“Trong khi chính hãng đã đồng ý đổi xe mới cho khách thì đại lý Honda ô tô Sài Gòn-Võ Văn Kiệt, nơi trực tiếp bán xe cho tôi vẫn thờ ơ và không thừa nhận mình sai. Tôi đang chờ văn bản chính thức từ hãng. Vì hiện tại tôi vẫn chưa rõ việc đổi mới xe thì thủ tục, chi phí lăn bánh bên nào sẽ chịu”, anh Thông chia sẻ thêm.
Trước đó, vụ khiếu nại của anh Trần Thiện Thông (Bảo Lộc, Lâm Đồng) xuất phát từ khi anh mua xe Honda Civic RS 2022 tại đại lý Honda ô tô Sài Gòn-Võ Văn Kiệt (ở địa chỉ 63 Võ Văn Kiệt, TP.HCM) hồi cuối tháng 1/2023 và phát hiện cửa sau bên trái của chiếc xe bị lệch màu, có dấu hiệu sơn dặm lại.
Sự bức xúc của anh Thông lên đến đỉnh điểm nhất là khi Honda Việt Nam và đại lý ô tô Honda Sài Gòn - Võ Văn Kiệt đều cùng phủ nhận việc sơn lại chiếc xe này, bất chấp trước đó vào vào ngày 7/4, chính hãng Honda kết luận "Có hiện tượng lệch màu sơn tại vị trí cửa sau với màu tổng thể của chiếc xe", từ đó khẳng định "đã có dấu hiệu sửa chữa".
Sau đó anh Thông đã quyết định gửi thư khiếu nại vụ việc trực tiếp tới Honda Thái Lan, nơi sản xuất chiếc Honda Civic và xuất khẩu sang Việt Nam.
Việc xe bị lỗi, bị tai nạn và được chính hãng đồng ý đổi mới cho khách không phải là chuyện hiếm gặp với người dùng ô tô ở Việt Nam.
Trước đó, vào giữa tháng 2/2023, VietNamNet đã đưa tin về trường hợp chiếc KIA Seltos của anh Trương Văn T. (40 tuổi, trú tại TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) bất ngờ cháy rụi, trơ khung sau khi mới mua được 5 ngày và đang làm thủ tục cấp biển số. Ngay sau đó, vị khách này vừa được THACO quyết định đổi cho xe mới.
Hồi tháng 3/2018, chiếc bán tải Mitsubishi Triton với giá hơn 600 triệu đồng mới mua hơn 2 tháng với 3.000km sử dụng của anh Nguyễn Công Luận (Đông Triều, Quảng Ninh) có hiện tượng rỉ dầu và chết máy khi đang lưu thông. Sau nhiều lần phản ánh, khiếu nại lên hãng, Mitsubishi Việt Nam cũng đã chấp nhận đổi xe mới cho anh Luận.
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
“Anh Tiến Cường nhận xét tôi to cao, sáng sủa nhưng tại sao vẫn chưa nổi tiếng. Thế nên, anh đổi nghệ danh của tôi thành Lâm Chấn Huy.
Thật khó tin là ngày hôm sau, tôi lên sân khấu hát với nghệ danh mới, liền được khán giả yêu mến.
Từ đó, tôi nhận được nhiều lời mời biểu diễn hơn, tạo dấu ấn qua một số ca khúc nổi tiếng”, Lâm Chấn Huy chia sẻ trong tập 192, chương trìnhGõ cửa thăm nhà.
Năm 2013, nam ca sĩ chia tay bạn gái gắn bó 8 năm. Hậu chia tay, anh sa vào ăn chơi trác táng, vùi mình trong bia rượu.
Anh Huy kể, đỉnh điểm giai đoạn “hư hỏng” của anh là năm 2015. Lúc này, anh nổi tiếng, rủng rỉnh tiền bạc, bạn bè và người đẹp vây quanh.
