Nhận định, soi kèo CSKA 1948 Sofia II vs Litex Lovech, 21h00 ngày 29/4: Khó có bất ngờ

Nhạc sĩ Quốc Bảo tiết lộ quá khứ của ca sĩ Mỹ Tâm trong cuốn sách của mình - "50 - Hồi ký không định xuất bản".Giữa trưa nắng chang chang một ngày đầu năm 2001, tôi đưa Mỹ Tâm đến tiệm bật lửa của anh Phi ở đường Lê Lợi, cách nhà sách Khai Trí cũ mấy căn nhà. Nơi đó, em chọn cho mình một chiếc Zippo mini loại dành cho phụ nữ, em không hút thuốc nhưng rất thích tiếng lách cách bật nắp Zippo và sau ngày hôm ấy, tôi không phải đem theo bật lửa riêng nữa.
Buổi chiều khi hai anh em ngồi ăn gà nướng ở khu Bình Quới trên hai chiếc ghế bố thấp trông ra mặt sông Sài Gòn, tôi mượn Zippo của Tâm để châm thuốc lá. Nhạc Jimmi J.C. Nguyễn bay là là mặt nước và chiều xuống vội vàng. Tâm mặc áo một vai, người thơm nức nước hoa CK Eternity, khe khẽ hát theo bài hát, mắt mơ màng, bao giờ thì bé mới ngồi đây như thế này mà nghe người ta mở nhạc của bé anh nhỉ.
 |
Mỹ Tâm thời "Tóc nâu môi trầm" |
Đó là lúc Tâm chưa ra Hà Nội cùng tôi để tham dự đêm ca khúc của tôi ở vũ trường New Century và em vẫn còn gần như vô danh, nhất là ở thị trường phía Bắc. Mong mỏi của em “bao giờ người ta mở nhạc của mình” sẽ thành hiện thực khoảng hơn một năm sau, lúc mà những “Tóc Nâu Môi Trầm”, “Cây Đàn Sinh Viên”, “Hát Với Dòng Sông” thành các hits.
Người mà tôi quý mến thương yêu như cô em gái ruột tên là Phan Thị Mỹ Tâm, tôi đã viết cho em bài giới thiệu đầu tiên đăng trên Người Đẹp Việt Nam sau khi chúng tôi ở Hà Nội về. Đêm nhạc đó, bên cạnh những gương mặt đã sẵn ấn tượng đối với nhạc của tôi như Trần Thu Hà, nhóm TikTikTak, thì em xuất hiện mới tinh khôi với “Tóc Nâu Môi Trầm”.
Buổi sáng ngồi cà phê Hàng Hành sau đêm diễn, Trần Thu Hà bảo tôi, cái Tâm nó được đấy anh ạ.
Nó được chứ. Rất được.
Tâm được đón nhận ở Hà Nội bằng lời nhận xét thiện chí của Hà như vậy.
Phan Mộng Thúy, lúc bấy giờ là chủ nhiệm hãng Phương Nam Phim, hỏi tôi rằng tôi thấy Mỹ Tâm thế nào khi tên em xuất hiện với tần số dày đặc trên các báo vì mới kết thúc hợp đồng độc quyền với hãng Vafaco và đang là nhân tố tự do. Tôi mở đĩa Nhé Anh, đĩa đầu tay mà Nguyễn Hà biên tập cho Tâm, tôi nghe và thích. Tất nhiên không hẳn thích theo gu của tôi hồi đó, mà tôi cảm thấy Tâm hát được. Có “chất”, mạnh mẽ tự tin và rất nồng nàn. Lật qua lật lại trang báo Thể Thao Văn Hóa đăng bài ngắn về Tâm – khoảng cuối năm 2000 – tôi gọi điện cho Hồng Ngọc xin số phone Tâm.
