
 |
Làm bạn gái của các siêu anh hùng chắc chắn là vị trí nguy hiểm bậc nhất bởi luôn trở thành mục tiêu tấn công của các phản diện. Cũng có những siêu anh hùng đã cứu nguy đúng lúc cho "mỹ nhân" như Batman, Iron Man, Superman, nhưng cũng có người làm bạn gái mất mạng như Spider-man.
2. Trợ lý công nghệ
Những siêu anh hùng sử dụng trang thiết bị công nghệ cao thường là thiên tài sáng chế hoặc có sự trợ giúp của những bộ óc lẫy lừng. Lucious Fox là người tạo ra bộ giáp nổi tiếng và vũ khí cho Batman, Weasel hỗ trợ Deadpool hack máy tính, The Flash có hẳn 1 đội gồm các nhà khoa học "chống lưng".
3. Quá trình rèn luyện
Không phải siêu anh hùng nào cũng được sinh ra với khả năng chiến đấu bẩm sinh. Ngay cả với "đấng" Batman, anh cũng phải mất không ít thời gian, mồ hôi và nước mắt để rèn luyện cơ thể. Quá trình rèn luyện là phần phim không thể thiếu để đẩy nội dung đến cao trào.
4. Nhà khoa học điên
Phần lớn các kẻ phản diện là những nhà khoa học hoặc những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi một nghiên cứu khoa học. Green Goblin hay Doctor Octupus của Spider-man là ví dụ. Những dị nhân biến đổi gen trong series The Flash cũng bị ảnh hưởng bởi máy gia tốc hạt của Harrison Wells.
5. Phản diện có quá khứ liên quan đến anh hùng
Để tạo sự lớp lang cho câu chuyện, các biên kịch thêm nhiều "gia vị" phức tạp cho mối quan hệ của 2 phe phản diện - anh hùng. Những nhân vật phản diện nổi tiếng thường có cuộc chiến kéo dài nhiều năm với siêu anh hùng hoặc liên quan tới quá khứ, cái chết của người thân anh hùng.
6. Tia sáng chiếu lên trời
Với nhóm fan phim siêu anh hùng, hình ảnh tia sáng chiếu từ các đô thị sầm uất lên trời rất quen thuộc. Mỗi khi một kẻ ác siêu năng lực bắt đầu tấn công, đe doạ sự tồn vong của nhân loại, việc đầu tiên hắn làm là "thị uy" bằng một tia sáng kỳ lạ. Hiệu ứng kỹ xảo này không chỉ đẹp mắt mà còn khoe được độ "khủng" của nhân vật phản diện.
7. "Cố vấn" lớn tuổi
Không chỉ có "cạ cứng" thiên tài, nhiều siêu anh hùng còn có sự giúp đỡ, cố vấn của các "bậc lão thành" dàn dạn kinh nghiệm. Batman có quản gia Alfred, Ant-man có khoa học gia Hank Pym, Doctor Strange có sư phụ Thượng cổ tôn giả...
8. Phiên bản đen tối của siêu anh hùng
Còn gì gay cấn hơn khi để nam chính chiến đấu với một phản diện có giáp chiến, vũ khi hay sức mạnh y hệt mình? Hẳn đạo diễn của Ant-man, Iron Man và The Flash biết rõ điều này nên mới sinh ra những phiên bản kẻ ác "copy" của siêu anh hùng.
9. Các đô thị sầm uất bị phá nát
Tất nhiên kẻ ác thì luôn muốn tấn công ở những khu vực đông dân cư để tăng mức thiệt hại lên cao nhất. Chính vì vậy các cuộc chiến sống còn trong phim bom tấn nhất định phải xảy ra ở những khu phố sầm uất, phá nát đường phố xe cộ, làm sập nhiều toà nhà chọc trời...
