"Vợ và con của Trung từ ngày mùng 7 Tết test PCR ra kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hôm đó, con gái Trung cũng sốt, tới 5h sáng mùng 8 Tết, Trung test nhanh lên 2 vạch, chiều có kết quả PCR dương tính và tự cách ly, điều trị ở nhà.
Lúc đầu Trung nghĩ Covid-19 rất đáng sợ và khi bị nhiễm rồi thấy sợ thật nhưng cũng không đến mức phải lo lắng quá. Ngay đêm đầu tiên tôi đã bị sốt rất cao 39,5-40 độ C. Có người sốt nhẹ như vợ Trung chỉ từ 38-38,5 độ C.
![]() |
Trung Ruồi cùng vợ và con đều bị nhiễm Covid-19. |
Tôi bị sốt hai hôm, sau đó cắt sốt và mệt vào những hôm sau với các triệu chứng như: đau đầu, đau họng, ho… Hiện tại, sau vài ngày, may mắn sức khỏe của cả gia đình đã dần hồi phục", Trung Ruồi nói.
Nam diễn viên khuyên bạn bè nên chuẩn bị sẵn vài bộ test nhanh trong nhà, khi bị sốt, mình test thử và có một số loại thuốc cơ bản.
Trung Ruồi cũng tiết lộ, vì không thể đi cắt tóc nên nhờ bà xã ''xử lý'' giúp. Và vợ Trung Ruồi cắt cho anh tóc mái bằng… kéo cắt nem.
Cách đây ít ngày, Trung Ruồi và Đỗ Duy Nam cũng gây chú ý với bức hình tân Nam Tào và Bắc Đẩu Táo Quân 2022 tới thăm NSND Công Lý nhân dịp đầu năm mới.
Trung Ruồi không phải là gương mặt quá xa lạ đối với khán giả khi góp mặt khá thường xuyên trong các sản phẩm trên YouTube, truyền hình. Anh từng tốt nghiệp khoa kịch hát dân tộc (chuyên ngành diễn viên chèo) và gây ấn tượng nhờ khuôn mặt hài hước, lối diễn mộc mạc, chân quê. Ngoài tham gia Táo Quân 2022, mới đây, anh còn vào vai Long Đần trong "11 tháng 5 ngày".
Thuý Ngọc
Trung Ruồi chính thức thay thế NSND Công Lý đóng vai Bắc Đẩu trong "Táo quân" 2022. Để có được vai quan trọng này, nam diễn viên đã có một thời gian dài cộng tác nhân vật phụ trong chương trình.
" alt=""/>Cả nhà Trung RuồiBao nhiêu tuổi thì được lái xe?
Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người lái xe tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và có các loại giấy phép lái xe phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Cụ thể, tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ có quy định điều kiện về độ tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:
- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;...
Như vậy, với loại xe máy có dung tích xy-lanh từ 50 cm3 trở lên, người điều khiển bắt buộc phải trên 18 tuổi và có giấy phép lái xe phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Còn với loại xe có dung tích xy-lanh dưới 50 cm3, người điều khiển dù không cần có bằng lái nhưng bắt buộc phải đủ 16 tuổi trở lên.
Mức phạt với hành vi điều khiển mô tô xe máy khi chưa đủ tuổi
Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP chỉnh sửa, bổ sung cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã quy định mức phạt đối với người chưa đủ tuổi lái xe quy định như sau:
- Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
- Phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
Đồng thời, người trực tiếp giao mô tô, xe gắn máy cho những đối tượng này điều khiển cũng sẽ bị xử phạt nặng.
Theo khoản 5, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi giao xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 tham gia giao thông có thể chịu các mức phạt như sau:
- Phạt tiền từ 800 nghìn đến 2 triệu đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân;
- Phạt tiền từ 1,6 đến 4 triệu đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức.
Trên thực tế, tình trạng nhiều thanh thiếu niên, học sinh cấp 2-3 đã "phi xe vèo vèo" trên đường là khá phổ biến. Thậm chí tại một số địa phương xuất hiện các nhóm thanh thiếu niên không chấp hành luật lệ giao thông, "kẹp 3, kẹp 4", không lắp gương chiếu hậu, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng,… khiến dư luận hết sức bức xúc.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc xử phạt đối với đối tượng trẻ dưới 18 tuổi và phụ huynh đưa xe cho con em mình điều khiển vẫn đang quá "nhẹ nhàng", chưa đủ sức răn đe. Do đó, ngoài có những giải pháp tuyên truyền, giáo dục cho thanh thiếu niên, học sinh thì việc các lực lượng chức năng tăng cường xử lý, xử phạt với hành vi này là rất cần thiết.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Anh nói: “Lúc đó, tôi buồn và thấy tủi cực lắm. Tôi buồn vì có những người xem thường tôi. Rồi, hình ảnh bạn bè cùng trang lứa trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, còn mình phải đi năn nỉ bán từng tờ vé số, lang thang khắp nơi cũng khiến tôi xót xa”.
