Theo chuyên gia y tế, nhu cầu canxi khi mang thai tăng lên rõ rệt theo tuổi thai. Trong 3 tháng đầu, phụ nữ có thai cần 800mg canxi/ngày, 3 tháng giữa là 1000mg/ngày và 3 tháng cuối là 1500mg/ngày.
Trong thời kỳ có thai, mặc dù cơ thể của mẹ bầu đã phân giải phần nào canxi có trong xương và phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu tăng cao nhưng sự đáp ứng này là chưa đủ. Trên thực tế, phụ nữ mang thai cần nhiều canxi hơn thế và nhu cầu bổ sung canxi cho bà bầu càng tăng cao khi càng về cuối kỳ mang thai. Nếu không được đáp ứng đầy đủ lượng canxi cần thiết, thai nhi có thể bị ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này như: hiện tượng chậm phát triển, bệnh còi xương bẩm sinh, chứng khò khè, dị dạng xương...
Trong thời kỳ cho con bú, nếu không được bổ sung canxi, sữa mẹ sẽ kém chất lượng. Trẻ sơ sinh bị thiếu canxi sẽ có các biểu hiện như dễ bị giật mình, co giật, hay quấy khóc và ngủ không yên.
Bổ sung canxi cho bà bầu còn mang ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của chính thai phụ. Khi thiếu hụt canxi, mẹ bầu thường bị tê chân, mệt mỏi, mất ngủ. Đến khi cho con bú, cơ thể mẹ suy yếu, hay đổ mồ hôi trộm, dễ bị đau lưng, mỏi vai, đau khớp. Sự thiếu hụt canxi diễn ra trường kỳ sau nhiều lần sinh nở là tiền đề gây ra hiện tượng loãng xương khi các mẹ bước vào độ tuổi mãn kinh.
Cách bổ sung canxi cho bà bầu
Phương pháp hiệu quả để bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai là thông qua các loại thực phẩm tự nhiên đầy đủ dinh dưỡng như các loại động vật có vỏ, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, trứng, các loại hạt, các loại đậu và các loại rau xanh... Đây đều là nguồn cung cấp canxi tự nhiên mà mẹ bầu có thể bổ sung qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Ngoài ra canxi còn có thể được bổ sung trong các loại sữa như sữa tươi, sữa công thức hoặc các loại viên uống bổ sung canxi.
Theo chuyên gia y tế, khi bổ sung canxi, mẹ bầu cần lưu ý một số điều như: Hạn chế bổ sung chế phẩm canxi chứa đường và natri; Kết hợp với vitamin D3 để giúp chuyển hóa canxi trong cơ thể tốt hơn; Không nên phối hợp bổ sung canxi cùng lúc với những thực phẩm như chocolate, trà, ca cao; Nên bổ sung canxi vào buổi sáng sau ăn khoảng 1 giờ; Không tự ý bổ sung canxi khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ.
Hiện trên thị trường, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Unical Mama Calcium được biết đến là sản phẩm hỗ trợ cho các bà mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Sản phẩm có các thành phần như AquaminF (Canxi từ Tảo), sắt polymaltose, Acid Folic đều là những dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Theo nhà sản xuất, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Unical Mama Calcium được nhập khẩu nguyên liệu và dây chuyền sản xuất của Nhật, sản xuất tại Việt Nam, sản phẩm được căn chỉnh hàm lượng phù hợp với nhu cầu, thể chất và cơ địa phụ nữ Việt Nam. Sản phẩm có dạng viên nén tiện dụng với hương chanh thơm mát, dễ uống, dễ sử dụng, có thể nhai trực tiếp.
