
- “Hậu ly hôn, người làm bố, làm mẹ đừng nghĩ rằng, nếu mình giáo dục cho đứa con nói xấu, nghĩ xấu về đối phương thì sau này nó sẽ có hiếu với mình” - GS.TS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển, khẳng định.Liên quan đến sự việc gây ồn ào trên báo chí và mạng xã hội của chị Hoàng Thu Hiền và anh Phạm Gia Trí, VietNamNet đã trao đổi với GS.TS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển.
Trong vụ việc này, sau ly hôn, người vợ lên mạng xã hội chia sẻ về chuyện bị chồng cũ đe dọa, đối xử tệ bạc trong những năm sống chung. Chị cũng bức xúc chuyện chồng cũ ngăn cản chị trong việc thăm nuôi 2 con (hiện đang sống cùng bố) và khẳng định gia đình chồng cũ đã nhồi nhét vào đầu con trẻ những ý nghĩ xấu về mẹ.
Chồng cũ của chị Hiền, anh Phạm Gia Trí phủ nhận việc ngăn cản vợ cũ thăm nuôi con và nói xấu vợ cũ với các con.
 |
GS.TS Lê Thị Quý |
Về việc này, GS.TS Lê Thị Quý cho rằng, tất cả những thông tin trên đều là thông tin một chiều, chưa có sự kiểm chứng.
Tuy nhiên bà cũng nhấn mạnh, cả hai người nên dừng việc “gây chiến” trên mạng xã hội, bởi lẽ càng đưa thông tin thì càng phải tìm cách chứng minh mình có lý và lên án người khác. Việc này chỉ khiến sự rạn nứt bị khoét sâu thêm và có thể dẫn tới kết cục không kiểm soát được.
“Tôi đọc các bài viết và thấy cả hai đều nói tốt cho mình. Các nghiên cứu về ly hôn đều chỉ rõ, ly hôn do nhiều nguyên nhân. Có khi cả hai đều là người tốt nhưng vì cuộc sống không phù hợp và hạnh phúc nên phải ly hôn.
Dù sao những nguyên nhân chủ quan vẫn là cơ bản, các cặp vợ chồng cần nghiêm túc nhìn nhận về mình để rút kinh nghiệm, đừng chỉ nhìn thấy lỗi của người khác”.
Bà cho rằng, để đi đến quyết định ly hôn nghĩa là cả hai đều đã trải qua một thời gian tổn thương kéo dài, làm khổ những đứa con.
Bà nói thêm: “Một điều đáng suy nghĩ là khi làm đám cưới người ta tổ chức trang trọng, vui vẻ, bao người đến chúc mừng vậy mà ly hôn thì phải ra tòa, buồn bã, giấu giếm, xem như là chuyện đáng xấu hổ. Chúng ta cần phải thay đổi cách suy nghĩ này vì ly hôn không phải là việc xấu.
Ở phương Tây, người ta nhìn nhận ly hôn như là một “tai nạn” trong hôn nhân chứ không phải là chuyện gì quá khủng khiếp. Chỉ vì không hợp nên 2 người không thể sống với nhau.
Bởi vậy, sau ly hôn, nhiều đôi tìm cách dung hòa, coi nhau như bạn bè, vẫn đối xử với nhau rất văn minh. Họ cùng nhau có trách nhiệm trong việc nuôi dạy con cái. Họ vẫn nói tốt về nhau và dạy con tôn trọng đối phương.
Thậm chí, ở Nhật sau khi ly hôn, người ta còn tổ chức Lễ trả nhẫn, thể hiện sự tôn trọng nhau sau khi đã từng đi chung một đoạn đường dài”.
Sau ly hôn, cha mẹ nên quan tâm đến sự giáo dục, nuôi dạy các con để chúng có sự phát triển toàn diện bởi việc không được sống trong gia đình đầy đủ cả cha lẫn mẹ đã là điều quá thiệt thòi đối với các em.
“Việc giáo dục trước hết phải bằng tấm gương của cha, mẹ . Nếu mẹ gặp con nói xấu bố, bố gần con lại nói xấu mẹ, thì đứa trẻ sẽ đau đớn hơn rất nhiều lần. Chúng sẽ không còn cảm phục hay tôn trọng ai nữa. Những người làm bố, làm mẹ đừng nghĩ rằng, nếu mình giáo dục cho đứa con nói xấu, nghĩ xấu về đối phương thì sau này nó sẽ có hiếu với mình”, bà nói.