Trước cám dỗ, nam ca sĩ không cưỡng lại được khiến bố mẹ ở quê buồn rầu. Anh ăn chơi, nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng. Thậm chí, nửa đêm, bạn rủ đi vũ trường, anh cũng hưởng ứng.
Lâm Chấn Huy tâm sự: “Đó là khoảng thời gian sai lầm nhất của tôi. Dù thị phi bủa vây nhưng tôi không tỉnh ngộ.
Cho đến khi người em thân thiết qua đời, tôi thức tỉnh, tự giam mình trong nhà. Tôi nằm trên giường cả ngày, mở mắt ra rồi nhắm mắt lại, cứ như thế suốt 4-5 ngày.
Người em đó rất thân với tôi, đi đâu cũng có nhau. Tôi nhận ra, nếu mình cứ ăn chơi như hiện tại thì không biết cuộc đời sẽ về đâu”.
Đến lúc ngộ ra, Lâm Chấn Huy vội đến bên ban thờ Phật sám hối. Anh biết chỉ có Phật pháp mới có thể giúp mình thoát ra khỏi tăm tối.
U50 hạnh phúc bên vợ con
Nhận ra sai lầm của bản thân, Lâm Chấn Huy hướng đến tu tập, mỗi ngày đều niệm Phật. Ngoài thời gian tu dưỡng thân tâm, anh đi hát, tập trung phát triển nghề nghiệp.
Nam ca sĩ thẳng thắn: “Tôi tu tâm dưỡng tính từ những điều nhỏ nhất. Từ chỗ đam mê sắc dục, tôi tập, mỗi lần ra đường, nếu thấy cô nào ăn mặc quyến rũ thì phải quay mặt chỗ khác. Dần dà, tôi không còn mê đắm chuyện trai gái nữa”.
Khi anh thức tỉnh, cuộc sống xung quanh cũng thay đổi tích cực. Những người bạn thường rủ rê anh nhậu nhẹt, chơi bời không còn tìm đến, thậm chí không muốn gặp lại anh.
Cuộc đời anh sang trang đúng nghĩa khi gặp gỡ và kết hôn cùng chị Nguyễn Thị Thu Hương. Chị Hương sở hữu nhan sắc xinh như hoa hậu, biết vun vén tổ ấm. Chị sẵn sàng tạm gác sự nghiệp riêng, làm quản lý cho chồng.
Chị Hương kể, lúc mới quen, chị không biết bên cạnh anh Lâm Chấn Huy có rất nhiều bóng hồng, có người còn muốn “trao thân”. Ban đầu, chị chưa thể thích nghi, tự chuốc lấy muộn phiền.
Tuy nhiên, nam ca sĩ động viên, khẳng định: “Cái gì của em thì mãi mãi là của em. Điện thoại của anh đó, em cứ cầm kiểm tra thoải mái”.
Hiểu được tình cảm của anh Huy, chị Hương không còn nghi ngại, dốc lòng xây đắp tổ ấm. Chị được chồng tin tưởng giao quyền quản lý tài chính.
“Tôi không biết số tài khoản ngân hàng của mình, chưa biết cách chuyển tiền và cũng không muốn học.
Tôi chỉ đi hát, tu tập và chăm lo cho vợ con. Nếu có việc cần đến tiền thì tôi nhờ vợ làm giúp”, nam ca sĩ cho biết.
Hiện tại, Lâm Chấn Huy sống rất hạnh phúc bên vợ con. Bố mẹ thấy anh thay đổi nên vui vẻ, khỏe mạnh hơn trước.
Anh luôn cảm ơn những điều đã trải qua trong quá khứ. Dù có tiền anh cũng không thể mua được những bài học đắt giá đó.
Anh nói, nếu ngày đó, anh không tu tâm mà cứ sa đọa thì hiện tại đã không thể ngồi trò chuyện với êkíp chương trình. Hoặc, anh đã rơi vào cảnh vào tù ra tội, gặp tai nạn hoặc nửa tỉnh nửa mê…
Anh hy vọng những bạn trẻ từ quê ra phố nên nhìn vào vết xe đổ của anh mà giữ mình, sống tích cực.