Hiện nhãn hàng đang có chương trình hỗ trợ, khi mua sản phẩm các bà bầu sẽ được thăm khám, tư vấn dinh dưỡng online miễn phí tại các phòng khám Momcare, Wikimom.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Unical Mama Calcium không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Trần Hiền(Tổng hợp)
" alt=""/>Bổ sung canxi đúng cách cho bà bầuCổ được hệ thống cơ xương (xương, gân và dây chằng) nâng đỡ cho phép bạn giữ đầu thẳng, di chuyển cổ sang hai bên và nhìn lên xuống. Ở những người khỏe mạnh, tình trạng cổ kéo giãn thường do bị chấn thương sau tai nạn xe hơi hoặc lực tác động đột ngột nào vào cổ. Trẻ sơ sinh cũng không thể nâng đỡ đầu vì cơ chưa đủ khỏe.
Trong vòng 3 ngày trước khi mất, đầu của bệnh nhân thường ngả ra phía sau. Giảm lưu lượng máu đến hệ thống cơ xương kết hợp với khối lượng cơ giảm và giảm cân (các dấu hiệu của cái chết sắp xảy ra) có thể khiến cổ người sắp qua đời có hiện tượng như vậy.
Ngoài ra, theo Health Digest, có thể khi ai đó đang hấp hối, một số cơ và các cấu trúc hỗ trợ khác sẽ mất đi sức mạnh. Cơ mặt của một người cũng giãn ra trong những ngày cuối đời, có khả năng liên quan đến hiện tượng lạ này.
Một lời giải thích khả thi khác liên quan đến ung thư. Vì nghiên cứu trên tập trung vào người mắc ung thư nên có thể tình trạng teo cơ do giảm tổng hợp protein dẫn đến cổ bệnh nhân mềm nhũn. Có một thuật ngữ cho tình trạng này trong lĩnh vực ung thư: chứng suy mòn cachexia. Đó là tình trạng teo cơ và sụt cân đi kèm với giai đoạn tiến triển của bệnh.
Ngoài dấu hiệu ở cổ, các bệnh nhân sắp mất còn bị giảm phản xạ với kích thích thị giác, đồng tử không phản ứng, không thể nhắm mắt, nếp gấp mũi - má chảy xệ, chảy máu đường tiêu hóa trên…
Theo Tiến sĩ David Hui, việc phát hiện ra những dấu hiệu như vậy có thể giúp các nhân viên y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất có thể cho những người cận cửa tử. Họ sẽ tập trung vào việc cải thiện sự thoải mái cho bệnh nhân thay vì cố gắng kéo dài sự sống.
Cái chết không phải là chủ đề mọi người muốn thảo luận nhưng chúng ta đều sẽ phải đối mặt. Biết về những thay đổi sinh lý khác nhau đi kèm với quá trình này có thể giúp bạn tập trung vào những điều quan trọng nhất trước khi đến lúc nói lời tạm biệt người quen. Đó có thể là tập hợp gia đình và bạn bè lại để bày tỏ tình yêu thương, dành thời gian ít ỏi mà bạn có với người thân yêu của mình một cách có ý nghĩa.
Trước đây, cuộc sống còn nhiều khó khăn, người dân Phú Thọ thường lấy sắn về phơi khô, xay thành bột rồi làm bánh để ăn chống đói. Bánh sắn lúc đó không có nhân, người ta phải lấy đũa chọc một lỗ ở giữa cho bánh nhanh chín và chín đều. Bởi vậy, người địa phương thường gọi là bánh sắn nhân đũa.
Ngày nay, bánh sắn không còn là món ăn “nhà nghèo” nữa mà được “nâng tầm” thành đặc sản nức tiếng của vùng đất Tổ, “hút” khách thưởng thức. Thay vì làm “nhân đũa”, bánh sắn được chế biến đa dạng, chất lượng hơn với nhân mặn và nhân ngọt.
