Quá tải bệnh nhân nhập viện
PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết, dịch sốt xuất huyết đang diễn biến rất căng thẳng.
Tại Hà Nội đã ghi nhận ca tử vong thứ 2 là một nam bệnh nhân 51 tuổi (Ba Đình, Hà Nội), nâng tổng số ca tử vong cả nước lên 15 trường hợp, trên tổng số hơn 50.000 ca mắc.
PGS Kính cũng cho hay, so với cùng kỳ năm ngoái, hiện số ca mắc đến khám và điều trị tại BV cao gấp 4 lần, trung bình mỗi ngày hơn 200 người, 10-20% số này phải nhập viện.
![]() |
Bệnh nhân sốt xuất huyết nằm kín khoa Virus |
Đáng lưu ý, cao điểm sốt xuất huyết tại Hà Nội thường rơi vào tháng 9-10, nhưng năm nay chia thành 2 đỉnh dịch, ngay tháng 5-6 đã tăng cao, tuần qua có hơn 1.200 ca mắc. PGS Kính lo lắng, với tình hình mưa kéo dài như hiện nay thì số bệnh nhân sẽ còn tăng mạnh nữa.
Trước tình trạng quá tải, BV đã phải mở thêm 3 phòng khám chuyên về sốt xuất huyết. Bệnh nhân thông thường chỉ nằm trọn ở khoa Virus, nay phải chuyển về tất các khoa còn trống do không đủ giường.
BV chỉ có 350 giường nhưng lúc nào cũng 600 bệnh nhân, nên nhiều trường hợp phải chuyển sang cơ sở 2, xe cấp cứu làm việc hết công suất. Cả bác sĩ, nhân viên y tế đều quay cuồng.
Biến chứng xuất huyết não tăng bất thường
PGS Kính cho biết, điểm bất thường của dịch sốt xuất huyết năm nay là số ca tử vong do biến chứng xuất huyết não, xuất huyết tiêu hoá tăng cao. Các năm chỉ tập trung sốt xuất huyết dengue 2 nhưng năm nay xuất huyện trên cả 4 type.
“Mỗi năm thường chỉ có 1-2 ca tử vong liên quan đến xuất huyết não, thì năm nay đã có 5 bệnh nhân tử vong do biến chứng này. Số còn lại tử vong do sốc, truỵ mạch”, PGS Kính thông tin.
Ca tử vong thứ 2 do sốt xuất huyết tại Hà Nội cũng do xuất huyết não. Trước đó bệnh nhân nằm điều trị tại một BV, được chẩn đoán sốt xuất huyết, chụp CT phát hiện trong não có các ổ xuất huyết lớn, toàn bộ gan bị phá huỷ, được chuyển sang BV Bệnh nhiệt đới sáng 12/7 và tử vong sau đó 2 ngày.
Được biết, nam bệnh nhân này có tiền sử bị đái tháo đường và tăng huyết áp đã nhiều năm nay.
“Bệnh này không mới nhưng người dân mình còn rất chủ quan. Chúng tôi từng chứng kiến nhiều trường hợp ngày thứ 3 mới vào viện, khi vào tươi tỉnh, nói chuyện bình thường nhưng 3 tiếng sau đã tử vong do xuất huyết não. Trong khi đến sớm có thể dự phòng sớm”.
Theo PGS Kính, với các trường hợp xuất huyết não, BS không thể can thiệp được gì do chọc ra máu không đông. Nguyên nhân do virus tấn công làm thủng mạch máu.
![]() |
Nữ bệnh nhân sốt xuất huyết bị biến chứng viêm cơ tim nằm tại khoa Cấp cứu hơn 10 ngày qua |
Tại khoa Cấp cứu của BV Nhiệt đới TƯ, hàng ngày tiếp nhận 4-5 ca sốt xuất huyết nặng có dấu hiệu sốc, doạ sốc.
Hiện khoa cũng đang điều trị cho 1 bệnh nhân nữ 43 tuổi bị biến chứng viêm cơ tim và một nam thanh niên 21 tuổi hạ tiểu cầu nặng, đi tiểu ra máu, bội nhiễm vi khuẩn.
“Qua thực tế điều trị, chúng tôi nhận thấy có nhiều trường hợp nặng hơn bình thường và đang cứu nhưng chưa tìm thấy yếu tố gì đột biến”, PGS Kính thông tin.
Sốt cao trên 38,5 độ nên xét nghiệm
PGS Kính khuyến cáo, do đang ở đỉnh dịch sốt xuất huyết nên nếu sốt cao trên 38,5 độ, người dân cần đến các BV khám, làm test sốt xuất huyết. Nếu kết quả âm tính có thể yên tâm về theo dõi các loại sốt khác như virus hay sốt viêm họng...
