Quyền sở hữu của người nước ngoài với đất đai ở Mỹ, đặc biệt là đất dùng để trồng trọt, trở thành vấn đề nhạy cảm trong những năm gần đây.
Theo dữ liệu gần đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ, người nước ngoài sở hữu khoảng 40 triệu mẫu đất nông nghiệp của Mỹ trong năm 2021; trong đó, những cá nhân đến từ Trung Quốc sở hữu khoảng 0,03% diện tích đó.
Một số nhà lập pháp đã hối thúc ban hành các quy định hạn chế đầu tư nước ngoài vào đất nông nghiệp của Mỹ.
Tháng 7/2023, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua việc cấm bán đất nông nghiệp vượt quá một mức diện tích hoặc giá trị nhất định cho người hoặc doanh nghiệp đến từ một số nước. Tuy nhiên, nó đã không được ký ban hành thành luật.
Chen Tianqiao gốc Chiết Giang. Ông thành lập công ty trò chơi trực tuyến Shanda Interactive năm 1999. Trong vòng 5 năm, công ty trở thành một trong những công ty về Internet lớn nhất Trung Quốc và được niêm yết trên Nasdaq.
Sau đó, ông Chen chuyển trụ sở chính của tập đoàn từ Trung Quốc sang Singapore.
Theo trang web của Shanda, các khoản đầu tư của vị đại gia này bao gồm cổ phiếu, đầu tư mạo hiểm và bất động sản.
Ông và vợ cũng quyên góp 115 triệu USD để thành lập Viện Khoa học Thần kinh Tianqiao và Chrissy Chen tại Viện Công nghệ California hồi năm 2016 với sứ mệnh "nâng cao hiểu biết về não bộ".
Hiện, gia đình Emmerson - chủ công ty Sierra Pacific Industries - đang sở hữu nhiều đất nhất ở Mỹ, tiếp đó là các tỷ phú John Malone, Ted Turner và Stan Kroenke.
(Theo Strait Times/New York Post)
Apple ra mắt AirTag tháng 4/2021 với mục đích giúp người dùng truy vết các vật dụng như chìa khóa, ví tiền, xe hơi hay mọi thứ khác có nguy cơ bị thất lạc. Song nó cũng trở thành “món quà” với những kẻ thích rình mò. Nó nhỏ bé, khó nhận biết và rất dễ dùng, không cần kỹ thuật gì và giá lại rẻ. AirTag bán ở khắp nơi, kể cả siêu thị, theo Emma Pickering, quản lý cấp cao tại tổ chức Refuge.
Cả Refuge và Suzy Lamplugh Trust đều được những phụ nữ như Laura liên lạc. Vài người tìm thấy AirTag ở trong ba lô của con, túi áo hay túi xách. Có trường hợp, không thể định vị được AirTag.
Tháng này, tại tòa án Swansea, Christopher Paul Trotman, 41 tuổi, bị kết tội theo dõi bạn gái cũ bằng cách gắn AirTag ở phía sau xe. Dù nhận được thông báo trên điện thoại, bạn gái cũ không biết nó là gì và thường bỏ qua. Chỉ đến khi con gái của cô cũng có thông báo, họ mới tìm thấy thiết bị.
Trong hầu hết các trường hợp mà Refuge và Suzy Lamplugh Trust ghi nhận, nạn nhân biết rõ ai là người đứng sau, song không phải lúc nào cũng vậy. Chẳng hạn, vào tháng 6, diễn viên Hannah Rose May đăng cảnh báo trên Twitter sau khi bị gắn một AirTag lên người. Cô đang ở bãi đỗ xe lúc 2 giờ sáng và chuẩn bị lái về nhà thì thấy thông báo ai đó đã theo dõi cô suốt 2 tiếng. Người mẫu Brook Nader cũng chia sẻ trải nghiệm tương tự trên Instagram. Ai đó nhét AirTag vào túi áo khoác của cô tại một nhà hàng New York. 4 tiếng sau, trong hoàn cảnh mà cô mô tả là “khoảnh khắc kinh dị chưa từng có”, Nader đang đi bộ về nhà một mình thì nhận được thông báo đang bị theo dõi.
Apple nhấn mạnh công ty xem xét nghiêm túc vấn đề nên đã thiết kế hệ thống cảnh báo trên iPhone để phát hiện những AirTag khả nghi. Hãng cũng phối hợp với cảnh sát khi có sự cố và khẳng định việc lạm dụng hiếm khi xảy ra. Dù vậy, hệ thống cảnh báo chỉ hoạt động nếu nạn nhân dùng iPhone. Vì vậy, tháng 12/2021 - 8 tháng sau khi ra mắt AirTag, Apple giới thiệu Tracker Detect, ứng dụng cảnh báo trên thiết bị Android. Ngoài ra, AirTag cũng phát ra tiếng kêu to hơn giúp dễ nhận biết.
Đối với Rory Innes, nhà sáng lập Cyber Helpline, các động thái của Apple chỉ minh họa vấn đề rõ hơn. Cách tiếp cận là đưa thiết bị ra thế giới, tiếp thị và kiếm tiền từ nó rồi thông báo có thể giải quyết các sự cố sau. Điều này chưa từng xảy ra ở bất kỳ ngành nào. “Bạn không thể bán xe rồi sửa dây an toàn sau vài tháng trên đường, đó là vì có các quy định và luật pháp, tiêu chuẩn an toàn và thử nghiệm nghiêm ngặt. Nó không tồn tại trong giới công nghệ và đây thực sự là khoảng cách”. Ông cho rằng tất cả tính năng cần được đưa vào sản phẩm trước khi bán.