Bánh sắn là món ăn nổi danh của vùng đất Tổ - Phú Thọ (Ảnh: Bột sắn sạch)
Bánh sắn nhân ngọt thường được làm từ các loại nguyên liệu như đỗ xanh dừa, nhân đậu đen, đậu đỏ, nhân chuối hoặc nhân lạc vừng,…Còn bánh sắn nhân mặn thì cầu kỳ hơn, có thể biến tấu từ nhiều nguyên liệu khác như thịt lợn với đậu xanh, nhân thịt băm và mộc nhĩ hay nhân trứng kiến. Mỗi kiểu nhân sẽ mang lại hương vị khác nhau cho món ăn nhưng phổ biến và được yêu thích nhất vẫn là bánh sắn nhân thịt băm mộc nhĩ.
Thoạt nhìn, bánh sắn có hình thức bên ngoài không mấy hấp dẫn. Bánh khá nhỏ, chừng ba đầu ngón tay chụm lại và được bọc bởi lớp lá chuối mỏng, khi chín có màu đục, hơi trong. Tuy nhiên, khi ăn thử, thực khách sẽ thấy bất ngờ bởi độ dẻo dai của lớp vỏ bánh kết hợp vị bùi, béo ngậy từ phần nhân.
Tuy là món ăn dân dã, được chế biến từ nguyên liệu dễ tìm nhưng để làm nên những chiếc bánh sắn thơm ngon, người dân Phú Thọ phải thực hiện từng công đoạn thật tỉ mỉ. Sắn làm bánh được chọn lựa từ loại sắn nếp củ trắng, thân mập. Giống sắn này có nhiều bột, vị ngọt thơm, khi luộc sẽ bở tơi, màu trắng xốp trông rất hấp dẫn.
Bánh sắn được biến tấu với nhiều hương vị, gồm đủ kiểu nhân mặn và nhân ngọt khác nhau (Ảnh: Đặc sản Phú Thọ)
Bánh sắn được chế biến hoàn toàn thủ công nên có độ mềm dẻo nhất định, dậy mùi thơm nức mũi (Ảnh: @rieulun2712)
Để làm vỏ bánh, người ta phải sử dụng phần bột chất lượng. Bột sắn càng đảm bảo thì bánh thành phẩm càng ngon, có độ dẻo dai, vừa miệng. Chị Nguyễn Hà (sống ở TP. Việt Trì) chuyên cung cấp bánh sắn cho các đầu mối trong và ngoài tỉnh đã 4 năm nay cho hay, bánh sắn muốn ngon cũng đòi hỏi những bí quyết riêng mà chỉ người làm bánh mới biết.
“Từ việc chọn lựa nguyên liệu đến quá trình chế biến đều cần thực hiện khéo léo. Với công đoạn nhào bột, người làm phải có kinh nghiệm, đổ nước sôi từ từ vào chậu bột khô, vừa đong lượng nước phù hợp, vừa dùng đũa đảo nhanh tay để nước và bột hòa quyện vào nhau. Nhào kĩ đến khi thu được hỗn hợp bột thật dẻo, mịn thì bắt đầu nặn thành bánh”, chị Hà nói.
Ngoài dùng bột khô, người địa phương còn áp dụng cách làm từ bột tươi. Sắn được tách vỏ, rửa sạch, lọc bỏ xơ rồi dùng bàn mài thành bột nhuyễn. Vắt hỗn hợp trên để lấy bã, phần nước còn lại chờ cho lắng đọng để thu được phần tinh bột tươi màu trong. Trộn bột với bã, nhào kĩ đến khi hỗn hợp bột dẻo, sánh mịn là được.
Lá chuối phải chọn loại lá bánh tẻ, đem hơ lửa cho mềm và dai để lúc gói bánh không bị rách (Ảnh: @cuncunfood)
Lá chuối được cuốn ngang thân bánh, giúp bánh không bị dính vào nhau khi hấp và làm dậy mùi thơm hấp dẫn (Ảnh: @anhsausaigon).
Bánh sắn được làm chín bằng phương pháp hấp cách thủy, chờ khoảng 40 phút là bánh chín (Ảnh: Minho’s Kitchen).
