
Liên minh Châu Âu (EU) hôm 19/7 đã chính thức cấp phép cho Đức triển khai dự án nghiên cứu công nghệ máy tìm kiếm thông tin Internet trị giá 165 triệu USD.
Dự kiến được hoàn thành vào một ngày không xa, loại máy này có thể thách thức cỗ máy khổng lồ Google mang “quốc tịch” Mỹ.
Dự án mang tên Theseus – một nhà khoa học Hy Lạp - nói trên, được người Pháp gọi là cánh tay Quaero của người Đức, tập trung cho phát triển một cỗ máy tìm kiếm đa phương tiện tiên tiến nhất thế giới, đáp ứng được công nghệ mạng băng rộng thế hệ kế tiếp. Hệ thống còn cho phép biên dịch văn bản đa chiều ngôn ngữ, nhận dạng và đặt chỉ số hình ảnh, âm thanh.
Theo kế hoạch, Chính phủ Đức sẽ chi nhiều ngân sách cho một số hãng công nghệ, trong đó có Siemens, Deutsche Thomson thực hiện giai đoạn “phá băng” để khởi động dự án nghiên cứu. Giai đoạn sau của dự án, nguồn kinh phí được giải ngân đều cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ để hoàn trả nguồn vốn mà họ đã đầu tư cho những dự án nghiên cứu ban đầu.
" alt=""/>EU thông qua dự án triển khai máy tìm kiếm khổng lồẢnh minh hoạ
Giá giảm từng ngày. Số nhà phân phối tăng. Thị trường máy tính xách tay đang ở trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhất.
Ăn thua nhau từng “đô”
Thị trường máy tính xách tay (laptop) hiện đang nhộn nhịp, đông đúc và ồn ào nhất từ trước đến nay. Mặc dù hiện tại không phải là thời điểm lý tưởng trong mùa mua sắm, nhưng các đại lý và các hãng máy tính vẫn liên tục có những chiêu khuyến mại thu hút khách.
Giá laptop đang giảm từng ngày, một phần do chính sách giảm giá của các hãng, nhưng một phần là do các đại lý phân phối tự giảm giá. Ở thời điểm hiện nay, có thể dễ dàng mua một chiếc laptop mới 100% có cấu hình hoàn toàn đáp ứng được cho nhu cầu công việc hàng ngày như soạn thảo văn bản, trình chiếu power point, truy cập Internet, email v.v… với mức giá chưa đến 600$.
Theo nhận định của nhiều đại lý phân phối, chưa bao giờ thị trường máy tính xách tay lại cạnh tranh khốc liệt như thời gian 6 tháng đầu năm vừa qua. Các công ty chuyên phân phối máy tính để bàn và linh kiện giờ đã nhận thấy tiềm năng của thị trường máy tính xách tay, giờ đồng loạt chuyển sang phân phối thêm mặt hàng này. Kết quả là các nhà bán lẻ buộc phải xây dựng mức lợi nhuận thấp nhất có thể, thậm chí có những model nhà phân phối phải chấp nhận bán hòa hoặc lỗ để thu hút khách hàng.
Theo anh Ngô Lâm Trí, phụ trách mảng kinh doanh thuộc công ty phân phối laptop Bách Phương, có trụ sở tại phố Kim Ngưu, Hà Nội, thì tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp đang chịu sức ép rất lớn. Giá cả biến động từng ngày, các đại lý phân phối ăn thua nhau từng “đô”. “Mỗi sáng đến văn phòng, việc đầu tiên là chúng tôi theo dõi báo giá của các đối thủ, tiếp đó có những nghiên cứu và đưa ra giá bán thích hợp”, anh Trí chia sẻ.
Theo anh, giá bán nếu rẻ quá thì sẽ lỗ hoặc doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động cầm chừng, nhưng cao thì chắc chắn là không có khách mua: “Tâm lý người dùng, ai cũng cân nhắc mua chiếc máy giá rẻ nhất với chất lượng tốt nhất. Việc mua hàng ở đâu là quyền của khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp phân phối đang phải chịu những sức ép rất lớn”.
Cùng quan điểm này, ông Huỳnh Đại Thắng, Giám đốc điều hành trung tâm Thiết Bị Số (2-2A Trần Hưng Đạo, Q1, Tp.Hồ Chí Minh) cũng cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu tiếp cận với sản phẩm CNTT đang trở thành thiết yếu. Ngoài các chương trình khuyến mãi của các đại gia laptop như HP, Acer thì các doanh nghiệp phân phối cũng tự mình phải giảm giá trực tiếp để kích cầu.
Mỗi đại lý một phách
" alt=""/>Thị trường laptop đang cạnh tranh khốc liệtMục tiêu của một số doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông tại Việt Nam là sản xuất được những chiếc điện thoại di động, nhưng cho tới thời điểm này, đó vẫn chỉ là ước mơ.
Khởi xướng cho kế hoạch sản xuất điện thoại di động thương hiệu Việt đầu tiên phải kể tới dự án sản xuất, lắp ráp điện thoại di động giá rẻ - kết quả của liên doanh công ty Cổ phần VinaMobi Việt Nam và Zentek Technology Singapore và được ban quản lý khu công nghiệp Hòa Khánh (Liên Chiểu, Đà Nẵng) cấp giấy phép cách đây gần 3 năm, ngày 29/4/2004. Nhưng mới đây, ban quản lý khu công nghiệp này đã đệ trình lên Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng ý định thu hồi lại giấy phép của đề án với lý do liên doanh đã triển khai quá chậm so với cam kết ban đầu.
Đề án sản xuất điện thoại di động thương hiệu Việt thứ hai cũng rất được mong chờ là sản xuất điện thoại giá rẻ của công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện Postef.
Được người dùng biết tới bởi thương hiệu điện thoại cố định Postef từ cách đây gần 10 năm, Postef đang thử sức mình với đề án mới được coi là khá mạo hiểm: sản xuất điện thoại di động giá rẻ "made in Việt Nam". Họ đã bị cho là khá mạo hiểm khi đổ tiền đầu tư dây chuyền sản xuất vốn đã là mảnh đất màu mỡ của các thương hiệu lớn đến từ nước ngoài như Nokia, Samsung...
Rục rịch từ năm 2005, theo kế hoạch, với một dây chuyền công nghệ sản xuất mua từ một đối tác tại Hàn Quốc, Postef sẽ tung ra thị trường ba mẫu di động của lô hàng đầu tiên vào đầu năm 2006. Nhưng cho tới thời điểm này, dự án vẫn còn im hơi lặng tiếng.
" alt=""/>Mơ có điện thoại di động “made in VN'