Chúng tôi hẹn gặp nhau đúng vào một xế trưa áp thấp nhiệt đới và Saigon mưa rả rích từ sáng, tôi đến phòng thu của Trần Thanh Tùng trên tầng hai văn phòng hãng đĩa Bến Thành để nghe bài hát em vừa thu, “Quê Hương Tuổi Thơ Tôi” của anh Từ Huy, rồi trò chuyện một lúc. Anh Từ Huy cũng có mặt ở đấy, vỗ vai tôi, con bé này hay lắm, xem giới thiệu nó đi, nó đang hát chỗ anh, ở quán Nhạc Sĩ. Tâm cầm guitar hát mộc “Quê Hương Tuổi Thơ Tôi” ngay phòng khách studio, giọng mezzo alto khỏe khoắn ngùn ngụt lửa thanh xuân, em còn chưa tròn hai mươi tuổi. Tôi viết cho Tâm bài “Hai Mươi” đúng dịp sinh nhật lần 20 của em.
Hai anh em tôi hay rủ nhau đi ăn lẩu cá ở quán Nga đường Tôn Đức Thắng, có hôm vui chuyện (và ham ăn) trễ cả giờ đi hát. Tâm hát không nhiều, nhưng toàn chỗ tốt: Cadillac Club, M-Saigon. Nhớ lần ấy, tôi và Tâm đang chuyện nổ như pháo rang vào một tối Saigon rất đẹp, thì anh Sơn chủ phòng trà M-Saigon gọi phone liên tục, Tâm đến chưa, ở đâu rồi, đến ngay.
Thế là bỏ dở bữa ăn, tôi chở Tâm phóng xe như điên từ Tôn Đức Thắng vòng ra Hàm Nghi để ra Trần Hưng Đạo. Chỉ còn thiếu nước lao xe thẳng lên sân khấu nữa thôi. Em hát các bài “tủ” “Mãi Yêu”, “Nhé Anh”, “To Love You More” bao giờ cũng gây sốt ở phòng trà. Thế mà em cứ tỉnh như không, chẳng bao giờ quan tâm đến việc mình sẽ phải chuẩn bị gì để thành sao. Bởi thế, khi đã thành sao, Tâm là ngôi sao giản dị nhất, “mộc” nhất, đáng yêu nhất.
 |
Mỹ Tâm của hiện tại |
Khi ấy, Tâm đang học năm cuối trung cấp thanh nhạc, học thầy Quốc Trụ, và sau khi thành công ở cuộc thi hát Thượng Hải, em đã gây cho tôi rất nhiều hứng khởi để viết và hòa âm cho em những bài hát cho album chính thức đầu tiên, Phương Nam Phim sản xuất: Mãi Yêu (2001). Dương Minh Long chụp ảnh và Từ Phương Thảo thiết kế bìa. Có cả Bằng Kiều tham gia song ca.
Đó là bước định hình quan trọng của Tâm.
Giới học thuật tỏ ra khắt khe với Tâm, đây không phải là thiên kiến ghét bỏ gì hết, mà chỉ vì các vị thầy luôn kỳ vọng với một chất giọng đẹp đẽ và đầu óc thông minh như thế, Mỹ Tâm lẽ ra phải là một ca sĩ thuộc thế hệ trẻ nhất xếp được vào bảng kế thừa các nữ ca sĩ danh dự trong nhạc sử Việt. Hẳn là đòi hỏi như vậy cũng là khó: khó cho một cô gái sinh trưởng giữa thời nhiễu nhương của thị trường nhạc Việt, phải chèo chống sao cho đạt cả về danh tiếng lẫn độ nóng thương mại, đâu có yên ổn một bề có người nuôi ăn mà trau dồi học thuật như kiểu các ca sĩ may mắn ở châu Âu.
Tâm xuất hiện muộn hơn thời vàng son của nhạc Việt một chút, có thể xem như ở giai đoạn thoái trào Làn Sóng Xanh, và nếu cô có đoạt giải này giải kia ở đây, cũng xem như là người khép lại giai đoạn hoàng kim vừa nói. Làm người đi đầu thì khổ, mà muộn thời cũng vất vả. Mỹ Tâm hoàn toàn không trông cậy được vào sức đẩy của Làn Sóng Xanh như những ca sĩ lớn hơn cô chỉ bốn, năm tuổi, như Trần Thu Hà. Không còn sân chơi náo nhiệt ấy nữa, cô phải bươn chải qua môi trường phòng trà và như thế, mặc nhiên đã phải đi hàng hai: phân nửa vốn liếng kỹ thuật và tri thức âm nhạc là học từ Nhạc viện, nửa khôn ngoan tiếp cận thị trường là học trường đời.
