![]() |
Ảnh minh họa |
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 diễn ra tối 29/11 tại Hà Nội. Từ trái qua: Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Phạm Minh Tuấn, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Nguyên tham quan khu trưng bày sách đoạt giải.
![]() |
Khách mời tham quan không gian trưng bày sách. Sách đoạt giải năm nay đa dạng về thể loại, thể hiện sự phong phú và chiều sâu của các lĩnh vực nghiên cứu, sáng tác. |
Các khách mời chụp ảnh lưu niệm tại lễ trao giải. Trong ảnh, đại diễn Nhà xuất bản Kim Đồng và họa sĩ Tạ Huy Long (giữa) - tác giả cuốn Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữlưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại lễ trao giải. |
![]() |
Buổi lễ diễn ra tại Nhà Hát Lớn với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc. |
Phát biểu tại Lễ trao giải, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa biểu dương và đánh giá cao kết quả quan trọng đạt được của đội ngũ những người làm xuất bản trong cả nước. "Tôi tin tưởng rằng, trong thời gian tới, lĩnh vực xuất bản sẽ tiếp tục có những bước phát triển mới, đột phá mới. Các nhà xuất bản, đội ngũ những người làm xuất bản trong cả nước sẽ luôn hoàn thành sứ mệnh cao cả, là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng", ông Nguyễn Trọng Nghĩa nói. |
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao giải A cho đại diện nhà xuất bản và tác giả của ba công trình đồ sộ, giàu giá trị: Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020) (2 tập), Cẩm nang chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Tổng tập Nhà văn quân đội - Kỷ yếu - Tác phẩm(5 tập). |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư cùng ông Trần Đình Ba - Phó giám đốc - Phó tổng biên tập phụ trách Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM nhận giải A cho công trình Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020). Đây là lần thứ hai nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư đoạt giải A giải thưởng cao quý này. |
Đại diện Nhà xuất bản và bệnh viện Bạch Mai nhận giải A cho công trình Cẩm nang chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. Cuốn sách này không chỉ phục vụ cho công tác điều trị bệnh nhân, mà còn là nguồn tài liệu giảng dạy cho các thế hệ bác sĩ tương lai. Nó đại diện cho sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa những kinh nghiệm lâu đời và những tiến bộ khoa học tiên tiến, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe tại Bệnh viện Bạch Mai nói riêng và toàn ngành y tế Việt Nam nói chung. |
Đại diện Nhà xuất bản Văn học và đại tá, nhà văn Nguyễn Bình Phương - Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội- nhận giải A cho bộ Tổng tập Nhà văn quân đội. Đây là một công trình đồ sộ gồm 5 tập với 3.000 trang, tập hợp sáng tác của hơn 360 nhà văn, nhà thơ, nhà lí luận phê bình, dịch giả tiêu biểu trong đội ngũ nhà văn mặc áo lính qua nhiều thế hệ của nước ta. Thông qua công trình này, độc giả có thể thấy được diện mạo, sức vóc cũng như thành tựu cống hiến của một “binh chủng đặc biệt”, đó là các nhà văn quân đội và từng qua quân đội. |
Ông Lê Quốc Minh, Tổng biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch hội nhà báo Việt Nam và ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Biên tập tạp chí Cộng sản, trao giải B cho các nhà xuất bản và tác giả, dịch giả. |
PGS.TS Nguyễn Lân Cường (phải) nhận giải B với công trình nghiên cứu Bộ xương người nói với chúng ta điều gì? |
Bà Trịnh Thanh Thủy - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ông Phan Xuân Thủy - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - trao 21 giải C cho đại diện các nhà xuất bản, tác giả, dịch giả. |
Đại diện gia đình tướng Nguyễn Chí Vịnh và Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân nhận giải C cho cuốn sách Người thầy. Cuốn sách cũng được trao giải ở hạng mục "Cuốn sách được bạn đọc yêu thích". |
Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Phạm Minh Tuấn và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương trao 21 giải Khuyến khích cho đại diện nhà xuất bản, tác giả, dịch giả. |
Đại diện tác giả, dịch giả và nhà xuất bản nhận giải "Sách được bạn đọc yêu thích". |
Giải thưởng Sách Quốc gia cũng ghi nhận và biểu dương nỗ lực của các cơ quan báo chí, các nhà báo đã đồng hành với ngành xuất bản, giới thiệu, quảng bá nhiều sách hay, giá trị đến bạn đọc, cổ vũ phong trào đọc. Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao bằng khen cho các nhà báo Lữ Mai, Báo Nhân dân; nhà báo Minh Thu, báo Việt Nam Plus; nhà báo Thúy Tình, báo Vietnamnet; nhà báo Hồ Vân, Đài Truyền hình Việt Nam; (nhà báo Hà Thu, báo Vnexpress; nhà báo Bùi Đức Huy và nhà báo Trần Nguyễn Tâm Anh Tạp chí Tri thức điện tử Znews. |
Đại diện tạp chí Tri thức - Znews nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông vì đã đồng hành cùng ngành xuất bản, cổ vũ phong trào đọc sách. |
Giải thưởng Sách quốc gia lần VII nhận được sự đồng hành, ủng hộ của các doanh nghiệp và đơn vị. Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Phạm Minh Tuấn tặng hoa và cảm ơn đại diện nhà tài trợ Vingroup. |
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gialần thứ VII (2024) được tổ chức vào 20h ngày 29/11/2024 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên VTV1. Đơn vị tài trợ: Vingroup, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Tổng công ty Giấy Việt Nam.