Với phần nhân, người ta thường sử dụng các thành phần nguyên liệu gồm thịt lợn, mộc nhĩ, hành khô. Thịt chọn miếng có cả nạc cả mỡ, sơ chế sạch rồi băm nhỏ cùng mộc nhĩ. Phi thịt với mộc nhĩ và hành khô, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Chuẩn bị xong phần nhân mặn, người ta bắt đầu nặn bột, cho nhân vào giữa rồi bọc lá chuối bên ngoài. Những người thợ nặn bánh quen tay sẽ biết đong đếm lượng bột và nhân sao cho hợp lý để vỏ bánh không quá dày, khó chín
Bánh sắn gói xong được đem hấp cách thủy trong khoảng 35-40 phút. Bánh được nặn thành hình bầu dục hoặc hơi dẹt, thon dài để đảm bảo chín đều, bột không bị sống. Khi bánh chín, lớp vỏ chuyển sang màu đục trong, hơi nâu, có thể xen lẫn màu xanh của lá chuối. Những chiếc bánh nóng hổi, bốc khói nghi ngút và thơm mùi của sắn, của thịt băm chưng hành khiến bất kỳ ai cũng muốn ăn ngay lập tức.
Lớp vỏ bánh mềm dẻo, hơi dai, thơm mùi bột sắn và lá chuối, hòa quyện với phần nhân béo ngậy từ thịt lợn, vị giòn giòn của mộc nhĩ, tạo thành thức quà quê làm say đắm bao thế hệ người con của vùng đất Phú Thọ và cả khách thập phương.
Bánh sắn có giá thành bình dân, chỉ khoảng 5.000 - 6.000 đồng/chiếc (Ảnh: Minho’s Kitchen)
Chị Hà tiết lộ thêm, ngoài phục vụ khách trong thành phố, gia đình chị còn vận chuyển bánh sắn tới các tỉnh thành khác, nhất là Hà Nội. Trung bình, nhà chị cung cấp 500-700 chiếc mỗi ngày. Lúc cao điểm, số lượng bánh sắn sản xuất và bán hết trong ngày có thể đạt tới 2.000 chiếc.
“Bánh phục vụ tại chỗ là bánh chín, còn nóng hổi có giá 5.000 đồng/chiếc. Còn bánh giao tới các địa phương là bánh bột tươi chưa hấp hoặc bánh chín để nguội hút chân không. Cách này giúp bánh bảo quản được lâu, giữ nguyên chất lượng. Một số thực khách còn thích mua bánh tươi về nướng, tạo lớp vỏ vàng ruộm rất thơm. Vì mất phí vận chuyển, giao hàng tận nơi, nhất là trong mùa dịch nên giá bánh sắn tới tay người tiêu dùng tại Thủ đô được tăng lên khoảng 70.000 - 75.000 đồng/hộp chục cái”, chị Hà chia sẻ.
Bánh sắn chín được đóng gói cẩn thận, hút chân không để vận chuyển tới các tỉnh thành lân cận, phục vụ nhu cầu thưởng thức đặc sản của thực khách thập phương (Ảnh: Hong Nguyen)
Sinh ra và lớn lên ở Phú Thọ nhưng hàng chục năm qua sống tại Hà Nội, cô Thảo Ly (ở quận Hai Bà Trưng) mới chỉ vài lần được thưởng thức lại món bánh sắn tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng khốn khó. Mỗi lần gia đình muốn ăn, cô phải đặt mua ở chỗ người quen, dặn trước vài ngày mới có bánh.
“Tôi nhớ như in món bánh sắn mẹ nấu để ba chị em chống đói, chỉ có phần bột dai dai chứ không có nhân. Nay tìm được món ăn tuổi thơ giữa lòng thành phố, tôi rất xúc động và luôn kể cho con cháu nghe về loại bánh nổi danh của quê hương”, cô Ly bày tỏ.
Phan Đậu
" alt=""/>Bánh sắn “dẻo dai” làm từ nguyên liệu “rẻ như cho”, hết vài nghìn chiếc/ngày ở Phú Thọ