Sức bật của Mỹ Tâm lớn, dẫu người không ưa cô đi nữa cũng phải công nhận. Cùng trưởng thành từ Đoàn Ca nhạc nhẹ thành phố với Hồng Ngọc, Hiền Thục, thậm chí vào thời điểm tôi mới gặp Tâm, vị thế của cô còn chưa bằng hai bạn ấy. Tâm phát triển như diều gặp gió thuận, may mắn thì tất nhiên phải có đã đành, nhưng cô phải khác biệt ra sao thì mới vùn vụt trở thành ngôi sao lớn chỉ trong vài năm (2001 – 2002) như vậy chứ? Những khác biệt nào?
– Niềm say mê dành cho ca hát của Tâm vô cùng lớn và vô tư. Cô hát suốt ngày, mọi nơi, không biết mệt, không bao giờ chán. Hai năm trước, trong một dịp chúng tôi gặp nhau và có mặt tình cờ vài ca sĩ trẻ, thấy Tâm khuyên họ: “Tụi em hát bài của mình, viết cho mình mà vẫn còn ngắc ngứ chưa thuộc, đó là chưa đủ đam mê. Phải hát nhiều nữa vào”. Hồi còn rảnh rỗi, Tâm ở nhà tôi cả ngày dài và ôm đàn hát quên ăn. Hát như một nhu cầu, như hít thở. Không nghĩ hát như một phương tiện mưu sinh.
– Âm vực tự nhiên của Tâm rộng, các khoảng vang đều, âm sắc có chất đồng (kim loại) rất quý. Lối phát âm dù không thực sự chuẩn xác nhưng lại ngộ nghĩnh đáng yêu. Cách biểu diễn của cô nồng nhiệt, chân thành; giao lưu khán giả vô tư, không để ý quá mức đến lời ăn tiếng nói, nên luôn thấy sự chân tình. Vừa hát đẹp trong studio, vừa hát live tốt và gần gũi như vậy, rõ ràng Tâm có tố chất ngôi sao.
Đường đi của Tâm là con đường khôn ngoan: chọn loại nhạc easy-listening nhưng không rẻ tiền, không quá dễ hát, vẫn trưng trổ được kỹ thuật mà lại đông người ưa thích. Cô không đi hẳn vào một thể loại nào, không jazz không blues, cô hát pop thuần túy, lâu lâu cần thể hiện thì làm đến nơi đến chốn, như bài R&B “Và Em Có Anh” thu bên Hàn Quốc.
Tôi làm việc trong studio, đã quen tách tiếng hát ra nghe riêng (gọi là cappella track): chỉ nghe độc giọng hát không thôi mà vẫn thấy được người hát cảm nhạc tốt đến đâu, áp dụng kỹ thuật vào bài hát cụ thể ra sao, thì mới đánh giá đúng được trình độ người hát. Những cappella tracks của Tâm đều đạt chuẩn về mọi mặt: chính xác về cao độ, không có các tần số làm mệt tai, những dấu nhấn hài hòa khéo léo, cảm xúc nồng nàn.
Hành trình Tâm, nhìn một cách qua loa thấy dễ đi. Thật ra, đó là một hành trình ẩn giấu nhiều va vấp. Để chọn ra cái đúng, chỉ có một cách: thử/sai. Cũng may Tâm thông minh nhạy bén hơn người, nên cô nhận thấy ngay đâu là sai và chọn được cái đúng. Những người hát đều tin có Tổ nghề, mình được Tổ đãi nhiều hay ít. Nói tâm linh thì là vậy, và Tâm được Tổ thương. Còn lý tính, thì chúng ta cần nhìn nhận thành công của cô như một hệ quả tất yếu của các phẩm chất: linh mẫn, giỏi giang, mê nghề và chân thật.
