
Trong 4 tháng liên tiếp, kết quả kỳ thi SAT ở châu Á bị College Board – cơ quan sở hữu và quản lý các kỳ thi – từ chối không công nhận vì liên quan tới việc sinh viên gian lận. Đây không phải là hiện tượng mới ở châu Á. Năm 2007 và 2013, điểm thi của hàng trăm ứng viên Hàn Quốc bị hủy sau khi phát hiện sinh viên đã biết trước đề thi – tờ Washington Post đưa tin.
Một phần của vấn đề nằm ở các cơ quan chức năng quản lý kỳ thi. Các kỳ thi SAT đã được “tái chế” ở châu Á, có nghĩa là những bài thi đã được làm ở Mỹ thì sau đó lại tiếp tục được cho thi lại ở châu Á. Việc này khiến học sinh châu Á biết trước đề do đề thi thường xuyên được chia sẻ trên các diễn đàn mạng hoặc được các công ty ôn luyện thu thập lại.
Ôn thi là một ngành công nghiệp phát triển ở châu Á – nơi mà các gia đình giàu có thường mong muốn con cái được theo học ở các trường đẳng cấp quốc tế của Mỹ. Năm ngoái, 150.000 sinh viên Trung Quốc và Hàn Quốc – chiếm 40% sinh viên quốc tế hệ đại học ở Mỹ - nhập học các trường đại học Mỹ. Riêng số lượng sinh viên Trung Quốc đã tăng lên 18% - theo Reuters.
Những ứng viên theo đuổi ước mơ du học Mỹ nhiều khi phải học tới 16 giờ/ ngày và phải trả hàng ngàn đô la cho các khóa ôn luyện.
Các em phải chịu áp lực rất lớn. Một bài viết trên tờ New York Times năm 2009 cho biết một số học sinh Trung Quốc thậm chí còn học trong bệnh viện. Một số nữ sinh còn uống cả thuốc tránh thai để ngăn kỳ kinh tới vào thời điểm ôn thi.
Ngoài việc gian lận thi cử đã xảy ra ở các kỳ thi SAT mới đây, nhiều sinh viên có gia đình khá giả thậm chí còn dùng tiền mua cả hồ sơ giả mạo. Một khảo sát vào năm 2012 của Zinch China – chi nhánh Bắc Kinh của một công ty tư vấn giáo dục có trụ sở tại California, Mỹ cho thấy 90% thư giới thiệu của học sinh Trung Quốc là giả mạo, 70% bài luận được thuê viết và 50% học bạ trung học không đáng tin.
Tuy vậy, đối với một số trường đại học Mỹ thì tiềm lực tài chính của gia đình ứng viên rất quan trọng. Đôi khi các trường nhắm mắt làm ngơ để các hành vi gian lận diễn ra. Phải giải quyết vấn đề tài chính trước mắt nên một số trường còn chủ động lôi kéo sinh viên nước ngoài bởi học phí là một nguồn doanh thu đáng giá.
“Sinh viên nước ngoài được coi là một nguồn doanh thu” – ông Dale Gough, giám đốc giáo dục quốc tế của AACRAO (Hiệp hội Khảo thí Mỹ) khẳng định. “Trước mắt, họ là phao cứu sinh cho các trường”.
Các chiến thuật “tay bo”, vốn đã phổ biến trong giới chính trị, ngày càng trở nên đáng chú ý trong lĩnh vực công nghệ, nơi các công ty tranh đua về văn hoá và diễn ra trong thời điểm Facebook đang chịu sức ép phải giành lại thị phần những người dùng trẻ tuổi.
Khuếch trương thông điệp TikTok là mối nguy hiểm đối với giới trẻ và xã hội Mỹ
Meta đã thuê công ty tư vấn Targeted Victory để triển khai chiến dịch truyền thông và vận động hành lang trên cả nước, miêu tả TikTok, nền tảng chia sẻ video đang phát triển nhanh chóng của ByteDance, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh, là mối nguy hiểm cho trẻ em và toàn xã hội Mỹ.
Trong một email nội bộ bị rò rỉ, giám đốc Targeted Victory nói công ty “cần đưa ra thông điệp rằng, mặc dù Meta đang bị giám sát chặt chẽ, nhưng TikTok mới là mối đe dọa thực sự, đặc biệt khi ứng dụng này thuộc sở hữu của nước ngoài và đứng đầu danh sách chia sẻ dữ liệu mà thanh thiếu niên đang sử dụng”.
Các thành viên chiến dịch cũng được khuyến khích sử dụng sự phát triển nhanh chóng của TikTok để đánh lạc hướng sự chú ý đối với những lo ngại về quyền riêng tư và chống độc quyền đối với Meta.
“Sẽ là 1 điểm thưởng nếu chúng ta có thể lồng ghép điều này vào 1 thông điệp rộng hơn trong các dự luật hay đề xuất để Quốc hội thấy đó không phải là vấn đề cần chú ý”, một nhân viên của Targeted Victory viết.
