Ông William Li, CEO và là Nhà sáng lập của Nio chia sẻ với tờ Der Spiegel của Đức rằng việc giảm giá của Tesla đã thực sự có sự ảnh hưởng tới giá cả ô tô tại Trung Quốc, tuy nhiên Nio sẽ không chạy theo các cuộc đua giảm giá và cũng sẽ không mất đi thị phần khách hàng của mình.
“Hiện nay những mẫu xe tương đương Tesla của chúng tôi đã có giá cao hơn so với họ khoảng 20.000 đô la, đó không phải là phân khúc cốt lõi của chúng tôi.”
Đối với kế hoạch khai thác thị trường châu Âu thông qua 2 doanh nghiệp khởi nghiệp mới, Nio hi vọng sẽ sử dụng một hãng chuyên về các mẫu xe điện cỡ nhỏ và giá cả phải chăng, trong tầm dưới 30.000 Euro. Đó chắc chắn sẽ là đối thủ đáng gờm cạnh tranh với những nhà sản xuất ô tô truyền thống lâu đời, mà cụ thể chính là Volkswagen.
Với lợi thế chi phí sản xuất rẻ hơn tới 20% so với tại Mỹ hay châu Âu, giám đốc Li hoàn toàn lạc quan rằng lợi thế to lớn đó có thể giúp “con cưng” của ông thành công tại châu Âu. Dẫu vậy, ông không đề cập cụ thể về hãng xe thứ 2, và chưa rõ liệu đây có phải là một thương hiệu nhắm tới phân khúc hạng sang hay không.
Hùng Dũng(Theo Insideev)
Tại đây, dưới sự chứng kiến của ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình và các lãnh đạo bộ ngành liên quan, công ty Roding Mobility (gọi tắt: Roding- CHLB Đức) đã ký thoả thuận hợp tác nghiên cứu và phát triển, sản xuất các dòng xe điện và ô tô điện cỡ nhỏ tại Việt Nam với công ty cổ phần Thái Bình Hưng Thịnh (gọi tắt: Thái Hưng).
Theo thoả thuận, công ty Roding Mobility của Đức sẽ tư vấn kỹ thuật, giám sát triển khai toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ khâu thiết kế – thử nghiệm đến sản xuất hoàn chỉnh và chuyển giao công nghệ cho Thái Hưng.
Đây là công ty đã có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn kỹ thuật và thiết kế sản xuất các mẫu ô tô mới tại châu Âu và Mỹ. Đặc biệt, Roding Mobility đã cung cấp các nền tảng khung gầm cho các dòng ô tô điện của nhiều hãng xe khởi nghiệp và các tập đoàn lớn, trong đó có BMW.
Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy cơ điện Thái Hưng (thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) do Thái Hưng làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt lần đầu ngày 8/01/2020 và điều chỉnh ngày 30/12/2022 với mục tiêu gia công, lắp ráp và sản xuất xe điện 2 bánh, 3 bánh và ô tô điện. Tổng công suất toàn dự án là 15.000 xe/năm, trong đó, riêng ô tô điện có quy mô công suất thiết kế là 5.000 xe/năm.
Theo kế hoạch, nhà máy Thái Hưng sẽ chính thức đi vào hoạt động vào quý IV năm 2023 và ra mắt sản phẩm đầu tiên vào năm 2024. Bước đầu, hai bên sẽ tập trung phát triển xe điện nội đô (city car) theo tiêu chuẩn L7e của châu Âu với sản lượng sản xuất dự kiến trong 3 năm đầu là 6.000 xe. Sau đó, Thái Hưng sẽ sản xuất và giới thiệu tới thị trường các mẫu xe điện phân khúc A.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Franz Ferdinand Heindlmeier, Giám đốc điều hành (CEO) công ty Roding Mobility đánh giá cao tiềm năng phát triển ô tô điện tại Việt Nam, nhất là ô tô điện cỡ nhỏ và cho rằng đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp hợp tác và đầu tư ô tô điện tại Việt Nam.
Ông cũng rất kỳ vọng vào việc hợp tác với đối tác Việt Nam nhưng cũng lưu ý, một start up xe điện sẽ luôn có khó khăn và thử thách nhất định.
Kết thúc Hội thảo “Hợp tác đầu tư và phát triển Thái Bình- CHLB Đức”, ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình ghi nhận: “Việc Thái Hưng và Roding ký kết thoả thuận hợp tác hôm nay trong lĩnh vực xe điện là một tín hiệu tích cực cho môi trường thu hút đầu tư của tỉnh”.
Công ty Thái Hưng tiền thân là công ty gia công cơ khí xuất khẩu, được thành lập từ năm 2006. Năm 2020, Thái Hưng tái cơ cấu ngành nghề và trở thành một công ty khởi nghiệp mới trong lĩnh vực ô tô điện thông qua Dự án trên.
Công ty Roding Mobility được thành lập năm 2008, là công ty cơ khí chế tạo có trụ sở tại CHLB Đức, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và thiết kế sản phẩm mới trong lĩnh vực phương tiện giao thông, đặc biệt là các nền tảng khung gầm cho các dòng ô tô điện và các mẫu xe của tương lai.
Như vậy, với sự gia nhập của Thái Hưng, thị trường ô tô điện cỡ nhỏ ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ, sôi động. Đặc biệt trong bối cảnh mẫu ô tô điện Wuling của Trung Quốc sẽ chính thức ra mắt vào ngày 29/6, cũng như mẫu xe VF 3 của Vinfast cũng sắp mở cổng đăng ký đặt mua vào tháng 9 năm nay.
Bạn có bình luận thế nào về thông tin trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Người dân đổ xô lên núi sau khi nghe thấy tiếng "rồng khóc".
Tình trạng trên khiến các quan chức địa phương phải thiết lập rào chắn để ngăn chặn mọi người tụ tập, đồng thời điều một nhóm chuyên gia đến điều tra.
Trước đó, một số người dân cho biết họ đã nghe thấy những âm thanh kì lạ vào ngày 20/6.
Giới chuyên gia sau đó tiết lộ đây có thể là tiếng kêu của một loài chim nhỏ có tên cun cút chân vàng.
Loài chim này có kích thước chỉ nhỉnh hơn chim sẻ một chút, nhưng phát ra âm thanh vang rền như tiếng hổ gầm.
Trong mùa sinh sản, chim cái phát ra tiếng kêu có thể nghe thấy từ khoảng cách 100m.
![]() |
Chim cun cút chân vàng. |
Giả thuyết này của các chuyên gia đã được xác nhận, sau khi một số người dân cho biết họ nhìn thấy chim cun cút chân vàng.
“Hàng chục người đã chạy theo tiếng kêu đến một cánh đồng ngô và phát hiện một chú chim màu vàng với cái đuôi cực ngắn”, Liu Fuqiong nói.
Theo Daily Mail, cảnh sát địa phương cho biết đã bắt giữ ít nhất 4 cư dân vì phát tán tin đồn thất thiệt trên mạng rằng đây là “tiếng kêu của rồng”.
Trong khi dự đám tang của mẹ, người con trai đã sốc khi thấy trong quan tài là một người phụ nữ hoàn toàn xa lạ đang mặc quần áo, đeo đồ trang sức của mẹ và tất cả là do sự nhầm lẫn của nhà tang lễ.
" alt=""/>Đổ xô lên núi vì 'tiếng rồng khóc', ngàn người té ngửa khi thấy một con chim