Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất cơ chế giá điện 2 thành phần. Trước đó, hồi đầu năm, Bộ Công Thương đã yêu cầu EVN xây dựng cơ chế giá điện 2 thành phần, gồm giá công suất và điện năng.
Giá điện 2 thành phần gồm phần giá mà người sử dụng điện phải trả cho công suất đăng ký sử dụng và phần phải trả cho lượng điện năng tiêu thụ. Các nước trên thế giới đa phần đều áp dụng theo hình thức này, Trong khi đó, Việt Nam đang duy trì cơ chế giá bán theo một thành phần điện năng tiêu dùng, nghĩa là tính theo lượng điện năng thực tế sử dụng.
Trên cơ sở nghiên cứu của đơn vị tư vấn, EVN đề xuất xây dựng hệ thống 2 biểu giá. Cụ thể, với hệ thống biểu giá cơ sở, hệ thống giá điện 2 thành phần này dựa trên nền tảng của chi phí biên dài hạn và điều chỉnh theo các đặc điểm hộ tiêu dùng.
Tập đoàn này đánh giá phương án trên phản ánh đầy đủ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh điện, chỉ có nhóm khách hàng sinh hoạt và ngoài sinh hoạt.
EVN đề xuất áp dụng cơ chế giá mới theo giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn chuyển đổi và áp dụng chính thức (Ảnh: EVN).
Về lộ trình áp dụng cơ chế giá mới, đơn vị tư vấn đề nghị áp dụng theo 2 giai đoạn: Giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn chuyển đổi và áp dụng chính thức.
Với giai đoạn thử nghiệm, sẽ thực hiện trên dữ liệu thời gian thực, song song áp dụng biểu giá bán lẻ điện hiện hành để tính hóa đơn tiền điện đến hết năm nay.
Sau khi giai đoạn thử nghiệm kết thúc, quá trình hoàn thiện biểu giá điện 2 thành phần, chuẩn bị đầy đủ hành lang pháp lý và các điều kiện liên quan khác, triển khai áp dụng chính thức cho toàn bộ khách hàng sử dụng điện lớn của Nghị định 80/2024, thay thế cho biểu giá điện hiện tại. Các nhóm khách hàng khác tiếp tục thực hiện biểu giá điện hiện hành.
Theo EVN, phương án lý tưởng nhất là thực hiện giai đoạn này từ ngày 1/1/2025 cho toàn bộ khách hàng nếu giai đoạn thử nghiệm được triển khai và kết thúc như dự kiến.
Tại tọa đàm hồi tháng 4, ông Nguyễn Minh Đức, Ban pháp chế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - chia sẻ giá điện 2 thành phần nôm na giống với giá cước điện thoại cố định, tức là một số tiền cố định gọi là tiền thuê bao hàng tháng, dù không nghe gọi gì, gọi là giá công suất. Phần thứ 2 là tính trên lượng điện năng tiêu thụ, gọi là giá điện năng.
Theo ông Đức, cơ chế biểu giá điện 2 thành phần phản ánh chính xác chi phí phải bỏ ra để phục vụ mỗi khách hàng, là chi phí đường dây, trạm biến áp và chi phí điện năng.
Vị này đánh giá tác động đầu tiên của cơ chế giá điện 2 thành phần là giảm việc bù chéo giữa các khách hàng. Bên cạnh đó, cơ chế này cũng tránh các khách hàng đăng ký công suất lớn nhưng không dùng.
Về định nghĩa, giá điện năng thị trường là mức giá cho một đơn vị điện năng xác định cho mỗi chu kỳ giao dịch, áp dụng để tính toán khoản thanh toán điện năng cho các đơn vị phát điện trong thị trường điện.
Giá công suất thị trường là mức giá cho một đơn vị công suất tác dụng xác định cho mỗi chu kỳ giao dịch, áp dụng để tính toán khoản thanh toán công suất cho các đơn vị phát điện trong thị trường điện.
Để dễ hình dung, nhà cung cấp sẽ đưa ra các gói sản phẩm tương ứng biểu giá khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng. Ví dụ, hai khách hàng cùng tiêu thụ 30kWh/ngày nhưng khách hàng dùng 30kWh trong 1 giờ sẽ được tính giá khác với khách dùng 30kWh trong vòng 24 giờ.
" alt=""/>EVN đề xuất giá điện 2 thành phần, áp dụng từ năm 2025Sản phẩm mới vừa túi tiền
Theo đánh giá từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, từ nay đến cuối năm, mặt bằng giá các sản phẩm điện máy như tủ lạnh, máy giặt sẽ tăng mạnh do giá nguyên nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ đều tăng.
Ghi nhận thực tế, xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam, hiện tại sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện gia dụng của một số thương hiệu lớn đã tăng hơn 10%.