Các email nội bộ đã cho thấy mức độ mà Meta và các đối tác sử dụng chiến thuật thu thập và nghiên cứu thông tin đối thủ, nhắm vào ứng dụng hiện đang được tải xuống nhiều nhất thế giới, vượt qua cả Facebook và Instagram. Trong 1 tài liệu rò rỉ năm ngoái, các chuyên gia nghiên cứu của Facebook cho biết thanh thiếu niên dành thời gian trên TikTok nhiều “gấp 2-3 lần” Instagram và mức độ phổ biến của Facebook với giới trẻ đã giảm mạnh.
Một email cũng cho thấy giám đốc công ty này đã hỏi ý kiến các phóng viên nội chính địa phương, những người có thể đóng vai trò là “kênh hậu thuẫn” truyền tải các thông điệp chống TikTok, đồng thời khẳng định công ty “chắc chắn muốn nó [TikTok] bị loại bỏ”.
Trong các email khác, Targeted Victory kêu gọi các đối tác đẩy những câu chuyện lên truyền thông địa phương, gắn TikTok với các xu hướng nguy hiểm của thanh thiếu niên, nhằm chỉ ra những tác hại có chủ đích của ứng dụng. “Có bất kỳ ví dụ nào về tác hại của TikTok tại khu vực của các bạn hay không? Lý tưởng nhất là những câu chuyện với các tiêu đề như ‘Từ nhảy nhót cho tới nguy hiểm: TikTok đã trở thành không gian mạng xã hội độc hại nhất đối với trẻ em như thế nào”, trích nội dung của 1 nhân viên công ty.
Sử dụng chính độ phổ biến của đối thủ làm vũ khí
Targeted Victory đã khuếch đại mức độ tiêu cực gây ra bởi sự phổ biến của TikTok thông qua 1 tài liệu của Google có tựa đề “Những đoạn clip TikTok độc hại”, được chia sẻ nội bộ và bao gồm các liên kết tới những câu chuyện đáng ngờ, trích dẫn TikTok là nguồn gốc của các xu hướng nguy hiểm trong giới trẻ. Các cộng tác viên địa phương của công ty được khuyến khích đẩy mạnh những cáo buộc này nhằm áp lực lên các nhà lập pháp.
Một trong những xu hướng mà Targeted Victory sử dụng để củng cố chiến dịch truyền thông của mình “thử thách phá hoại trường học” của các học sinh. Thông qua tài liệu “Những đoạn clip TikTok độc hại”, công ty này đã đẩy các câu chuyện về thử thách phá đồ trong nhà trường lên truyền thông địa phương ở Massachusetts, Michigan, Minnesota, Rhode Island và Washington D.C.
Xu hướng này đã đánh động tới Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal, khiến ông viết một lá thư vào tháng 9/2021, yêu cầu các giám đốc điều hành TikTok phải ra điều trần trước tiểu ban của Thượng viện. Ông cho rằng ứng dụng này đã “nhiều lần lạm dụng và thúc đẩy những hành vi độc hại cũng như khuyến khích hành vi phá hoại”. Tuy nhiên, theo một cuộc điều tra của Anna Foley tại mạng phát thanh Gimlet, tin đồn về thử thách phá hoại xuất hiện trên Facebook đầu tiên chứ không phải TikTok.
Tháng 10/2021, Targeted Victory tiếp tục lan truyền tin đồn về “thử thách tát giáo viên” trên các bản tin địa phương. Thực tế, trên TikTok không tồn tại thử thách nào như vậy. Một lần nữa, tin đồn này bắt nguồn từ Facebook, theo một loạt bài đăng trên nền tảng mạng xã hội này ghi lại bởi Insider.
Các thủ thuật marketing tinh vi
Công ty tư vấn đã lồng ghép những mối lo ngại thực tế và vô căn cứ để tạo ra sự nghi ngờ đối với ứng dụng phổ biến này. 1 email đã phác thảo những câu chuyện tiêu cực gần đây của TikTok, pha trộn những câu hỏi hợp lý, chủ yếu liên quan quyền sở hữu công ty và hoạt động của nền tảng này, sau đó phóng đại việc giới trẻ ghi lại những hành vi xấu của bản thân.
Song song với đó, công ty cũng chủ động “mớm tin” về Facebook trên các tờ báo địa phương, đơn vị phát thanh và chương trình truyền hình, tập trung khắc hoạ nền tảng mạng xã hội này đã có vai trò nhất định, như hỗ trợ doanh nghiệp thuộc sở hữu của người da đen.
Targeted Victory ký hợp đồng với nhiều công ty PR khắp nước Mỹ để tạo ra dư luận chống lại TikTok. Công ty này đã đặt bài op-ed nhằm vào nền tảng chia sẻ video của ByteDance, đặc biệt tại các khu vực có tính chất chính trị quan trọng.
