Ngay lần đầu gặp nhau, tôi đã bị chinh phục bởi làn da rám nắng, khỏe mạnh cùng nụ cười rất duyên của anh.
Nhưng khi về ra mắt gia đình, bố mẹ tôi không đồng ý. Mẹ nói, nghề của anh thường xuyên vắng nhà. Khi có con, tôi sẽ vất vả vì không có chồng bên cạnh giúp đỡ. Chưa kể, lúc cha mẹ ốm đau, tôi sẽ phải đứng ra gánh vác tất cả…
![]() |
Vì quá yêu, tôi bỏ qua lời phân tích của bố mẹ, quyết đến với anh. Sau này, khi sinh con, tôi mới nhận ra, những điều bố mẹ nói là đúng.
Đặc thù công việc khiến anh đi biền biệt. Có khi 3, 4 tháng anh mới về nhà một lần khiến tôi rất vất vả và cô đơn.
May mắn, ở công ty, tôi khá thân với một đồng nghiệp nam. Mỗi lần buồn chán, tôi đều tâm sự với anh. Biết chồng tôi đi vắng nên anh thường qua lại hỗ trợ mẹ con tôi.
Một lần, sau khi đưa con trai về ông bà nội, tôi phát hiện đường ống nước bị hỏng nên đã nhờ anh đến sửa. Lúc sửa xong, thấy quần áo của anh bị bẩn, ướt, tôi lấy quần áo của chồng đưa cho anh rồi bảo anh đi tắm. Sau đó, chúng tôi ăn cơm cùng nhau và đã ở bên nhau cả ngày…
Kể từ hôm đó, chúng tôi gần gũi nhau hơn và tôi đã yêu anh từ lúc nào không biết. Mỗi khi ở bên anh, tôi cảm nhận rõ sự ấm áp, hạnh phúc. Anh cũng nói yêu tôi và không thể sống thiếu tôi.
Gần đây, tôi phát hiện mình có thai. Cái thai chắc chắn không phải của chồng vì chồng tôi đi vắng đã 2 tháng.
Thế nhưng, khi tôi nói chuyện, anh một mực cho rằng, đó là con của chồng tôi. Điều đó làm tôi bực bội. Trong cơn tức giận tôi đuổi anh ra khỏi nhà và nói lời chia tay với anh.
Thế nhưng, chỉ một ngày sau, tôi thấy ân hận nên đã gọi cho anh xin lỗi và muốn anh quay trở lại. Anh đã đến và an ủi tôi. Nhưng anh khuyên tôi nên bỏ cái thai. Anh bảo, tuy rất yêu tôi nhưng cả anh và tôi đều đã có gia đình, không thể có con với nhau.
Lúc này, tôi mới nhận ra bộ mặt thật của anh. Sau 3 ngày suy nghĩ, tôi quyết định đến bệnh viện để bỏ thai. Sau hôm đó, nỗi đau về thể xác và tinh thần khiến tôi không gượng dậy nổi.
Tôi nằm bệt ở nhà cả tuần nên phải nhờ bố mẹ đẻ đến chăm sóc. Sau đó, việc tôi bị ốm đến tai bố mẹ chồng và cả chồng tôi. Bố mẹ chồng mua cho tôi rất nhiều đồ bổ và liên tục gọi điện hỏi han động viên tôi.
Hai tuần sau, chồng tôi cũng sắp xếp được công việc để về nhà. Anh mua nhiều quà và chăm tôi rất kỹ khi thấy tôi xanh xao vàng vọt.
Nhìn thấy cảnh đó, tôi vô cùng áy náy. Một cảm giác bất an bỗng ập đến khiến tôi hoảng loạn. Tôi chỉ sợ một ngày chuyện đã qua của tôi bị bại lộ, tôi sẽ mất anh, mất cả gia đình.
Hiện tôi đang nghĩ đến chuyện nghỉ việc để không gặp lại người tình cũ. Thế nhưng, công việc của tôi đang rất tốt, thu nhập cũng cao. Nếu nói nghỉ việc, chồng tôi và gia đình tôi sẽ đặt nghi vấn.
Tôi phải làm gì để có thể chôn vùi vĩnh viễn những chuyện đã qua? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Tôi lặng người khi xem mảnh giấy mà vợ cũ của chồng đưa cho.
" alt=""/>Tâm sự nữ trưởng phòng ngoại tình với đồng nghiệpĐiểm mới được nhiều giáo viên quan tâm là việc điều chỉnh quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Theo quy định trước đây, giáo viên các cấp học, các hạng chức danh nghề nghiệp, ở các vùng miền khác nhau đều phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ từ bậc 1 đến bậc 3 (tùy hạng và tùy cấp học) và yêu cầu về trình độ tin học ở mức đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ TT&TT quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Giờ đây các yêu cầu được điều chỉnh từ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sang tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể, các yêu cầu về ngoại ngữ không còn quy định “cứng” là phải đảm bảo bậc 1 hay bậc 2, bậc 3 như trước đây mà chuyển thành “có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao”.