Đâu đó quãng sau Tết 2001, trong lúc lấy rau xanh ở tiệm lẩu Đức Hưng đường Trần Hưng Đạo, tôi có nói với Mỹ Tâm đại ý rằng nghệ thuật quý giá lắm, dù là nghệ thuật giải trí. Ta yêu nó thì ta phải xứng đáng với nó, giống như khi yêu một người thì hãy sống xứng đáng với tình yêu. Đúng mười năm sau, Tâm khuyên cô học trò tôi là Hoàng Anh, em nói em hát mà em còn bối rối chưa thuộc giai điệu là chưa được, hát nhiều vào, hát mọi lúc mọi nơi, đam mê phải lớn thì hãy làm ca sĩ.
Nghệ thuật không hề là nơi đầu tư danh vọng, mà là chỗ ta đặt vào toàn bộ lửa ấm của tim. Thành công, tiền bạc, danh tiếng là món quà nghệ thuật ban thưởng cho kẻ xứng đáng.
Trích chương "Học trò yêu" trong cuốn "50 - Hồi ký không định xuất bản" của Quốc Bảo do Sài Gòn Books phát hành.
" alt=""/>Quá khứ của Mỹ Tâm qua lời kể của nhạc sĩ Quốc Bảo
, phóng viên ảnh tại một tạp chí ở Seoul, luôn trong tình trạng căng thẳng khi làm việc. Áp lực phải trở thành một nhân viên tốt khiến Kim ngày càng suy sụp. Một ngày làm việc của cô kết thúc sau 11h đêm và thường xuyên phải tăng ca vào cuối tuần.</p><p>“Tôi bắt đầu mất đi niềm vui với những gì đang làm. Cái chết luôn ám ảnh trong tâm trí tôi. Đây là cuộc sống của tôi, nhưng tôi không thể tìm thấy bản thân mình trong đó”, Kim nói với <em>BBC.</em></p><p>Không chỉ Kim, rất nhiều người trẻ ở xứ kim chi cũng đang trải qua nỗi thất vọng tương tự, theo <em>BBC.</em></p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Nhiều người trẻ ở Hàn mất niềm tin vào công việc của mình. Ảnh: BBC. |
Giải tỏa áp lực
Hiện Kim đang làm việc tại một dự án tên là Don’t Worry Village (tạm dịch: Làng không lo lắng). Nằm tại thành phố cảng Mokpo, phía tây nam Hàn Quốc, “Làng không lo lắng” được thành lập vào năm 2018 với nguồn tài trợ của chính phủ.
Với khẩu hiệu: “Hãy nghỉ ngơi. Thất bại cũng không sao”, nhóm quản lý của ngôi làng này đã phục hồi các tòa nhà cũ thành nơi giúp giới trẻ giải tỏa áp lực.
Trong thời gian 6 tuần, những người đang kiệt sức vì công việc có thể đến đây để tạo ra các dự án của riêng họ.
Park Myung-Ho (34 tuổi) và Hong Dong-Woo (35 tuổi), hai nhà đồng sáng lập dự án, mong muốn “Làng không lo lắng” sẽ đem lại những khoảnh khắc hạnh phúc nhỏ nhoi cho người đang bị suy sụp.
 |
Thế hệ trẻ ở xứ kim chi bị ràng buộc bởi nhiều nguyên tắc xã hội. Ảnh: SCMP. |
Bên trong vẻ hào nhoáng của ngành công nghiệp Kpop và làm đẹp là một thực tế ảm đạm: tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ tăng cao, giờ làm việc khắt khe nhất so với các quốc gia phát triển ở châu Á.
Millennials (những người sinh từ năm 1981-1996) ở Hàn Quốc tự coi mình là một phần của thế hệ Sampo. Đây là một hiện tượng xã hội mới, từ “Sampo” có nghĩa là phải từ bỏ chuyện hẹn hò, hôn nhân và con cái để tồn tại trong nền kinh tế hạn hẹp.
Theo quan sát của Kim, không ít bạn trẻ nghĩ mình thuộc “thế hệ N-po”. Họ phải hy sinh nhiều thứ bên cạnh 3 tiêu chí trên để đạt được sự hài lòng bên cạnh những thước đo thành công truyền thống.