Để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng dịp cuối năm, Công ty Casper sắp ra mắt các sản phẩm máy giặt, tủ lạnh. Theo đó, đội ngũ Casper đã nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, nhu cầu của người dùng, đưa ra giá cạnh tranh nhất để đa số người dân có cơ hội sở hữu sản phẩm có chất lượng tốt, tiêu chuẩn cao, có tính năng tiết kiệm điện tối ưu, chính sách bảo hành vượt trội.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí,đại diện Casper Việt Nam cho biết: "Sau những năm tham gia vào thị trường Việt Nam, tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng điện máy, đặc biệt tìm ra nét tâm lý đặc trưng của người tiêu dùng Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực là coi sản phẩm máy giặt, tủ lạnh như là một tài sản, Casper đã ưu tiên nguồn lực để nghiên cứu và phát triển những sản phẩm thế hệ mới với chất lượng bền bỉ".
Hai sản phẩm dự kiến ra mắt là EcoWash - máy giặt tiết kiệm điện, bền bỉ - và EcoFresh - tủ lạnh lớn nhiều cánh, tiết kiệm điện tối ưu - đều có mức giá cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, dòng tủ lạnh Multi door (4 cánh) của Casper có giá chỉ dưới 13 triệu đồng, tủ lạnh Side by Side (SBS) kích thước lớn chỉ dưới 10 triệu đồng.
Đối với sản phẩm máy giặt, mức giá dự kiến cho dòng máy giặt cửa trên (Top Load) chỉ dưới 4 triệu đồng, và dưới 6 triệu đồng đối với máy giặt cửa ngang (Front Load).
Toàn bộ sản phẩm điện máy Casper đều được bảo hành tại nhà với chính sách bảo hành cho toàn bộ máy 2 năm cho tủ lạnh và máy giặt, riêng bộ phận chính là động cơ và máy nén thời gian bảo hành 12 năm. Đây là chính sách có thời hạn bảo hành dài nhất trên thị trường hiện nay.
Xu hướng người tiêu dùng với các sản phẩm điện máy cuối năm
Cuối năm thường là thời điểm người Việt chi mạnh tay vào mua sắm, nhất là các vật dụng có giá trị, để đón một cái Tết tươm tất.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, chi tiêu thắt chặt, phần đông người tiêu dùng muốn sở hữu các sản phẩm phân khúc trung cấp, cần thiết với ngôi nhà và thực sự xứng đáng với từng đồng bỏ ra.
Những yêu cầu chủ yếu của khách hàng đối với các sản phẩm tủ lạnh, máy giặt là trang bị đầy đủ tính năng, đáp ứng đa dạng nhu cầu, độ bền cao từ 5 đến 10 năm trở lên.
Sau 5-10 năm sử dụng tủ lạnh, người tiêu dùng thường có nhu cầu thay thế sản phẩm kích thước lớn hơn, tiết kiệm điện như dòng tủ lạnh inverter, phục vụ cho 4-6 thành viên trong gia đình, phù hợp không gian chung cư. Ngoài ra, các ngăn chứa không chỉ tối ưu theo nhu cầu tích trữ mà còn phải đảm bảo đồ ăn luôn giữ được sự tươi ngon, an toàn cho sức khỏe.
Đối với dòng sản phẩm máy giặt, người mới mua lần đầu sẽ chọn sản phẩm với giá hợp lý, đáp ứng những tính năng cần và đủ, tiết kiệm điện, bền, không chú trọng vào những tính năng quá nâng cao.
Kỳ vọng tạo ra "làn gió mới"
Hiện số liệu thị trường cho thấy sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện gia dụng phân khúc cao cấp đã đạt ngưỡng bão hòa. Trong khi đó, Euromonitor cho hay, năm 2022, tỷ lệ các hộ gia đình chưa sở hữu máy giặt trên toàn quốc còn rất cao, dư lượng thị trường lên tới 40,9%.
Khác với ngành máy giặt, tỷ lệ sở hữu tủ lạnh tại Việt Nam cao hơn rất nhiều, dư lượng thị trường chỉ còn 14,2%, nhóm chưa sở hữu. Với những gia đình đã sở hữu tủ lạnh với phiên bản thịnh hành trước đây là tủ 2 cánh, xu hướng tiêu dùng chuyển từ tủ lạnh nhỏ sang tủ SBS, 4+ Door.
Casper nhận định và lựa chọn đây là phân khúc mục tiêu và phù hợp với chiến lược sản phẩm mới sắp ra mắt, kỳ vọng tạo ra "làn gió mới".
Sau mùa điều hòa đạt kỷ lục lượng bán ra trong 3 tháng liên tiếp 5,6,7/2023, hãng tập trung các ngành hàng tiềm năng như máy giặt, tủ lạnh.
Kỳ vọng đặt ra, nếu tăng trưởng tốt, sau 2-3 năm, các ngành hàng tủ lạnh, máy giặt có thể đạt vị trí tương tự như ngành hàng điều hòa hiện nay.
Trên thực tế, qua thời gian ngắn từ thời điểm ra mắt gần đây, ngành hàng điện máy gia dụng (Home Appliances) của Casper đã có tăng trưởng 2 con số.
" alt=""/>Casper sắp ra mắt loạt sản phẩm máy giặt, tủ lạnh mới