Yêu cầu về trình độ tin học không còn là đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định mà là “có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ” của giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp.
Như vậy, 'nút thắt' về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên đã được tháo gỡ. Việc bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 20/3/2021.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Giảm áp lực cho giáo viên
Cô Thanh Liên, giáo viên mầm non công lập ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) kể bản thân từng 'khốn đốn' để có được chứng chỉ tin học và ngoại ngữ.
“Với công việc giảng dạy hàng ngày của giáo viên mầm non, gần như không sử dụng ngoại ngữ. Kể ra nếu đi học tin học và ngoại ngữ để nâng cao kiến thức thật sự thì rất tốt. Nhưng thực tế chỉ để có đủ giấy tờ hoặc làm đẹp hồ sơ, tôi thấy vất vả quá”.
Hiệu trưởng một trường mầm non ở Hải Dương nhận định, có những người không có chứng chỉ nhưng qua sát hạch hoặc kiểm tra trên thực tế thì họ lại làm rất tốt. Nhưng ngược lại, có người có chứng chỉ đầy đủ nhưng trình độ và tay nghề lại yếu.
"Với lại, nhiều khi có những chứng chỉ chỉ muốn có đơn giản chỉ cần đến điểm danh ghi tên là xong".
Trong khi đó, cô Thu Hà, giáo viên tiểu học ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) chia sẻ, trước thông tin Bộ GD-ĐT bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, không ít giáo viên tỏ ra nuối tiếc, bởi đã có đầy đủ cả 2. Song, theo cô, đây vẫn là một tin vui với ngành giáo dục. Việc này giúp nhiều giáo viên bỏ được gánh nặng, giảm áp lực, đỡ tốn kém tiền bạc và thời gian học chứng chỉ.
“Những thứ không cần thiết thì nên bỏ bớt cho giáo viên đỡ áp lực. Như dạy trực tuyến mùa Covid-19 này chẳng hạn, ai cũng phải học hỏi, tìm hiểu để tìm cách dạy tốt. Như vậy, không cần chứng chỉ giáo viên vẫn phải tự học để phục vụ công việc của chính mình”, cô Hà nói.
Hợp lý vì 3 lý do
Trao đổi với VietNamNet, TS Trương Đình Thăng, Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị, thành viên Hội đồng khoa học liên ngành Tâm lý học – Giáo dục học của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) cũng nhận định việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là hợp lý vì 3 lý do.
![]() |
TS Trương Đình Thăng (phải) - Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị, thành viên Hội đồng khoa học liên ngành Tâm lý học – Giáo dục học của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) |
"Thứ nhất, ngoại ngữ và tin học là hai bộ môn trong chương trình đào tạo và các trường đã công bố chuẩn đầu ra. Vì vậy, yêu cầu có thêm chứng chỉ riêng của ngoại ngữ và tin học là thừa, gây áp lực cho giáo viên, gây tốn kém.
Cái cần nhất là phải nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ và tin học ở các trường, thắt chặt chuẩn đầu ra thì vẫn đảm bảo" - ông Thăng nhấn mạnh.
"Thứ hai, thực tiễn cho thấy việc yêu cầu hai chứng chỉ đó không nâng cao được năng lực ngoại ngữ và kỹ năng công nghệ thông tin cho giáo viên mà tạo môi trường “chạy chứng chỉ” nhằm đủ chứng chỉ theo quy định, nảy sinh những tiêu cực trong đào tạo và cấp chứng chỉ.
Và thứ ba, về lý luận, các trường đã đào tạo ngoại ngữ và tin học trong chương trình và có công bố chuẩn đầu ra cho các bộ môn đó, yêu cầu các em khi ra trường có thêm chứng chỉ đó không khác gì phủ nhận chương trình đào tạo của các trường".
![]() |
"... Với việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của giáo viên, chúng ta buộc phải suy nghĩ lại toàn bộ câu chuyện tiêu chuẩn các ngạch công chức, viên chức hiện nay, bởi nếu không sẽ nảy sinh vấn đề khó lý giải: Cũng là viên chức như giáo viên mà tại sao bác sỹ, phóng viên, biên tập viên... vẫn buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Ý nghĩa của một bước cải cách đột phá hay không nằm ở chính câu chuyện này". Trích Bài viết: 'Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên: Quản lý theo chứng chỉ hay thực tài' - Tiến sĩ Đinh Duy Hòa. Xem bài viết TẠI ĐÂY |
Thanh Hùng
Đây là một trong những nội dung trong các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập vừa được Bộ GD-ĐT ban hành.
" alt=""/>Giáo viên trút được gánh nặng chứng chỉ ngoại ngữ, tin họcKỳ I: Vỡ tiến độ, đội vốn khủng
Những cụm từ như “vi phạm”, “sai phạm”, “lãng phí” xuất hiện khá dày trong bản kết luận của Thanh tra Chính phủ về Dự án đường 5 kéo dài đoạn cầu Chui - Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long do UBND TP. Hà Nội làm chủ đầu tư.