Bà cũng đưa ra lời khuyên: “Theo tôi, người vợ và chồng trước khi đưa mọi chuyện lên facebook nên cân nhắc kỹ càng. Họ cần suy nghĩ rằng liệu mình làm thế này các con sẽ nghĩ gì? Hơn nữa đưa lên Facebook trong khi không có chứng cứ thì rất nguy hiểm.
Lẽ ra trong việc này, họ cần mời cả gia đình hai bên gặp nhau để nói chuyện đàng hoàng. Sau đó, khi kết quả không được như mong muốn, họ có thể nhờ đến sự can thiệp của tổ dân phố, hội phụ nữ và tòa án thay vì “đấu tố” nhau trước bàn dân thiên hạ”.
 |
TS. Khuất Thu Hồng. Ảnh: Infonet |
Chia sẻ về vấn đề này, TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, cũng bày tỏ lo ngại hậu quả mà con cái sẽ phải gánh chịu khi cha mẹ đưa mọi chuyện lên mạng xã hội.
Bà bày tỏ quan điểm: "Thật đau lòng khi trẻ con bị đem ra làm công cụ để trả thù. Tôi đã từng chứng kiến không ít những vụ việc tương tự. Theo đó, cay cú vì buộc phải chia tay, nhhiều ông chồng/bà vợ dùng con để trả thù vợ/chồng cũ. Họ nhồi vào đầu đứa trẻ những điều không tốt về mẹ/cha nó. Họ nuôi con bằng sự hờn giận, căm ghét mẹ/cha chúng".
Nữ Tiến sĩ cũng đưa ra lời khuyên: "Tôi khuyên các mà mẹ/ông bố bị rơi vào hoàn cảnh này đừng tuỵệt vọng. Khi con lớn nó sẻ hiểu. Còn bây giờ, bạn hãy sống kiên cường và đừng bỏ qua cơ hội tạo dựng hạnh phúc cho mình. Bạn đừng quá bi luỵ và chỉ tìm mọi cách để lấy lại tình cảm của con".
 Khoa học chứng minh cưới vào ngày Valentine dễ dẫn đến ly hônValentine là ngày để đôi lứa thể hiện tình yêu nhưng lại không phải thời khắc tuyệt vời để tổ chức hôn lễ. " alt=""/>'Sau ly hôn, dạy con nói xấu bố hay mẹ chỉ khiến chúng tổn thương'
 “Cậu Xuân mừng hai cháu 10 tờ 100 USD, cậu Tú mừng hai cháu 10 triệu, dì Lan mừng 10 triệu…”. Tất cả số tiền mừng cưới được một cụ trong họ đọc to trên loa truyền thanh, mặc bên trong khách khứa vẫn còn đang ăn cỗ.Trước khi nói ra quan điểm của mình về việc ăn cỗ cưới ở các vùng miền, tôi xin nói trước, tôi là một người đàn ông. Cũng đã trải qua hơn 10 năm làm bố, làm rể, làm chồng. Nói thế để mọi người khỏi hiểu lầm tôi là một gã đàn ông chưa vợ hoặc có cái nhìn còn non nớt về việc này. Bố mẹ tôi vốn sinh ra ở Bắc Giang. Sau ngày đất nước giải phóng, vì hoàn cảnh khó khăn nên bố mẹ tôi quyết định rời quê hương, lên Thủ đô lập nghiệp. Vì thế, từ bé đến khi lấy vợ, sinh con, tôi và các em trong gia đình cũng ít khi trở về quê hương. Cách đây 5 năm, nhà tôi có đám cưới con trai của một bác trong họ. Vì bố mẹ tôi tuổi đã cao nên hai vợ chồng tôi được cử thay mặt gia đình về quê ăn cỗ cưới.  | Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn ảnh: Internet |