Pranshu sinh ra trong một gia đình lao động nghèo có 4 anh chị em ở Punjab, Ấn Độ. Bố mẹ cậu kiếm được chưa tới 120 nghìn đồng mỗi ngày.
Từ khi sinh ra, Pranshu đã có một khuôn mặt kỳ lạ với vầng trán rộng, đôi mắt sâu và dẹt dài.
Mặc dù đôi chân không thể bước đi, nhưng dân làng tin rằng Pranshu là một thánh sống và đặt tên cho cậu bé là “Thần Ganesha”.
Cứ đến thứ Năm hàng tuần, Pranshu lại gặp gỡ những người tôn sùng cậu bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo ở gần làng. Bố cậu quyết định không cho các tín đồ vào tận nhà vì số lượng ngày càng tăng.
Jaswinder - một trong số những người dân địa phương đến gặp Pranshu - chia sẻ: “Mọi người đến đây gặp Pranshu vì họ tin rằng cậu ấy là tái sinh của Thần Ganesha”.
“Ai cũng cúi đầu trước cậu ấy. Tôi cũng vậy”.
Anh Kamlesh - cha của Pranshu cũng tin rằng con trai mình không giống những đứa trẻ khác. “Thằng bé là Thánh. Tôi cũng thờ phụng con trai mình như những người khác. Toàn bộ cơ thể thằng bé giống như Thần Ganesha”.
“Thằng bé ban phước lành cho mọi người. Dân làng muốn gặp Pranshu để cầu cho ước nguyện của mình trở thành sự thật”.
![]() |
Ở trường, Pranshu cũng được các thầy cô tôn sùng như một vị thần. |
Giống như bao đứa trẻ khác, Pranshu vẫn đến trường hằng ngày, và khi nhìn thấy cậu, mọi người sẽ chào đón bằng những bó hoa.
Theo anh Kamlesh, ngày từ khi sinh ra, Pranshu đã có những nét giống Thần Ganesha như kích thước đầu lớn và đang tăng dần lên mỗi ngày.
Pranshu chia sẻ: “Thậm chí các giáo viên cũng tôn sùng tôi khi tôi tới trường. Bạn bè không bắt nạt tôi vì họ tin rằng tôi là Thần Ganesha. Tôi vui khi được gọi là Thần Ganesha. Tôi chỉ muốn được như thế này thôi”.
Trong số 4 anh chị em, Pranshu cũng có một người anh cả có ngoại hình giống như cậu nhưng không giống như Pranshu, cậu bé vẫn có thể đi được.
Sau khi sinh ra được 1 tuổi, Pranshu đã được đưa tới một bác sĩ địa phương nhưng người này không xác định được căn bệnh của cậu. “Tôi từng đưa con tới gặp bác sĩ. Nhưng các bác sĩ đều không thể chữa trị được, và họ nói rằng nguyên nhân là do ô nhiễm”.
Thánh nữ Trishna Shakya
![]() |
Trishna Shakya được phong thánh nữ năm 3 tuổi. Nhiệm kỳ của cô bé sẽ kéo dài đến tuổi dậy thì. |
Năm 3 tuổi, Trishna Shakya được phong là nữ thánh sống Kumari của Nepal. Cô bé sẽ được tôn sùng như là người tái sinh của nữ thần Taleju trong đạo Hindu cho đến tuổi dậy thì.
Trong suốt thời gian này, Shakya sẽ phải ở trong một cung điện lịch sử ở Kathmandu và chỉ được đi ra ngoài 13 lần trong năm để tham gia các lễ hội tôn giáo quan trọng nhất.
Trong khi lễ đăng quang của Shakya được chào đón bằng những bài hát sôi động thì các nhà hoạt động vì quyền trẻ em đã lên tiếng cho rằng việc phong các nữ thánh sống theo phong tục của nước này đang làm mất tuổi thơ của đứa trẻ.