Như trường hợp bệnh nhân Nguyễn Đình T. (26 tuổi, Đống Đa, Hà Nội), ban đầu sốt cao đột ngột 39,5 độ, uống hạ sốt không đỡ. Nghĩ sốt virus, bệnh nhân tiếp tục vào BV gần nhà khám, về uống thuốc 2 ngày vẫn không khỏi.
![]() |
PGS Kính khuyến cáo, khi sốt cao, người dân cần đến BV làm xét nghiệm để loại trừ sốt xuất huyết |
Khi vào BV Nhiệt đới kiểm tra mới phát hiện sốt xuất huyết, sau 1 tuần điều trị vẫn chưa được ra viện.
Theo PGS Kính, việc phát hiện sớm sốt xuất huyết có cơ hội điều trị dự phòng sớm để giảm nguy cơ biến chứng do bệnh diễn biến nhanh.
BS khuyến cáo, người bệnh cần đặc biệt lưu ý ngày thứ 3-5 của bệnh, do hầu hết biến chứng đều xảy ra vào giai đoạn này.
Với nam giới, nếu chảy máu mắt, chảy máu cam, nữ giới xuất huyết âm đạo ồ ạt thì nguy cơ cao bị xuất huyết não.
Những trường hợp mắc sốt xuất huyết có biểu hiện sốt cao vật vã, đau gan có thể dẫn đến sốc, truỵ mạch, xuất huyết não hoặc xuất huyết niêm mạc. Những trường hợp từng mắc sốt xuất huyết, nếu bị lại sẽ nặng hơn.
PGS Kính lưu ý thêm, việc diệt muỗi, ngăn muỗi đốt, phun thuốc mũi… chỉ diệt được phần ngọn. Muốn ngăn sốt xuất huyết phải tiêu diệt loăng quăng, tức là không còn những nơi tồn đọng nước sạch (nước mưa, nước máy) để muỗi đẻ trứng.
Sốt xuất huyết tại Hà Nội đến sớm hơn 3 tháng, số ca mắc đã lên tới gần 4.000 ca, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2016.
" alt=""/>Vào viện tươi tỉnh, 3 tiếng sau chết đột ngột vì... muỗi đốtVới sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, hội nghị bàn về vấn đề bệnh lý không lây nhiễm và các hướng tiếp cận giải pháp toàn diện, giúp nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ và cải thiện sức khỏe cho người bệnh tại Việt Nam.
![]() |
Hội nghị có sự tham dự của 5 chủ tọa và điều phối viên, 8 báo cáo viên, cùng với khách mời là hơn 600 bác sĩ, dược sĩ trên cả nước trong lĩnh vực điều trị tim mạch, giảm đau, cơ xương khớp và sức khỏe tâm thần. Đặc biệt, ứng dụng AtendeeHub trên điện thoại được xây dựng riêng cho Hội nghị sẽ giúp kết nối trực tuyến các bác sĩ ở những địa bàn khác nhau trên toàn quốc thông qua thiết bị cá nhân và giúp các khách mời thuận tiện trong việc theo dõi thông tin trước hội nghị.
Tại hội nghị, TS.BS Nguyễn Quốc Thái, Hội Tim mạch học Việt Nam, cho biết: “Theo số liệu thống kê năm 2016 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thế giới ghi nhận 56,9 triệu ca tử vong do các bệnh lý mãn tính không lây, chiếm tới 71% số ca tử vong trên toàn cầu. Trong đó, bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây chết người hàng đầu, với 17,9 triệu ca, chiếm 44% số ca tử vong thuộc nhóm bệnh lý không lây nhiễm.
Tới năm 2020, tỷ lệ tử vong do bệnh lý không lây nhiễm sẽ lên tới 73%, bên cạnh các gánh nặng bệnh tật chiếm tới 60%. Thông qua việc hợp tác với Pfizer Upjohn, chúng tôi hướng tới mục tiêu giảm bớt số ca bệnh không được chẩn đoán, điều trị và không thể kiểm soát trong cộng đồng, cũng như chuẩn hóa công tác chăm sóc y tế cho nhóm bệnh này.”
Ths.BS Văn Đức Hạnh, Viện Tim Mạch Việt Nam chia sẻ: “Như TS. Quốc Thái đã nhắc đến, số ca bệnh tim mạch chưa được chẩn đoán, điều trị và kiểm soát còn rất cao trong cộng đồng. Với chương trình đào tạo này, chúng tôi mong có thể giúp các bác sĩ tối ưu hóa điều trị, bao gồm sử dụng statin cường độ mạnh đúng phương pháp để làm giảm thiểu được các biến cố tim mạch.”
