Theo Phó Giám đốc Sở TT-TT Đà Nẵng Nguyễn Đăng Trường, hầu hết các cơ quan báo chí đều tuân thủ các quy định pháp luật khi đặt tòa soạn, đăng ký văn phòng đại diện và cử phóng viên thường trú hoạt động tác nghiệp ở Đà Nẵng. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 20% (22/109) cơ quan báo chí chưa tuân thủ đúng quy định về điều kiện hoạt động báo chí trên địa bàn.
Ông Nguyễn Đăng Trường nhận định, trong 8 tháng đầu năm 2016, báo chí trên địa bàn Đà Nẵng cơ bản thực hiện tốt chức năng định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần đưa hình ảnh và thông tin của TP đến với công chúng nhanh nhạy, hiệu quả. Đồng thời thể hiện vai trò là kênh phản biện xã hội, phát hiện những tồn tại, hạn chế, chủ động đưa ra những thông tin dự báo, đề xuất... góp phần vào công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đăng Trường, một số tác phẩm báo chí vẫn còn mắc lỗi đặt tít, đăng tải thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin thiếu khách quan, vi phạm các quy định về hoạt động báo chí. Vẫn còn tình trạng lợi dụng danh nghĩa hoạt động báo chí để nhũng nhiễu các cơ quan, đơn vị, gây bức xúc trong dư luận. Ngược lại, một số cơ quan, đơn vị vẫn còn tình trạng chưa chủ động cung cấp hoặc chậm cung cấp thông tin cho báo chí khi có yêu cầu.
Trong khi đó, như ông Nguyễn Đăng Trường thừa nhận, công tác quản lý tuy có cố gắng theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở nhưng chưa kiên quyết trong việc xử lý những hạn chế, sai phạm trong việc thành lập và hoạt động của các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú. Công tác tham mưu cho UBND TP trong việc tổ chức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tuy có nhiều giải pháp mạnh mẽ, đạt được những hiệu quả nhất định nhưng tiến độ và hiệu quả vẫn còn hạn chế nhiều mặt so với yêu cầu.
" alt=""/>Đà Nẵng: Xử không được các trang tin điện tử hoạt động “chui”!Dưới đây sẽ là 10 xu thế do Ericsson dự báo cho năm 2016.
Kết nối
4/5 người được phỏng vấn thừa nhận là cuộc sống của họ chịu ảnh hưởng ngày càng nhiều từ các dịch vụ trực tuyến. Thời gian để một sản phẩm hay dịch vụ đến với đại chúng sẽ nhanh hơn bao giờ hết, và càng nhiều người dùng thì dịch vụ càng rẻ và càng tốt hơn. Tại Mỹ, để 1/4 dân số biết đến tivi, cần thời gian tới trên 25 năm, đối với máy tính xách tay là 16 năm và đối với điện thoại di động là 13 năm. Trong khi đó chỉ 7 năm mà 1/4 dân số Mỹ đã biết và sử dụng web.
Hiệu ứng kêt nối còn thể hiện ở “trí thông minh đám đông” khi mà 38% coi trọng đánh giá của những người dùng khác đối với sản phẩm quan trọng hơn đánh giá của những chuyên gia. 46% tham gia từ 2 mạng xã hội trở lên.
Thế hệ trẻ ưa thích video
Năm 2011 mới có 7% thiếu niên ở độ tuổi từ 16 đến 19 xem trên 3 giờ YouTube mỗi ngày nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này đã là 20%. 46% trẻ ở ở độ tuổi 16 đến 19 dành 1 giờ hoặc hơn mỗi ngày trên YouTube.
Giao diện trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế thời đại màn hình
Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp tương tác mà không cần màn hình smartphone, và trong vòng 5 năm nữa smartphone sẽ dần trở thành vật của quá khứ. 29% cảm thấy thoải mái khi trao đổi với các giao diện trí tuệ nhân tạo về các vấn đề nhạy cảm như bệnh tật, sức khỏe hơn là với người thực. Một nửa số người được hỏi tin rằng sắp tới có thể giao tiếp với đồ đạc trong nhà.
Thế giới ảo hiện thực hóa
Thông tin bằng hình ảnh ngày càng phát triển với sự xuất hiện của Thực tế ảo (Virtual Reality), nơi người tiêu dùng có thể mua sắm, xem bản đồ, xem phim và xem thể thao. Công nghệ màn chiếu holographic tạo vật thể ảo lơ lửng trên không trung cũng sẽ là xu thế chính trong vòng 5 năm tới.
Nhà cảm ứng
" alt=""/>10 xu hướng sử dụng công nghệ cho năm 2016Trong buổi làm việc với Singtel ngày 18/8/2016 về vấn đề mua cổ phần của MobiFone, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho biết, việc định giá giá trị doanh nghiệp của MobiFone được chốt tại thời điểm 6/2015 và có hiệu lực trong 18 tháng. Vì vậy, đến hết năm 2016, nếu không bán cổ phần của MobiFone sẽ phải định giá lại. Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho biết, nếu phải định giá lại có thể mất thời gian 6 tháng.
Trước đó, MobiFone đã làm việc với đơn vị tư vấn trước đây là Credit Suisse - Thuỵ Sỹ để tiếp tục tư vấn cổ phần hóa cho MobiFone. Tuy nhiên, mức phí tư vấn để tiến hành cổ phần hóa quá cao nên việc thương thảo với Credit Suisse đã không thành.
“Sau khi thương thảo với Credit Suisse đã không thành, chúng tôi đã nghiên cứu và lựa chọn Công ty Chứng khoán Bản Việt tư vấn cổ phần hóa MobiFone. Công ty Chứng khoán Bản Việt không phải là lần đầu tiên tham gia tư vấn cố phần hóa MobiFone, công ty này đã là đối tác bản địa của Credit Suisse, trong quá trình tiến hành tư vấn cổ phần hóa cho MobiFone” đại diện MobiFone nói.
Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết, từ năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phải tiến hành cổ phần hóa MobiFone. Sau đó, Bộ Tài chính đã chi 20 tỷ đồng cho việc cổ phần hóa MobiFone.
" alt=""/>Không bán cổ phần của MobiFone vào cuối năm nay thì sẽ phải định giá lại