Không ít cư dân mạng cũng ủng hộ quan điểm này. Một người dùng bình luận: “Đây không phải là một điều tốt. Hãy để cho tuổi thơ của cô ấy được an toàn”.
Chia sẻ với AFP, bố của Shakya nói: “Cảm xúc của tôi rất lẫn lộn. Một mặt tôi vui vì con bé trở thành Kumari. Mặt khác, tôi buồn khi phải xa con gái”.
![]() |
Shakya phải rời xa gia đình để sống biệt lập trong cung điện. |
Cô bé còn có một người anh trai song sinh là Krishna - người đã oà khóc nức nở khi chị gái phải rời xa gia đình trong vòng tay của bố.
Theo truyền thống, Kumari - trong tiếng Phạn có nghĩa là “công chúa” - sẽ được chọn trong số những bé gái thuộc một cộng đồng sống ở thung lũng Kathmandu. Các tiêu chí để được chọn trở thành Kumari khá khắt khe, ví dụ như đứa trẻ đứng trước một con trâu hiến tế không được khóc, cơ thể không bị nhiễm bẩn…
Phong tục phong nữ thánh sống vẫn còn tồn tại sau sự sụp đổ của chế độ quân chủ Hindu. Năm 2008, Toà án tối cao nước này đã phán quyết rằng, các nữ thánh được quyền học tập trong suốt thời gian sống trong cung điện.
Có một thực tế là nhiều cựu Kumari đã phàn nàn về những khó khăn khi tái hoà nhập xã hội sau khi bị truất ngôi.
Thần khỉ Shivam Kumar
![]() |
Shivam được dân làng cho là tái sinh của thần khỉ. |
Shivam Kumar sinh ra với một nhúm lông mọc dài bất thường ở trên lưng và trông giống như một cái đuôi. Dân làng nơi cậu sống ở Delhi, Ấn Độ tin rằng cậu chính là tái sinh của thần khỉ Hanuman. Họ tắm cho cậu bằng sô-cô-la và đồ ăn nhẹ.
Từ đó, cậu được tôn sùng như một vị thần, nhưng cha mẹ cậu buộc phải giấu con trai đi để tránh thu hút sự chú ý. Rất nhiều người đã kéo đến nhà họ chỉ để tận mắt nhìn thấy Shivam.
Bà Reena, 30 tuổi - mẹ của Shivam từ chối cạo nhúm lông ở lưng con trai vì sợ rằng điều đó sẽ mang đến điềm gở cho gia đình.
Các chuyến viếng thăm không ngừng diễn ra trong suốt gần 1 năm cho đến khi một vị đạo sư ở địa phương đề nghị gia đình ngừng cho phép mọi người tôn thờ Shivam như một vị thần.
Vị đạo sư cho rằng điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý của Shivam trong cuộc sống sau này.
![]() |
Nhờ một vị đạo sư khuyên nhủ, Shivam đã được sống một cuộc đời bình thường như bao đứa trẻ khác. |
Kể từ đó, Shivam tiếp tục sống cuộc sống bình thường bên gia đình, nhưng cậu bé vẫn được dân làng ngầm tôn sùng và chiều chuộng.
Mẹ cậu nói: “Mọi người rất yêu quý thằng bé. Ban đầu, việc mọi người ghé thăm nhà chúng tôi gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày của gia đình”.
“Vị đạo sư đã đề nghị chúng tôi ngăn việc làm điên rồ này lại để cho chúng tôi được sống bình thường. Chúng tôi làm theo và bây giờ mọi người đã giảm việc tiếp cận chúng tôi mặc dù chưa dừng lại hoàn toàn”.
Nằm giữa lòng núi đá sặc sỡ, thành cổ Petra ở Jordan được cho là một trong những tài sản văn hoá quý giá của nhân loại.
" alt=""/>Cuộc đời những 'thánh sống' được tôn sùng từ nhỏ