Bên cạnh các vấn đề tim mạch, bệnh lý tâm thần cũng là một thách thức sức khỏe đáng chú ý. TS.BS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Việt Nam, cho biết: “Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người bệnh và người thân của họ chính là nguyên nhân cản trợ họ tiếp cận các hình thức chăm sóc sức khỏe tâm thần. Trong bối cảnh bệnh lý không lây nhiễm đem lại gánh nặng bệnh tật nghiêm trọng, bệnh lý trầm cảm được thừa nhận sẽ trở thành một vấn đề sức khỏe quan trọng cần đối phó.
Thông qua chương trình đào tạo, chúng tôi hy vọng mang đến giá trị và tăng cường hỗ trợ, giáo dục dành cho bệnh nhân nhằm cải thiện việc quản trị bệnh lý không lây nhiễm.”.
![]() |
Upjohn là đơn vị trực thuộc Công ty Dược phẩm Pfizer, đặt trọng tâm vào việc giảm bớt gánh nặng bệnh tật của các bệnh không lây nhiễm điển hình như: huyết áp cao, rối loạn lipid máu, đau và trầm cảm, thông qua các sản phẩm thuốc đặc trị. Đồng thời, Upjohn cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc, tiêu biểu là: các nguồn tài nguyên giáo dục chất lượng cao phục vụ công tác nâng cao sức khỏe, phòng bệnh và hỗ trợ quá trình lão hóa khỏe mạnh.
Bà Cho Yun-Ju, Phó Trưởng Văn phòng Đại diện Pfizer, phát biểu: “Nhóm bệnh lý mãn tính không lây được nhìn nhận là sẽ đem đến gánh nặng bệnh tật chiếm tỷ trọng lên tới 3/4 tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình cho tới năm 2030. Tầm nhìn của Upjohn là triển khai một hướng tiếp cận tích hợp nhằm phát triển và cung cấp các chương trình đào tạo được công nhận, các hệ thống hỗ trợ và mạng lưới chuyên môn cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế. Với thế mạnh danh mục, kinh nghiệm quốc tế và chuyên môn của mình, chúng tôi mong muốn trở thành đối tác tin cậy hàng đầu được các bên liên quan lựa chọn, cùng nhau hợp tác chặt chẽ nhằm cải thiện sức khỏe cho người bệnh tại Việt Nam.”
Upjohn cung cấp các loại thuốc nhằm giảm gánh nặng các bệnh không lây nhiễm. Upjohn mang đến 20 loại thuốc và tiếp thị ở hơn 100 nước với mạng lưới hơn 12.000 nhân viên. |
Ngọc Minh
" alt=""/>Hướng đến giải pháp quản trị bệnh lý không lây nhiễm hiệu quảTriển khai kế hoạch, 3 nội dung công việc chính sẽ được các đơn vị trong Tòa án nhân dân tối cao tập trung thực hiện thời gian tới gồm: Tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm trợ lý ảo; Tổ chức áp dụng phần mềm trợ lý ảo; và tổ chức sơ kết, kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện phần mềm trợ lý ảo.
Cụ thể, Vụ Tổng hợp của Tòa án nhân dân tối cao được giao làm đầu mối cùng nguyên thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Tống Anh Hào, Tổ trưởng Tổ biên tập nội dung cho phần mềm trợ lý ảo và đơn vị xây dựng phần mềm này tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm. Tập huấn sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp trong thời gian trước ngày 5/4, với thành phần tham dự gồm các thẩm phán và công chức tin học Tòa án các cấp.
Vụ Tổng hợp, Tòa án nhân dân tối cao cũng được giao làm đầu mối chịu trách nhiệm hỗ trợ các thẩm phán Tòa án trong quá trình sử dụng phần mềm. Đồng thời, theo dõi, thống kê tần suất sử dụng phần mềm trợ lý ảo của các thẩm phán để tổng hợp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao định kỳ; tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến góp ý của thẩm phán đối với phần mềm trợ lý ảo, chuyển về Tổ biên tập nội dung xử lý.
Dự kiến việc tổ chức sơ kết, kiểm tra, đánh giá kết quả áp dụng phần mềm trợ lý ảo cho thẩm phán sẽ được hoàn thành trong quý IV năm nay.
Vân Anh
Các cơ quan nhà nước như UBND TP.HCM, Bộ TT&TT, Bộ Công thương,... sẽ triển khai thử nghiệm trợ lý ảo trong thời gian tới.
" alt=""/>Áp dụng phần mềm trợ lý ảo cho thẩm phán