Theo thông tin của Báo Đầu tư, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 2153/VPCP -V.I ngày 31/3/2016 về việc xử lý sau thanh tra Dự án đường 5 kéo dài đoạn cầu Chui - Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long (Dự án đường 5 kéo dài).
![]() |
Dự án đường 5 kéo dài có tầm quan trọng đặc biệt trong mạng lưới giao thông của TP. Hà Nội. Ảnh: Đức Thanh |
Theo đó, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (tại thời điểm tháng 3/2016) đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Văn bản số 3860/KL – TTCP về Kết luận thanh tra Dự án đường 5 kéo dài; riêng với việc đấu thầu gói thầu số 13 (xây dựng cầu Đông Trù), đồng ý với đề nghị của UBND TP. Hà Nội tại Văn bản số 21/UBND – XDCT ngày 25/1/2016.
“UBND TP. Hà Nội tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và chỉ đạo kiểm điểm các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền có liên quan đến các khuyết điểm, sai phạm được nêu trong Kết luận Thanh tra”, Phó thủ tướng yêu cầu.
Được biết, UBND TP. Hà Nội cũng được yêu cầu phải xử lý triệt để các kiến nghị về kinh tế của Thanh tra Chính phủ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 30/6/2016.
Trước đó, sau gần 2 năm tiến hành thanh tra (bắt đầu từ tháng 2/2014), cuối tháng 12/2015, Thanh tra Chính phủ đã hoàn tất Kết luận Thanh tra Dự án đường 5 kéo dài. Việc một công trình hạ tầng giao thông phải tốn một khoảng thời gian dài kỷ lục để thanh tra như vậy đã cho thấy tính chất phức tạp xét trên cả khía cạnh quy mô lẫn tính chất sai phạm tại Dự án.
Được biết, Dự án đường 5 kéo dài có tầm quan trọng đặc biệt trong mạng lưới giao thông của TP. Hà Nội, với mục đích là gắn kết khu vực phía Bắc của Thủ đô và các tỉnh phía Bắc, với cạnh tam giác kinh tế Hải Phòng - Quảng Ninh, thông qua hệ thống đường vành đai II, III. Với ý nghĩa nói trên, công trình nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương đầu tư và chấp thuận đưa Dự án nằm trong danh mục các công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Đây là công trình do Ban quản lý Dự án hạ tầng Tả Ngạn (UBND TP. Hà Nội) trực tiếp chuẩn bị và triển khai đầu tư theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Nguồn vốn đầu tư công trình được lấy từ nguồn thu các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, khi chưa có nguồn thu từ đấu giá đất, tạm sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Theo Kết luận Thanh tra, công tác quản lý đầu tư xây dựng Dự án đường 5 kéo dài đã bộc lộ nhiều sai phạm, thiếu sót. Đến thời điểm thanh tra, tất cả các gói thầu đều chưa hoàn thành, chậm tiến độ tới 6 năm, “vỡ” mục tiêu đầu tư là hoàn thành kết nối giao thông khu vực trước Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Trước đó, theo kế hoạch đấu thầu được UBND TP. Hà Nội phê duyệt, Dự án gồm 13 gói thầu xây lắp được triển khai từ tháng 6/2005 và hoàn thành vào năm 2008. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác triển khai của chủ đầu tư bị đứt đoạn, “giật cục”: năm 2005 khởi công được 2 gói thầu; năm 2006 triển khai 4 gói thầu, năm 2008 triển khai 2 gói thầu; các gói thầu còn lại phải sau 5 năm mới được khởi động tiếp.
Việc để tiến độ bị kéo dài gấp 2,5 lần tiến độ gốc đã khiến tổng mức đầu tư Dự án bị đội lên từ 3.532 tỷ đồng - theo Quyết định phê duyệt dự án 1881/QĐ - UBND ngày 15/4/2005 lên 6.661,75 tỷ đồng theo Quyết định điều chỉnh dự án số 909/QĐ - UBND ngày 7/2/2013. Đây là lý do khiến Thanh tra Dự án cho rằng, Dự án đã xuất hiện hiện tượng “lãng phí ngân sách Nhà nước” và hiệu quả đầu tư thấp.
Liên quan đến sai phạm tài chính được Thanh tra Chính phủ phát hiện tại Dự án lên tới 657,9 tỷ đồng, xấp xỉ 10% tổng mức đầu tư, trong đó số tiền 273,667 tỷ đồng đã được khẳng định; số còn lại 384,274 tỷ đồng, gồm: gói thầu 12 là 48,2 tỷ đồng và gói thầu số 13 là 336 tỷ đồng, cần phải tính toán cụ thể thêm.
“Trách nhiệm thuộc về Ban quản lý Dự án hạ tầng Tả Ngạn, tư vấn giám sát và các nhà thầu có liên quan, Thường trực UBND TP. Hà Nội”, Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh khẳng định.
Theo Báo Đầu tư
[Chùm ảnh] 4 tuyến đường hiện đại trị giá 12.200 tỷ đồng quanh Thủ Thiêm" alt=""/>Sai sót lớn tại Dự án đường 5 kéo dài: Chậm tiến độ 6 năm, đội vốn hơn 3.000 tỷ