Theo ông Hoàn, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) chỉ quy định bộ khung với các thành tố cơ bản, không quy định về nội dung, hình thức và điều kiện của các giao dịch. Vấn đề liên quan đến nội dung sẽ do các luật chuyên ngành ban hành.
Khi Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) có hiệu lực, văn bản pháp luật của các bộ, ngành khác sẽ dựa trên đây để đưa ra các quy định liên quan đến giao dịch điện tử trên môi trường mạng của chuyên ngành đó. Khi có quy định, chắc chắn người dân và doanh nghiệp sẽ nhận nhiều lợi ích, giúp các giao dịch trên mạng được thực hiện toàn trình.
“Khi định danh điện tử xong, nếu hoá đơn, hợp đồng cần chữ ký, chúng ta có thể ký online bằng chữ ký số, có giá trị pháp lý như chữ ký tay. Khi tất cả các hệ thống toàn trình, điều này sẽ giúp giảm chi phí lưu trữ, đi lại và thời gian cho người dân, doanh nghiệp”, ông Hoàn nói.
Bên cạnh những kế thừa từ Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) còn có thêm nhiều thành tố, tạo sự thuận lợi trong việc chuyển đổi giữa văn bản giấy và điện tử, đảm bảo tính toàn vẹn, từ đó tạo điều kiện để việc chuyển đổi đúng quy định, giúp văn bản điện tử có giá trị pháp lý tương đương với văn bản giấy.
Chia sẻ thêm về vấn đề triển khai chữ ký số cá nhân, Phó Giám đốc Trung tâm chứng thực điện tử Quốc gia cho biết, đây là một thành tố quan trọng trong các giao dịch điện tử. Khi chữ ký số được phổ cập, mọi giao dịch đều có thể được thực hiện trên môi trường điện tử.
Trong năm 2023, Trung tâm chứng thực điện tử Quốc gia đã cùng với các tổ chức chứng thực cung cấp chữ ký số miễn phí cho người dân để thực hiện các giao dịch cá nhân. Hoạt động này hiện đã triển khai được tại 7 tỉnh, thành phố với hơn 500.000 người dân được cung cấp chữ ký số.
Theo ông Phạm Quốc Hoàn, người dân vẫn đang gặp hạn chế về môi trường sử dụng chữ ký số cá nhân. Do vậy, các ngành, các lĩnh vực cần cung cấp nhiều hơn các dịch vụ sử dụng chữ ký số cá nhân để người dân có thể sử dụng.
Hiện tại, đây là trường hợp đầu tiên nhập Bệnh viện Nhi đồng TP do tai nạn pháo nổ trong dịp nghỉ Tết. Bác sĩ Tiến cảnh báo phụ huynh lưu ý tuyệt đối không cho trẻ chơi với pháo vì nguy cơ gặp tai nạn nguy hiểm thậm chí đe doạ tính mạng. Đồng thời, phụ huynh phải tuân thủ các quy định của pháp luật về pháo, vật liệu nổ.
Trước đó, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 4 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, cả nước có 507 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, nhiều hơn 134 ca so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Lâm Đồng, ngày 11/2, một người đàn ông đã tử vong khi châm lửa đốt viên pháo bi, một loại pháo bị cấm sử dụng. Ngoài ra, các bệnh viện hiện đang điều trị cho nhiều nạn nhân bị tai nạn pháo nổ rải rác từ cận Tết đến nay.
Bệnh nhân là người phụ nữ mang thai 18 tuần hiện sức khỏe đã cải thiện nhiều, tỉnh táo, hết tiêu chảy, sinh hiệu ổn. Người này được chuyển sang Khoa Nội tổng hợp thần kinh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa tiếp tục điều trị.
Nhiều ngày qua, hàng loạt người dân phải nhập viện với các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, sốt…, biểu hiện nghi ngộ độc. Các bệnh nhân thông tin, họ đã dùng đồ ăn bán tại tiệm cơm gà Trâm Anh.
Tiệm cơm gà Trâm Anh hiện tạm dừng hoạt động, đồng thời lên tiếng xin lỗi khách hàng. Đại diện quán cơm nhận trách nhiệm, công bố hai số điện thoại thường dùng để khách hàng liên hệ, đồng thời chi hơn 500 triệu đồng trả viện phí cho người bệnh.
Sở Y tế Khánh Hòa hướng dẫn các bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh nhân ngộ độc theo hướng nhiễm trùng đường tiêu hóa. Động thái này được đưa ra sau khi kết quả cấy phân 5 bệnh nhân ngộ độc đều dương tính với khuẩn Salmonella.