Ngày 12/3, trong lá thư được dàn dựng đăng trên Denver Post, “1 vị phụ huynh” cho biết TikTok gây hại đối với sức khỏe tâm lý trẻ em, dấy lên lo ngại về bảo vệ dữ liệu và “nhiều người nghi ngờ Trung Quốc đang cố tình thu thập dữ liệu hành vi về trẻ em Mỹ”. Bức thư cũng bày tỏ ủng hộ Tổng chưởng lý của Colorado, Phil Weiser vì đã tham gia liên minh điều tra tác động của TikTok đối với giới trẻ Mỹ, từ đó tạo ra áp lực chính trị với công ty trụ sở tại Bắc Kinh.
Đáng chú ý, Targeted Victory đã lan tỏa hiệu quả thông điệp chống TikTok mà không để lộ rằng Meta trả tiền cho các hoạt động đó. Công ty từ chối bình luận về chiến dịch trên, nói rằng công ty có phối hợp với Meta trong vài năm qua và “tự hào về phần việc đã hoàn thành”.
Trong khi đó Andy Stone, người phát ngôn của Meta, lên tiếng bảo vệ chiến dịch này, cho hay: “Chúng tôi tin rằng tất cả các nền tảng, gồm cả TikTok, đều phải chịu mức độ giám sát tương đương với sự thành công ngày càng tăng của họ”.
Người phát ngôn TikTok cho biết công ty “quan ngại sâu sắc” về “sự châm ngòi của truyền thông địa phương liên quan các xu hướng bị cáo buộc chưa từng xuất hiện trên nền tảng này”.
Targeted Victory được thành lập bởi Zac Moffatt, giám đốc kỹ thuật số phụ trách chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ 2012 của Mitt Romney. Công ty thường xuyên tư vấn cho các lãnh đạo cấp cao của Facebook những năm qua, kể cả trong phiên điều trần quốc hội sau cuộc bầu cử năm 2016.
Công ty có trụ sở tại Arlington cho biết họ cung cấp các giải pháp “cho những thách thức về tiếp thị sản phẩm” và có khả năng triển khai các nhóm công tác thực địa “trên toàn nước Mỹ trong vòng 48 tiếng”.
Theo dữ liệu của OpenSecrets, Targeted Victory là 1 trong những công ty kiếm được nhiều tiền nhất từ chiến dịch tranh cử của đảng Cộng hoà, với hơn 237 triệu USD vào năm 2020.
Vinh Ngô (theo WashingtonPost)
Lucas Ou-Yang, hiện đang là quản lý công nghệ tại TikTok, từng là kỹ sư tại Facebook và Snap, đã chia sẻ những khác biệt về văn hoá doanh nghiệp giữa các công ty công nghệ Mỹ và Trung Quốc.
" alt=""/>Đằng sau chiến dịch nói xấu TikTok của FacebookKhi đang bước đi, hươu mẹ cảm thấy đã đến lúc hươu con đòi ra. Cùng lúc đó, mây đen kéo đến, sấm sét nổi lên khiến khu rừng gần đó bốc cháy.
Rẽ trái thì hươu mẹ sẽ gặp một tay thợ săn đang giương cung từ xa. Rẽ phải thì thấy một con sư tử đói đang tiến lại gần.
Hươu mẹ phải làm gì để có thể sinh hươu con an toàn?
Bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra?
Hươu mẹ có sống được không?
Hươu mẹ có sinh ra con được không ?
Hay mọi thứ sẽ bị đốt cháy bởi đám cháy ở khu rừng?
Hươu mẹ sẽ rẽ trái, rẽ phải, tiến về phía trước hay lùi về phía sau?
Câu trả lời là: Hươu mẹ chẳng làm gì cả, mà chỉ tập trung vào việc sinh ra con an toàn nhất.
Chuỗi sự việc này xảy ra như sau:
Trong giây phút sấm sét nổi lên làm cháy khu rừng, người thợ săn cũng bị sét đánh trúng mắt. Anh ta đã bắn lệch mục tiêu là hươu mẹ, nhưng lại trúng vào sư tử ở đằng xa. Cũng vào lúc đó, trời bắt đầu mưa, dập tắt đám cháy ở khu rừng. Và hươu mẹ chỉ việc sinh ra con trên đồng cỏ an toàn.
Trong cuộc sống của chúng ta, đó chính là giây phút phải lựa chọn. Tất cả chúng ta luôn phải đối phó với những suy nghĩ tiêu cực như vậy từ mọi phía. Một số suy nghĩ mạnh đến mức chế ngự chúng ta và khiến chúng ta thiếu tỉnh táo. Đừng để bản thân quyết định bất cứ điều gì trong lúc vội vã. Hãy nghĩ về bản thân mình như hươu mẹ với một kết thúc có hậu.
Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra trong một khoảnh khắc của cuộc sống. Hãy nhìn vào những điều tốt đẹp có thể xảy ra giống như việc hươu mẹ sinh ra con an toàn, bởi vì cuộc sống là quý giá.
Vì thế, dù bạn là hươu mẹ hay là con người, hãy giữ vững niềm tin và hi vọng.