
Tội phạm mạng có thể dùng mọi thủ đoạn để đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của khách hàng trực tuyến.
Sự kiện Black Fridayhằng năm, theo truyền thống được tổ chức vào cuối tháng 11, không chỉ thu hút người tiêu dùng, mà còn cả tội phạm mạng.
Doanh thu thương mại điện tử toàn cầu đạt 5,7 nghìn tỷ USD vào năm 2022, tăng 10% so với năm 2021, tạo mảnh đất màu mỡ cho hoạt động lừa đảo trực tuyến.
Trong bối cảnh giao dịch trực tuyến ngày càng phát triển, số vụ tấn công lừa đảovà tội phạm trên không gian mạng cũng ngày càng gia tăng, đòi hỏi người tiêu dùng phải đặc biệt chú ý đến vấn đề an ninh.
Một báo cáo mới đây của công ty phần mềm bảo mật Kaspersky Lab đã đánh giá nhiều mối đe dọa khác nhau trên không gian mạng, gồm mã độc tài chính, các trang web lừa đảo bắt chước các nền tảng bán lẻ, ngân hàng và các hệ thống thanh toán.
Các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab đã sử dụng dữ liệu trong khoảng thời gian từ tháng 01-10/2023, bao gồm phân tích lừa đảo trực tuyến và thư rác liên quan đến sự kiện Black Friday.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự gia tăng đáng kể các cuộc tấn công lừa đảo. Trong 10 tháng đầu năm 2023, 30,8 triệu cuộc tấn công nhắm vào các cửa hàng trực tuyến, hệ thống thanh toán và ngân hàng đã được xác định.
Các nền tảng thương mại điện tử, chiếm 43,5% tổng số vụ tấn công, thu hút sự chú ý đặc biệt của bọn tội phạm. Đáng chú ý, Apple là đối tượng bị tin tặc nhắm mục tiêu thường xuyên nhất, với hơn 2,8 triệu lần tấn công.
Số lượng cửa hàng lừa đảo liên quan đến lĩnh vực thời trang, đồ gia dụng và đồ điện tử với giá chiết khấu cao đang tăng lên đáng kể.
Những kẻ lừa đảo tích cực tạo ra các cửa hàng giả mạo, nơi người tiêu dùng bị lừa trả tiền cho những món hàng sẽ không bao giờ nhận được.
Số lượng tên miền có dòng chữ “Black Friday” cũng gia tăng đáng kể và thường là không tồn tại hoặc là bản sao y như thật của các cửa hàng trực tuyến thực sự.
Lừa đảo tài chính cũng chiếm một phần đáng kể trong tổng số vụ tấn công. Việc tạo ra các trang web ngân hàng giả mạo, bắt chước các nền tảng thanh toán nổi tiếng, cũng như giả mạo các trang web của các cửa hàng trực tuyến phổ biến gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho những người tiêu dùng cả tin.
Khi sự kiện Black Friday đang cận kề, tổng số các cuộc tấn công lừa đảo và thư rác nhằm vào người mua hàng trực tuyến có xu hướng tăng lên đáng kể.
Mặc dù phương thức của những kẻ lừa đảo chưa có sự thay đổi mang tính đột biến, nhưng mùa bán hàng giảm giá khiến những lời mời chào mua hàng của chúng trở nên thuyết phục hơn.
Do đó, với xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong các mùa cao điểm như Black Friday, người tiêu dùng cần đặc biệt chú ý kiểm tra tính hợp pháp của bất kỳ mời chào khuyến mãi, cũng như cảnh giác với các tin nhắn rác.
Việc luôn cảnh giác, cập nhật thông tin về các mối đe dọa hiện tại và áp dụng các biện pháp bảo mật mạnh sẽ giúp người tiêu dùng chủ động tự bảo vệ mình khỏi những nguy cơ bị lừa đảo tài chính đang ngày càng phổ biến trong thế giới kỹ thuật số.
(theo Securitylab)
Một trường hợp khác là Patrick Spaulding Ryan, từng làm việc tại ByteDance giai đoạn 2020-2022, cũng phải nộp thuế hơn 100.000 USD cho số cổ phiếu chưa thể bán. Quá bức xúc, Ryan đã nộp đơn khiếu nại lên Sở Thuế vụ, Bộ Lao động và Ủy ban Chứng khoán & Giao dịch Mỹ.
Về phía ByteDance, họ thừa nhận những khó khăn của nhân viên, nhưng nói rằng đó là do quy định từ phía Mỹ. Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang sử dụng cơ chế trả lương dựa trên cổ phiếu và “hứa hẹn” có những chương trình mua lại cổ phần của nhân viên hằng năm “dựa trên tình hình của công ty”.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tương lai của TikTok còn chưa được định đoạt, không dễ để ByteDance có thể tổ chức vòng huy động lớn từ phía các nhà đầu tư nhằm mua lại số cổ phiếu hạn chế đang trong tay nhân viên.
ByteDance có khoảng 7.000 nhân viên tại Mỹ, cùng với hàng ngàn cựu nhân viên khác. Theo ước tính, nhân viên toàn cầu của công ty Trung Quốc đang nắm khoảng 20% cổ phần doanh nghiệp.
Công ty cũng thường xuyên phát hành cổ phiếu cho nhân viên dưới dạng hạn chế (RSU) - những cổ phần không hưởng quyền cho đến khi được phân phối và chịu thuế thu nhập dựa trên giá trị thị trường tại thời điểm hoàn tất chuyển đổi.
Vào năm 2023, công ty mẹ TikTok phân phối hàng tỷ USD cổ phiếu RSU như một động thái xoa dịu các nhân viên sau khi tạm dừng IPO. Điều này đồng nghĩa số cổ phiếu thưởng phải chịu thuế thu nhập theo quy định. Trong nhiều trường hợp, số cổ phiếu RSU ByteDance tính toán cho nhân viên trả thuế lại không đủ, dẫn đến nhiều cá nhân phải đóng thêm tiền mặt cho thuế vụ.
Đến nay, ByteDance chỉ tổ chức những chương trình mua lại có quy mô nhỏ hơn, thậm chí còn đề nghị mua lại cổ phiếu với giá thấp hơn nhiều so với giá trị bị đánh thuế, đồng thời hạn chế cá nhân bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư bên ngoài.
Tính đến tháng 12/2023, định giá ByteDance đã tăng vọt lên 268 tỷ USD từ 100 tỷ USD vào năm 2020.
Một số nhân viên cũ công ty cho biết cổ phiếu của họ có giá trị thấp hơn khoảng 20% so với cổ phiếu của nhân viên hiện tại, nhưng họ vẫn nợ thuế do định giá hiện tại cao hơn ngày trước.
ByteDance đã áp đặt điều khoản nghiêm ngặt với các nhân viên nhận cổ phiếu thưởng, chẳng hạn như không được chỉ trích công ty và “làm phức tạp thêm tình hình”.
FTdẫn tin ByteDance đã báo cáo giá trị thị trường hợp lý cổ phiếu của hãng ở mức 158 USD/cổ phiếu. Năm ngoái, một số nhân viên cũ cho biết công ty đã đề nghị mua lại cổ phiếu nhân viên hiện tại với giá 160 USD/cổ phiếu, trong khi những người đã nghỉ việc chỉ có thể bán với giá 128 USD.
Tháng trước, có tin ByteDance đề nghị mua cổ phiếu nhân viên với giá 171 USD, hoặc 145 USD/cổ phiếu “tuỳ thuộc vào mối quan hệ làm việc hoặc dịch vụ với công ty”.