậu là thành công khi cùng với Công Phượng đã kéo châu Âu gần hơn đối cho bóng đá Việt Nam. Nói cách khác, cả hai ít nhiều mang về những trải nghiệm lớn mà không phải cầu thủ Việt Nam nào cũng có được.
Riêng với Văn Hậu, chuyến xuất ngoại đầu tiên sang trời Âu của chàng trai mới 21 tuổi này còn mang về nhiều thay đổi cho tương lai, khi khác xa so với Công Phượng là cần khẳng định, trong khi cầu thủ người Thái Bình coi như một chuyến du học.
Và chắc chắn, với tuổi đời còn rất trẻ cho tới cả khả năng chuyên môn, thể hình cũng có những thay đổi trông thấy dù chỉ đá ở đội trẻ CLB Heerenveen rõ ràng chuyến đi đầu tiên này của Văn Hậu không hề thất bại, nếu chẳng muốn nói thành công.
Thế nên, nếu như Văn Hậu không trụ lại được ở CLB Heerenveen và phải trở về người hâm mộ cũng chẳng đáng phải buồn. Bởi nên nhớ rằng, bóng đá Thái Lan vốn đi trước cũng như tính đường ra châu Âu cả 20 năm trước đến giờ vẫn thất bại, thì việc Văn Hậu hay những cầu thủ khác của Việt Nam chưa thành công cũng là lẽ thường.
Nói cách khác, muốn nhanh thì phải từ từ và cần những người mở đường. Với Văn Hậu, 21 tuổi rõ ràng chưa phải quá muộn để tìm thành công ở châu Âu một lần nữa, nếu như có cơ hội thứ 2.
Video Đoàn Văn Hậu "luyện công" thời dịch Covid-19:
Mai Anh
" alt=""/>Đoàn Văn Hậu gặp khó ở Heerenveen: Phía trước là bầu trờiVịn tay vào thành giường bệnh, bước từng bước chậm chạp, chị Trịnh Thị Mai (35 tuổi, ở xóm 4, xã Khánh Công, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) cẩn thận bế đứa con ra ngoài để đi xin cơm từ thiện. Nghe có tiếng hỏi thăm, dường như bao buồn tủi trong lòng vỡ òa, nước mắt chị lăn dài trên má.
Cô con gái út tội nghiệp của chị, bé Phạm Thị An Nhiên chưa đầy 1 tuổi đã mắc phải căn bệnh ung thư võng mạc. Vậy là giống như mẹ, đôi mắt của con có thể sẽ trở nên mù lòa, tính mạng còn bị đe dọa nghiêm trọng.
![]() |
Bé Phạm Thị An Nhiên chưa đầy 1 tuổi đã mắc căn bệnh hiểm nghèo |
Suốt mấy chục năm qua, chị Mai sống trong cảnh nghèo đói, chưa được hưởng một phút giây an nhàn. Gia đình khó khăn, từ nhỏ chị đã lao động vất vả phụ giúp cha mẹ. Năm lên 13 tuổi, trong lúc đi thu hoạch lúa, chị bị lúa chọc thủng con ngươi. Đến khi được đưa đi cấp cứu thì đã quá muộn, mắt chị không còn được như trước nữa. Chuỗi ngày tự ti, đau khổ của chị bắt đầu từ đó.
Cho đến cách đây 14 năm, hạnh phúc đến với chị Mai khi chị gặp được người chồng hiện tại. Nhờ sự đồng cảm, yêu thương nhau, anh chị tiến tới hôn nhân, mơ về một căn nhà nho nhỏ bên những đứa con kháu khỉnh.
Bé Phạm Thị An Nhiên ra đời trong niềm hân hoan chào đón của cả nhà. Không ngờ, chưa đầy 1 tuổi, đôi mắt con có triệu chứng khác lạ, nhìn lệch hẳn sang một bên. Tháng 5/2020, chị đưa con đến Bệnh viện Mắt Trung ương thăm khám. Tại đây, tim chị thắt lại khi nghe bác sĩ kết luận, An Nhiên mắc bệnh ung thư võng mạc.