Một vấn đề khác là thiếu sự hỗ trợ khi sự cố xảy ra. Nếu tìm thấy AirTag trong xe hay nhận được thông báo, gần như không thể trao đổi với ai tại Apple. Những lúc như vậy, tốc độ vô cùng quan trọng. Bạn cần lời khuyên từ chuyên gia một cách nhanh chóng.
Rủi ro khác nhau tùy theo bạn là ai và kẻ rình mò là ai. Theo The Guardian, một nghiên cứu về những vụ sát hại phụ nữ do nam giới gây ra cho thấy 94% các vụ có hành vi rình rập và 63% các vụ có hành vi giám sát. Vô hiệu hóa AirTag sẽ “đánh động” thủ phạm. Khi mất kiểm soát, hành vi của chúng có thể leo thang. Sẽ có những nạn nhân bị kích động và đến chất vấn nghi phạm. Innes cảnh báo, bất kỳ phản ứng nào cũng đi kèm với nguy hiểm. “Apple không hỗ trợ đủ, chỉ quan tâm đến lợi nhuận”, ông nhận xét.
Apple từ chối trả lời câu hỏi của The Guardian nhưng cho biết công ty có đường dây hỗ trợ 24/7. Website hỗ trợ AirTag cũng hướng dẫn những người cảm thấy bất an đi đến khu vực công cộng và liên lạc với nhà chức trách. Dự luật an toàn trực tuyến của chính phủ Anh không giúp ích gì nhiều vì tập trung vào gỡ bỏ nội dung độc hại, không xét đến cách thiết kế sản phẩm và hỗ trợ khi sản phẩm bị lợi dụng.
Innes khuyên nạn nhân liên lạc với cảnh sát. Mọi AirTag đều có một mã seri độc nhất giúp tìm ra người mua thông qua Apple ID. Tuy nhiên, Suzy Lamplugh Trust đã biết một số trường hợp cảnh sát không để tâm đến vấn đề một cách thích đáng.
Khi còn quen nhau, Laura chưa bao giờ thấy bạn trai là kẻ lạm dụng, nhưng khi chia tay, hắn hiện nguyên hình và không chỉ dùng đến AirTag. Do hiểu biết về công nghệ, hắn “khủng bố” Laura bằng nhiều cách, chẳng hạn khóa máy tính, lắp đặt camera trong nhà để quan sát… Một đêm, cô hoảng tới mức phải chạy quanh nhà và rút tất cả ổ cắm. Thậm chí, cô không còn muốn ở trong nhà và cảm thấy sắp phát điên.
Laura đã xin được lệnh bảo vệ trong 5 năm. Dù ban đầu bạn trai cũ bị buộc tội rình mò, sau đó hắn được giảm xuống còn gây rối trật tự. Hắn bào chữa rằng AirTag đã bị rơi khỏi túi áo. Laura cho biết có ngày hoảng sợ và chỉ biết tắt điện thoại, không làm gì cả. “Những việc anh ta làm thật không thể tin nổi. Nó không phải hành vi bình thường và anh ta dường như cũng không bình thường. Nó khiến tôi gặp khó khăn”, cô chia sẻ.
Du Lam (Theo The Guardian)
Một người sống tại Anh đã bị bắt giam 9 tuần sau khi dùng AirTags của Apple theo dõi xe hơi của bạn gái cũ.
" alt=""/>AirTag, ‘món quà’ cho những kẻ thích rình mòPhương là nghi phạm giết chị N.T.L (36 tuổi, chủ quán nhậu Su Su ở phường 2, TP Sóc Trăng) và N.T.T (39 tuổi, chị gái của chủ quán Su Su).
![]() |
Nghi phạm Phương tại cơ quan công an. Ảnh: Cổng TTĐT Công an tỉnh Sóc Trăng |
Theo điều tra, Phương làm nghề tiếp thị nước giải khát. Phương và chị L. chung sống như vợ chồng. Gần đây, cả hai xảy ra mâu thuẫn về chuyện tình cảm và tiền bạc.
Chiều 18/9, L. và T. đến nhà trọ của Phương thuê (đường Lê Văn Tám, phường 3, TP Sóc Trăng) nói chuyện.
Sợ ồn ào, lớn chuyện nên Phương kêu 2 người phụ nữ về quán nhậu Su Su để giải quyết. Hai người phụ nữ đi về trước, còn Phương ghé vào tiệm tạp hóa mua hai con dao Thái mang theo trong người.
Tại quán Su Su, Phương và những người phụ nữ tiếp tục xảy ra cự cãi. Lúc này, cũng có N.T.D (28 tuổi, em của chủ quán Su Su).
Trong lúc cự cãi, Phương cầm dao đâm liên tiếp nhiều nhát vào 3 người phụ nữ. Hậu quả, chị L. và T. tử vong tại chỗ, còn D. được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Gây án xong, Phương rời khỏi hiện trường. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, truy xét nghi phạm liên quan vụ án.
Sau 2 giờ xảy ra vụ án, lực lượng công an đã xác định được nơi trốn của Phương. Lúc này, Phương cũng ra đầu thú.
Thiện Chí
Trong lúc cự cãi, nam thanh niên cầm hung khí đâm chết hai chị em nữ chủ quán nhậu ở Sóc Trăng.
" alt=""/>Mâu thuẫn tình tiền, nam tiếp thị đâm chết 2 chị em chủ quán nhậu