" alt=""/>Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần VIISau phát ngôn không khuyến khích người trẻ học code của CEO NVIDIA, câu chuyện này đã trở thành một chủ đề gây nhiều tranh cãi.
Theo anh Nguyễn Hữu Cầm, giảng viên CNTT một trường đại học ở Hà Nội, trẻ em hiện nay vẫn nên học lập trình.
Chia sẻ với VietNamNet, anh cho rằng, AI hiện mới chỉ đáp ứng được một số công việc, trong khi những công việc mang tính đặc thù vẫn cần đến sự tham gia của con người.
Các nội dung do AI sinh ra hiện vẫn mang nhiều tính chủ quan, đặc biệt là các nội dung có yếu tố chính trị, tôn giáo. Do vậy, AI vẫn cần được cung cấp nguồn dữ liệu đầu vào chuẩn và phải được “rèn luyện”. Điều này cần tới sự giám sát của con người.
Theo anh Cầm, cần một khoảng thời gian nữa để AI có thể thay thế hoàn toàn con người trong việc lập trình. Tuy nhiên, lúc đó sẽ lại sinh ra các ngành khác cần đến công việc lập trình.
Từ góc độ một người làm giáo dục, vị giảng viên này cho hay, tỷ lệ sinh viên CNTT ra trường có việc làm ngay hiện vẫn ở mức cao. Tuy vậy, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, thị trường nhân sự CNTT đang ngày một cạnh tranh hơn.
“Sinh viên CNTT mới ra trường nếu muốn có việc làm tốt ngay không đơn giản, khi yêu cầu của nhà tuyển dụng ngày một cao. Fresher (sinh viên mới ra trường) cần phải có kiến thức như junior (người mới đi làm một vài năm). Việc giỏi ngoại ngữ cũng là một tiêu chí để giúp các bạn có thêm điểm cộng”, anh Cầm nói.
Chia sẻ về câu chuyện này, TS Đặng Minh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ CMC cho hay, ông tôn trọng góc nhìn của ông Jensen Huang bởi đó là quan điểm riêng của từng người.
Theo TS Đặng Minh Tuấn, việc trả lời câu hỏi “Trẻ em có nên học code hay không?” cũng tương tự như câu hỏi “Học toán để làm gì?”.
“Máy tính và điện thoại đã có ở khắp nơi, sao còn phải học phép toán cộng, trừ, nhân, chia? Tương tự, có người phiên dịch rồi tại sao người ta vẫn học ngôn ngữ của dân tộc khác? Học lập trình là để hiểu cách thức thực hiện các bài toán logic, hiểu ngôn ngữ của máy tính. Đây cũng là một kỹ năng để người sở hữu nó có thể chủ động giải quyết được những công việc đơn giản”, TS Đặng Minh Tuấn nhận định.
TS Đặng Minh Tuấn cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc học lập trình không phải là điều kiện bắt buộc. Tuy nhiên, nếu có kỹ năng lập trình, các bạn trẻ sẽ có những lợi thế nhất định, dù mức độ lợi thế cụ thể ra sao sẽ tùy theo từng thời điểm.
Trong thời gian ngắn trước mắt, AI vẫn chưa thay thế được con người, trái lại nó sẽ hỗ trợ cho người làm IT làm việc hiệu quả hơn. Thậm chí, việc ứng dụng AI mạnh mẽ còn mở ra những cơ hội việc làm mới mà trước đây chưa từng có.
Điều này cũng giống như khi taxi ra đời thì nghề đạp xích lô sẽ bị thu hẹp, nhưng lại xuất hiện các ngành nghề khác liên quan đến việc sửa chữa, cung ứng vật tư cho loại hình phương tiện mới.
Để không bị AI thay thế, người làm IT cần trang bị thêm cho mình kỹ năng khai thác AI. Họ cũng phải hiểu nguyên lý hoạt động của trí tuệ nhân tạo, từ đó phát huy những ưu điểm và hạn chế mặt tiêu cực mà AI mang lại.