10. Giả chết
Thêm một tình tiết dùng nhiều đến nhàm là các nhân vật giả chết để đánh lừa khán giả. Tuy nhiên sau nhiều lần bị tưởng nhầm, nay người xem đã đỡ shock hơn mỗi khi một nhân vật khá chính bị giết hại bởi ai cũng biết nhân vật này sẽ sớm quay lại và... lợi hại hơn.
Kaito
" alt=""/>10 tình tiết đã gây nhàm chán trong các bom tấn siêu anh hùng

|
Xác thực hai yếu tố là tốt nhưng nó khá bất tiện khi bạn đi du lịch. Khi sử dụng xác thực hai yếu tố, mỗi lần bạn đăng nhập vào Gmail hay Facebook, các dịch vụ này sẽ yêu cầu bạn nhập một mã xác thực gửi tới bằng tin nhắn điện thoại, thế nhưng bạn có thể đã tháo SIM chính ra và dùng một SIM khác khi du lịch nước ngoài. Vậy là xong, bạn sẽ không thể nhận mã xác thực, càng không thể đăng nhập vào tài khoản.
Nếu bạn vẫn muốn dùng xác thực hai yếu tố, hãy thiết lập một tài khoản phụ để nhận mã xác thực thay vì nhận qua tin nhắn điện thoại.
Hiểu vấn đề của iMesssages
Nếu bạn là một người sử dụng iPhone, iMessage là một ứng dụng tuyệt vời… cho đến khi bạn nhớ ra rằng mình đang dùng một số điện thoại khác. Từ đó, mọi chuyện trở nên phức tạp hơn.
Đừng quên, iMesssage dựa trên dữ liệu, không phải SMS, thế nên nếu bạn kết nối qua internet (Wi-Fi hay dữ liệu di động), đổi SIM khi đi ra nước ngoài và gửi iMessage tới những người khác, người đó sẽ nhận được tin nhắn iMessage từ một số điện thoại lạ chứ không phải là tài khoản tên bạn như khi nhắn tin bằng các ứng dụng nhắn tin OTT tương tự.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể giúp người thân nhận ra tin nhắn iMessage của bạn bằng cách chọn gửi và nhận bằng địa chỉ email. Cụ thể là vào phần Settings > Messages > Send & Receive, chọn địa chỉ email trên cả hai phần “can be reached” và “start new conversations from”).
Sử dụng ứng dụng nhắn tin của bên thứ 3
 |
|
Nhắn SMS quốc tế là một điều cực kỳ lãng phí. Thứ nhất là cước rất đắt, thứ hai là bạn sẽ nhắn cho người kia bằng một số lạ hoắc. Cách tốt hơn là sử dụng các ứng dụng nhắn tin của bên thứ 3.
Bạn có thể dùng Facebook Messenger, không bị ràng buộc bằng số điện thoại của bạn, dù đi đâu thì cách dùng vẫn không thay đổi. Hơn thế, bạn còn gọi được video. Bạn chỉ cần có 2 điều kiện: internet và tài khoản Facebook.
Ngoài ra, bạn có thể chuyển sang dùng Textnow hoặc WhatsApp. Textnow là một ứng dụng khá tốt bởi nó vẫn giữ nguyên số điện thoại của bạn dù bạn dùng SIM nào và bạn còn có thể gửi tin nhắn cho những người không dùng Textnow.
Cài Google Translate
Để giao tiếp với người nước ngoài mà bạn không thạo tiếng, bạn làm thế nào? Dùng ngôn ngữ, dùng cử chỉ? Nhưng vẫn có những thứ bạn không thể dùng cử chỉ hay vốn tiếng ít ỏi của mình để giải thích cho người bản xứ hiểu. Chính vì thế Google Translate là lựa chọn tuyệt vời nhất. Đôi khi Google Translate đưa ra những bản dịch khá ngớ ngẩn nhưng miễn là bạn lựa chọn cấu trúc đơn giản, hầu như mọi thứ đều có thể dịch đủ hiểu.
" alt=""/>8 mẹo công nghệ cho người du lịch Tết ở nước ngoài