
Thứ nhất: Tặng cho mảnh đất cho riêng người vợ.
Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.
Căn cứ vào quy định trên, vì em vợ chỉ tặng cho riêng cho người vợ nên mảnh đất này được xác định là tài sản riêng của người vợ. Tuy nhiên, vợ chồng có thể thỏa thuận để nhập tài sản là mảnh đất đó vào khối tài sản chung của vợ chồng, khi đó Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đó có thể ghi tên cả hai vợ chồng.
Thứ hai: Thủ tục bổ sung tên chồng vào sổ đỏ khi đã có vợ đứng tên.
Để bổ sung tên chồng vào sổ đỏ bạn thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất
Khoản 1, 2 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định:
Điều 79. Trình tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
a) Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
b) Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;
c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Theo đó bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Hồ sơ được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT), bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
- Hợp đồng, văn bản về việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ thành của chung vợ và chồng theo quy định.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời
" alt=""/>Bổ sung tên vợ, chồng vào sổ đỏ thế nào?Trang chủ liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) cũng đánh giá cao những gì các học trò HLV Gong Oh Kyun trình diễn.
"U23 Việt Nam cầm hòa U23 Hàn Quốc để nuôi hy vọng đi tiếp", trang chủ AFC viết.
"Trận hòa có nghĩa là ĐKVĐ Hàn Quốc bị ngăn cản giành vé sớm vào vòng đấu loại trực tiếp, trong khi U23 Việt Nam, á quân năm 2018, vẫn còn rất nhiều hy vọng để tiến bước trong cuộc đua.
U23 Hàn Quốccó cơ hội vươn lên dẫn trước ngay từ phút thứ 8 khi Lương Duy Cường mất quyền kiểm soát bóng.
Park Jeong In được trao cơ hội trong vòng cấm, nhưng tiền đạo của Busan IPark dứt điểm bị thủ môn Quan Văn Chuẩn cản phá.
U23 Việt Nam cũng có những khoảnh khắc của riêng mình, đáng chú ý là cơ hội tốt nhất trong hiệp một đến ở phút 32, khi Vũ Tiến Long áp sát đón đường căng ngang của Khuất Văn Khang ở góc hẹp, rồi tung cú sút đi vào mép lưới khung thành.
HLV Hwang đã tung vào sân Oh Se hun và Cho Young Wook, người ghi hai bàn vào lưới U23 Malaysia, sau giờ nghỉ để tăng cường các phương án tấn công cho U23 Hàn Quốc. Dù vậy, chính Phan Tuấn Tài mới là người có cơ hội ghi bàn cho U23 Việt Nam với cú đánh đầu chệch mục tiêu.
Cho Young Wook đã chứng minh được giá trị của mình với tình huống phá vỡ bế tắc trận đấu ở phút 63.
Tuy nhiên, tình thế nghiêng về phía U23 Việt Namkhi Lee Jin Yong bị đuổi khỏi sân sau khi nhận thẻ vàng thứ hai vì phạm lỗi với Nguyễn Văn Tùng ở phút 78.
Các cầu thủ trẻ của 'Những chiến binh Sao vàng' đã tận dụng tốt lợi thế về quân số để dồn lên tấn công và được đền đáp năm phút sau.
Đường chuyền của Phan Tuấn Tài đi ngang khung thành đến vị trí của Vũ Tiến Long, người tung ra cú sút đẳng cấp không thể cản phá, ấn định tỷ số 1-1.
U23 Việt Nam, với 2 điểm, sẽ gặp U23 Malaysia trong trận đấu cuối cùng vòng bảng vào thứ Tư để quyết định vé tứ kết, trong khi U23 Hàn Quốc đối mặt với U23 Thái Lan".
TT
Theo nội dung sự việc bạn trình bày, chúng tôi tư vấn như sau:
Nếu bạn có căn cứ về việc người vay tiền này đã bỏ trốn, không còn cư trú tại địa phương và không rõ hiện ở đâu, thì theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”:
Một người có thể bị truy tố về tội này nếu có đủ các hành vi sau:
Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.
Hậu quả: người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản.
Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị dưới 4 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới thì mới cấu thành tội phạm.
Theo như nội dung bạn nói số tiền vay đến vài trăm triệu đồng cho nên người này có thể bị phạt tù nặng hơn. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Do đó, nếu người này đã vay tiền của bạn sau đó bỏ trốn thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Trên đây là toàn bộ tư vấn pháp lý của chúng tôi đối với các vướng mắc mà bạn đọc đưa ra.
Tư vấn bởi luật sư Đặng Đức Trí thuộc cộng đồng luật sư IURA
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Tôi đang định xin nghỉ việc ở công ty vì muốn thay đổi một môi trường khác tốt hơn. Tôi đã làm việc ở đó 5 năm và hợp đồng của tôi đang là hợp đồng xác định thời hạn 3 năm.
" alt=""/>Vay tiền tỷ bỏ trốn tội gì?