Sáng hôm đó, vợ chồng tôi bỏ phong bì 500 nghìn đồng đến mừng và tất nhiên hăm hở vào ăn cỗ. Vậy mà, chưa đầy 5 phút vào bên trong hội hôn thì tiếng nhạc xập xình của đám cưới bỗng vụt tắt. Thay vào đó, một bác cao tuổi trong họ đọc danh sách số tiền mừng của những người đến tham dự. Ông bắt đầu: "Cậu Xuân mừng hai cháu 10 tờ 100 USD, cậu Tú mừng hai cháu 10 triệu, dì Lan mừng 10 triệu, cô Ngọc bạn thân bố mừng 1 triệu đồng, cô Minh hàng xóm 200 nghìn đồng, chú Tuấn 100 nghìn đồng". Sau đó đến lượt vợ chồng tôi cũng được nhắc tên trong danh sách. Phải nói lúc đó vợ chồng tôi vô cùng kinh ngạc, lạ lẫm. Tôi quay sang hỏi các cô, các dì đứng cạnh tại sao lại đọc danh sách như vậy, ai cũng đến đây mừng cưới, đọc như vậy làm gì? Một vài người chỉ cười. Một vài người khác thì bảo, cái đó để cho họ biết ai đến mừng rồi, ai chưa, mừng bao nhiêu và nếu tiền mừng càng to, càng nhiều thì họ hàng nhà trai lại càng "nở mày nở mặt" với xóm làng. Sau màn đọc tiền mừng, vợ chồng tôi được xếp ngồi mâm với các chú, các thím trong làng. Theo phép lịch sự, vợ tôi cũng gắp từng miếng thịt bỏ vào bát cho mọi người trong mâm. Ấy vậy mà mọi người nhìn vợ tôi như người ngoài hành tinh. Tôi bấm bụng, chắc ở đây mọi người không thích gắp như vậy nên tôi và vợ vẫn thản nhiên ngồi ăn, mặc cho những người xung quanh không ai động đũa vào các món thịt. Nào ngờ, chưa đầy 15 phút, một người trong mâm cỗ lấy đâu ra một bọc túi nilon rồi họ cùng nhau chia phần số thức ăn trên mâm. Tất nhiên vợ chồng tôi cũng có một bọc để mang về. Lúc đó vợ tôi ngượng ngùng lắm. Cô ấy kiên quyết từ chối số thức ăn mà một thím đã đưa cho. Tôi cũng bảo: “Chúng cháu đã ăn rồi nên không phải chia phần đâu ạ”. Sau đó, vợ chồng tôi trở về Hà Nội mà trong đầu vẫn không thôi nghĩ về những tục lệ ấy. Đến nay, mỗi khi nhớ về những lệ cưới xin đó, tôi lại cảm thấy khó nghĩ. Cũng từ lần đó, hai vợ chồng tôi thường gửi tiền mừng chứ ít khi về quê ăn cỗ nữa. Hoàng Trung (Hà Nội) " alt=""/>Đọc loa số tiền khách mừng cưới
Tôi là một phụ nữ đã kết hôn 10 năm, có 2 đứa con, đứa lớn 8 tuổi, đứa nhỏ 3 tuổi. Chồng tôi rất tuyệt vời - chăm sóc, yêu thương, chung thủy và tinh tế. Nhưng tôi không còn thấy anh hấp dẫn nữa.Điều đó trở thành vấn đề với tôi khi nó ảnh hưởng khá lớn đến đời sống tình dục. Tôi không còn mặn mà với chuyện gối chăn. Tôi làm điều đó như một nghĩa vụ, vì biết chồng tôi thích làm và vì coi nó như một phần công việc trong danh sách dài dằng dặc những việc phải làm mỗi tuần, bao gồm cả việc nhà, con cái, công việc cơ quan.  | Ảnh minh họa |
Sự hờ hững của tôi không qua được mắt chồng. Anh đã thử giúp tôi lấy lại cảm hứng bằng cách sáng tạo hơn. Tôi thậm chí đã thử hình dung anh là người đàn ông khác khi gần gũi, mong có được cảm giác lạ lẫm thú vị, nhưng không được. Có lúc tôi tự hỏi mình có trở nên lãnh cảm thế này không nếu là với một đối tác khác, không phải anh? Nhưng tôi không muốn phản bội chồng, tôi chưa bao giờ lừa dối anh ấy cả. Tôi mới ngoài 30, chẳng lẽ sẽ sống thế này đến hết đời với người mà tôi thực sự không hề thấy hấp dẫn? Nhưng tôi từng yêu anh và đã có với anh hai đứa con. Tôi bị sao vậy? Có cách nào giúp tôi thoát ra chuyện này không? (Theo Dân trí) " alt=""/>Mất hứng thú với chồng có nên ngoại tình?
- Tin HOT Nhà Cái
-
-
Xem thêm lịch đá premier league
-
|