Do suy nghĩ quá nhiều, một mắt còn lại chị Mai bị viêm rất nặng dẫn đến việc suy giảm thị lực trầm trọng xuống còn 4/10. Người mẹ khốn khổ không còn nhìn rõ con vẫn ngày ngày ôm con đi xin cơm từ thiện, mong cứu được con trong vô vọng.
Hết sạch tiền vẫn không muốn đem con về
"Nghe tiếng con khóc thét hằng đêm tôi cũng khóc theo. Ông trời bắt tội thì chỉ một mình tôi thôi, sao nỡ để đứa nhỏ còn chưa dứt hơi sữa cũng phải chịu. Giờ chúng tôi cũng cạn kiệt tiền, không có cách nào lo được nữa rồi. Nhưng thật lòng tôi không muốn đưa con về", chị dằn vặt.
Gia đình chị Mai thuộc diện hộ nghèo. Do thị lực kém, chị chỉ có thể ở nhà trông con. Kinh tế đều phụ thuộc vào đồng lương phụ hồ của chồng. Thế nhưng công việc ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, thu nhập cũng bấp bênh. Đến cái ăn trong nhà cũng phải lo từng bữa.
![]() |
Người mẹ gần như mù cả hai mắt bất lực cầu xin mọi người cứu giúp con mình |
Đến thời điểm cháu An Nhiên đổ bệnh, chị phải vay Hội cựu chiến binh 50 triệu đồng. Đến nay, số tiền đó đã gần như hết sạch qua từng đợt điều trị.
Chạy vạy khắp nơi, cũng chẳng ai cho nhà chị Mai vay thêm bởi nhiều người nghĩ gia đình chị sẽ không bao giờ đủ khả năng chi trả. Từng đồng tiền lẻ chị còn không có lấy đâu ra số tiền triệu.
Thời điểm hiện tại, mỗi đợt hoá chất, An Nhiên phải sử dụng thuốc ngoài danh mục bảo hiểm hết 3 triệu đồng, mỗi đợt chỉ kéo dài khoảng 8 ngày. Chưa kể vợ chồng chị phải ngốn chi phí ăn uống hết 150.000 đồng/ngày. Giờ nhà hết tiền, chị phải xin cơm từ thiện hoặc đôi khi, hai vợ chồng chị nhịn ăn.
Trong khi đó, sức khoẻ An Nhiên mỗi lúc một yếu đi. Việc truyền hoá chất ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, mắt con gần như không nhìn thấy gì.
Đặc biệt, con mới chỉ hơn 1 tuổi nên sức đề kháng rất yếu, gia đình phải mua thêm nhiều loại thuốc tốn kém nhằm giúp con nâng cao thể trạng, đồng thời duy trì suốt những đợt truyền hoá chất đầy cam go. Vợ chồng chị Mai liên tục túc trực ở viện bởi An Nhiên cần được theo dõi sát sao diễn biến bệnh tật một cách thường xuyên, tránh những biến chứng bất ngờ do căn bệnh hiểm nghèo hành hạ.
Nhìn cảnh con đau đớn buốt đến tận óc mà chẳng còn đồng nào, chị Mai chỉ còn biết cầu mong một phép màu đến với gia đình mình. Rồi ngày mai, ngày kia chị phải về quê vay mượn. Tuy nhiên, vay ai và liệu người ta có cho vay hay không thì chị chưa dám nghĩ đến.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Trịnh Thị Mai, xóm 4, xã Khánh Công, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Số điện thoại: 0333785076 |
Sau 2 năm dồn hết tâm sức điều trị bệnh ung thư cho chồng nhưng không qua khỏi, cô Mười đau đớn đến phát bệnh nặng.
" alt=""/>Xin cứu bé gái chưa đầy 1 tuổi mắc bệnh ung thư võng mạc