Văn hóa tụ họp
Yoon Duk-Hwan, đồng tác giả của cuốn sách “Xu hướng Hàn Quốc 2019”, chỉ ra rằng nước này có truyền thống xoay quanh “văn hóa tụ họp”. Các cuộc họp lớp hàng năm là một ví dụ phổ biến khi đời tư của mọi người - từ chuyện kết hôn, đi làm, thất nghiệp - đều được chia sẻ.
“Những cuộc gặp gỡ này củng cố một nền văn hóa độc đoán mà ngày càng nhiều người trẻ chọn không tham gia nữa. Họ nhận ra mình có thể sống mà không bị ràng buộc bởi những vòng kết nối này”, Yoon nhận định.
Go Ji-Hyun mở “Salon gặp gỡ” Chwihyangwan đầu tiên ở Hàn vào năm 2018. Nội thất trong tiệm được bày trí giống như một khách sạn kiểu cũ. Đây là nơi để mọi người tụ tập, trao đổi và trò chuyện.
“Hàn Quốc chưa có văn hóa trò chuyện với nhau vì sợ bị bóc mẽ đời tư, đặc biệt là với người lạ. Lúc mới mở salon này, câu hỏi mà tôi thường gặp nhất là: ‘Làm cách nào để nói chuyện với một người lạ?’”, Go Ji-Hyun chia sẻ.
 |
Người Hàn e ngại việc trò chuyện với người lạ vì sợ bị bóc mẽ đời tư. Ảnh: Getty. |
Tại Chwihyangwan, người tham dự không cần tiết lộ tuổi tác của họ. Các thành viên giới thiệu nhau bằng biệt hiệu thân mật và không gọi tên thật hoặc nghề nghiệp.
“Thông thường, người Hàn giao tiếp với nhau dựa trên tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Thay vì đó, tại đây, mọi người chỉ biết đến nhau qua suy nghĩ cá nhân”, Go nói.
Trầm cảm
Theo BBC, tình trạng trầm cảm ở người trẻ Hàn Quốc đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Báo cáo của Dịch vụ Đánh giá Bảo hiểm Y tế cho thấy số người trong độ tuổi 20 được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm đã tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm.
Ha Ji-Hyun, bác sĩ tâm lý và giáo sư tại Trung tâm y tế Đại học Konkuk ở Seoul, cho hay các cộng đồng như “Làng không lo lắng” hay “Salon gặp gỡ” Chwihyangwan chỉ có thể là không gian cho những người cô đơn có khả năng chi trả.
 |
Tỷ lệ trầm cảm ở Hàn đang ở mức cao. Ảnh: SCMP. |
Trong khi đó, trầm cảm có tác động khác nhau với nhóm thanh niên có thu nhập thấp. Nói cách khác, giao tiếp xã hội vốn dĩ gắn liền với tiền bạc và nó có thể là gánh nặng hơn là thú vui.
Tuy nhiên, với tỷ lệ 82% thanh niên Hàn Quốc sử dụng mạng xã hội, ngày càng có nhiều người thuộc thế hệ Millennials ở mức thu nhập thấp có cơ hội tương tác xã hội.
“Sự hài lòng mà họ có được khi tương tác với người dùng khác qua trực tuyến cũng có giới hạn. Không ít người phải trải qua cảm giác trầm cảm nặng nề sau một thời gian dài bị cô lập về thể chất”, bác sĩ Ha nhấn mạnh.
Với trường hợp của Kim Ri-Oh, sự phân biệt giới tính tại nơi làm việc là chất xúc tác khiến cô nhìn ra một bức tranh toàn cảnh hơn.
“Có một thực tế bị bỏ qua là nam giới tại một số nhà xuất bản kiếm được trung bình 200.000 won mỗi tháng, cao hơn so với đồng nghiệp nữ. Không ai đề cập đến điều đó và dường như tôi không thể thay đổi mọi thứ. Vì vậy, tôi đã rời đi”, Kim bày tỏ.
Theo Zing

Túng thiếu, người trẻ Hàn Quốc làm 'chuột thí nghiệm' để kiếm tiền
Tham gia thử nghiệm lâm sàng đổi lấy tiền đang là cách nhiều thanh niên Hàn Quốc thất nghiệp chọn để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, việc làm này dấy lên các tranh cãi về đạo đức.
" alt=""/>'Ngôi làng không lo lắng' dành cho người trẻ trầm cảm ở Hàn
Kim Joon-hyup lần đầu tiên đi hẹn hò trong suốt 3 năm. Nhưng chàng trai 24 tuổi này không đi tìm bạn gái, mà anh đang thực tập cho một khoá học ở trường đại học.Từ kỹ năng chọn đối tác phù hợp cho tới ứng phó trong trường hợp chia tay, khoá học “Giới tính và Văn hoá” của ĐH Sejong, Seoul đã dạy cho sinh viên nhiều khía cạnh khác nhau của việc hẹn hò, tình yêu và tình dục.
Lớp học đặc biệt này nổi tiếng với bài tập hẹn hò, trong đó sinh viên được ghép đôi ngẫu nhiên để tham gia cuộc hẹn hò kéo dài 4 giờ.
 |
Kim Joon-hyup hẹn hò một học viên theo yêu cầu của khoá học. |
“Có một số lượng khá lớn sinh viên tham gia nhiệm vụ hẹn hò. Trong đó có những người chưa từng hẹn hò trước đây, cũng có người muốn coi như đây là một cơ hội để hẹn hò”.
Năm 2018, theo Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc, phần lớn người Hàn Quốc từ 20 tới 44 tuổi vẫn còn độc thân. Chỉ có 26% đàn ông chưa kết hôn và 32% phụ nữ chưa kết hôn trong nhóm tuổi này là đang có quan hệ yêu đương.
Trong số những người không có mối quan hệ tình cảm nào, có 51% đàn ông và 64% phụ nữ cho biết họ chọn sống độc thân.
Ngày càng nhiều người Hàn Quốc né tránh yêu đương trong bối cảnh kinh tế khó khăn cộng với các vấn đề xã hội nảy sinh.
Tỷ lệ thất nghiệp chung của nước này năm ngoái đã tăng lên mức cao nhất trong 17 năm - ở mức 3,8%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên từ 15 đến 29 tuổi cao hơn nhiều - 10,8%. Trong một cuộc khảo sát vào năm 2019 của công ty tuyển dụng JobKorea, chỉ có 10% sinh viên tốt nghiệp năm 2019 tìm được việc làm toàn thời gian.
Bên cạnh khó khăn tìm việc, nhiều thanh niên Hàn Quốc cũng cho biết họ thiếu thời gian, tiền bạc hoặc cảm xúc để hẹn hò.
“Tôi không có nhiều thời gian. Ngay cả khi gặp ai đó, tôi cũng cảm thấy tiếc vì không có thời gian đầu tư vào người đó” - Kim chia sẻ.
Lee Young-seob, 26 tuổi thì lo ngại rằng việc hẹn hò sẽ khiến anh mất tập trung trong quá trình tìm việc. “Sự nghiệp là điều quan trọng nhất với tôi. Nếu tôi hẹn hò với ai đó khi đang tìm việc, tôi lo rằng sẽ không thể cam kết với mối quan hệ” - anh nói.
Hẹn hò cũng khiến người ta tốn kém hơn. Công ty mai mối Duo ước tính chi phí trung bình cho mỗi cuộc hẹn hò là 63.495 won (gần 1,3 triệu đồng). Trong khi lương tối thiểu là 8.350 won/ giờ (167 nghìn đồng), nghĩa là phải làm 7,6 giờ để trả cho một cuộc hẹn hò.
Trong một cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Embrain, 81% người được hỏi cho biết chi phí hẹn hò là nguyên nhân gây căng thẳng trong các mối quan hệ. Một nửa số người được hỏi nói rằng, ngay cả khi gặp được người họ thích, họ cũng sẽ không bắt đầu hẹn hò nếu tình hình tài chính của họ không tốt.
“Việc làm rất khó kiếm nên không có tiền tiêu vặt” - Kim, người đang làm bán thời gian ở một chuồng ngựa cho biết.
Giáo sư Bae của ĐH Sejong cho biết đây là một nhận thức mà cô hi vọng sẽ thay đổi được thông qua các bài thực hành hẹn hò của khoá học, trong đó sinh viên bị giới hạn chỉ tiêu dưới 10.000 won (200 nghìn đồng) cho mỗi cuộc hẹn.
“Nhiều sinh viên nghĩ rằng phải có tiền mới hẹn hò được. Nhưng khi thực hiện nhiệm vụ, họ nhận ra rằng nếu suy nghĩ sáng tạo, sẽ có nhiều cách để vẫn vui mà không cần tiêu quá nhiều tiền”.
 |
Khoá học của giáo sư Bae dạy cả cách hẹn hò, cách chia tay và kiến thức về tình dục. |
Tuy nhiên, tiền bạc và sự nghiệp cũng chưa phải nỗi lo duy nhất khiến người trẻ Hàn Quốc cự tuyệt với tình yêu. Họ còn e ngại các vấn đề xã hội như bạo lực tình dục, phân biệt giới tính.
Có 32.000 vụ bạo lực tình dục được báo cáo với cảnh sát vào năm 2017, so với 16.000 vụ vào năm 2008, số liệu của Cơ quan Cảnh sát quốc gia cho hay.
Nữ sinh viên 21 tuổi Lee Ji-su cho biết cô không muốn hẹn hò sau khi chứng kiến một người bạn của mình bị bạn trai hành hung vì nói lời chia tay anh ta.
“Sau khi chứng kiến bạn mình phải trải qua những lần bạo hành như vậy, tôi nhận ra rằng mình phải cẩn thận hơn trong việc lựa chọn bạn đời. Tôi tự hỏi liệu tình yêu có quan trọng với cuộc đời mình đến thế hay không”.
Một vấn đề khác nữa của người trẻ Hàn Quốc là thiếu kiến thức giáo dục giới tính. Họ học về tình dục từ phim khiêu dâm nhiều hơn là giáo dục giới tính nghiêm túc.
Một quan chức của Bộ Giáo dục nước này cho biết, các trường học cung cấp ít nhất 15 giờ giáo dục giới tính mỗi năm bắt đầu từ khi trẻ 6 tuổi.
Nhưng nhiều người cho rằng như thế vẫn chưa đủ. Trong một cuộc khảo sát năm 2019 bởi Viện Phát triển Phụ nữ Hàn Quốc, 67% người được hỏi nói rằng giáo dục giới tính ở trường học không giúp ích được gì.
“Nhiều người bạn của tôi học về tình dục từ phim khiêu dâm. Họ xem và nghĩ rằng đó là cách họ nên làm. Và khi có trải nghiệm tình dục đầu tiên, họ sẽ phạm sai lầm. Bởi vì phim khiêu dâm thường mang tính bạo lực và coi phụ nữ là công cụ” – Kim chia sẻ.
Để thay đổi nhận thức sai lầm này, khoá học của giáo sư Bae cung cấp cả kiến thức về tình dục.
“Mục tiêu của khoá học là hiểu được sự khác biệt giữa mọi người, đặc biệt là giữa nam và nữ, và cách xây dựng một mối quan hệ tốt, trở thành những đối tác tốt bằng cách tôn trọng đối phương”.
Giáo sư Bae cho rằng, hiểu nhau chính là yếu tố quan trọng để làm việc cùng nhau và cùng tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.
Đồng tình với quan điểm đó, Kim nói: “Khi tham gia khoá học, tôi có thể suy nghĩ từ quan điểm của phụ nữ và có được sự hiểu biết khách quan về giới tính kia”.
“Khoá học khiến tôi muốn hẹn hò trở lại”.
Đăng Dương(Theo CNN)

Phụ nữ Hàn Quốc không dám đi vệ sinh trong chính nhà mình
Do tình trạng quay lén diễn ra phổ biến, phụ nữ và trẻ em gái xứ kim chi không dám sử dụng nhà vệ sinh công cộng, thậm chí cảm thấy bất an khi ở chính nhà mình.
" alt=""/>Người trẻ Hàn Quốc sợ hẹn hò, hiểu sai về tình dục