Sau một năm lang thang cùng mẹ tại TP.HCM, anh Phú quay về lại Quy Nhơn ở với người dì. Tại đây, anh được đi học trở lại. Tuy nhiên, anh phải làm đủ việc như phụ bưng phở, làm phục vụ ở quán karaoke, quán bar…
Những đồng tiền còm cõi kiếm được từ đủ nghề, nuôi lớn ước mơ đến trường của anh Phú. Thế nhưng, bi kịch lại một lần nữa tìm đến. Đó là năm 2008, được nghỉ hè, anh Phú vào bán vé số cùng mẹ.
Trong lúc đi bán vé số, mẹ của anh Phú bị tai nạn giao thông. Chứng kiến toàn bộ vụ tai nạn, anh Phú chết lặng. Cả thế giới trong anh suy sụp hoàn toàn. Mẹ qua đời sau thời gian nằm viện điều trị, anh Phú vẫn tự dối lòng “mẹ đang đi làm xa”.
“Nếu như không cố gắng thì tôi cũng không còn lựa chọn nào khác. Tôi muốn sống thay phần mẹ và trở thành niềm tự hào như mẹ hằng mơ ước. Dù mạnh mẽ nhưng cũng có lúc tôi nhớ giọng nói và thèm cái ôm từ mẹ”, anh Phú nghẹn ngào.
Dẫu một mình chiến đấu với số phận, anh Phú vẫn vững vàng bước chân vào giảng đường đại học. Để nuôi dưỡng ước mơ, ngoài giờ học, anh làm gia sư, phục vụ tiệc cưới, phát tờ rơi, bán dép, quần áo…
Anh nói: “Tôi không nề hà việc nhỏ việc lớn, hễ kiếm tiền một cách lương thiện là tôi làm. Nhờ làm nhiều việc, tôi dần trưởng thành và cứng cỏi hơn”.
Để lo cho tương lai, Phú cố gắng tích góp từng đồng từ việc bán hàng online, phụ tiệc cưới. Anh cũng tự học về hoa và bán hoa.
Sau khi đã tích lũy được kinh nghiệm, có một số vốn nhỏ, Phú bắt đầu tự nhận tiệc cưới để trang trí. Sau thời gian này, anh có được 100 triệu đồng gửi ngân hàng lấy lãi.
Làm việc một cách say mê, từ quyển sổ tiết kiệm 100 triệu đồng đầu tiên, Phú dần có thêm nhiều quyển sổ khác với tổng số tiền lên đến 1 tỷ đồng. Với số tiền này, anh đầu tư bất động sản cùng bạn bè.
"Không chỉ sống cho bản thân"
Năm 30 tuổi, anh gom lợi nhuận và tiền dành dụm mua một ngôi nhà ở TP.Thủ Đức với giá 2 tỷ đồng.
Chưa dừng lại ở đó, anh tiếp tục bán ngôi nhà này, lấy tiền lãi đầu tư bất động sản ở Bình Dương, kinh doanh hoa tươi, trang trí tiệc cưới và buôn bán online.
Hiện tại, anh đang sở hữu ngôi nhà mới trị giá hơn 6 tỷ đồng và công việc kinh doanh có doanh thu ổn định.
Anh Phú chấp nhận chia sẻ câu chuyện của bản thân không với mục đích khoe nhà hay những gì mà mình đạt được. Điều anh muốn truyền tải là sự cố gắng không ngừng, sức mạnh nội lực từ bên trong, giá trị của sự tử tế và lòng chân thành.
“Ngoài ra, sự uy tín và cho đi cũng là điều không thể thiếu. Chỉ cần mình lương thiện và cố gắng hơn mỗi ngày, chắc chắn trời xanh sẽ an bài cho mình những điều tuyệt vời. Mọi khó khăn phía trước chỉ là thử thách giống như những cơn mưa rồi sẽ tạnh và cầu vồng sẽ xuất hiện”, anh Phú nhấn mạnh.
Với khởi đầu thuận lợi, anh Phú muốn phát triển công việc, làm được nhiều tiệc cưới, những dự án mới sớm thành hiện thực.
Hiện tại và tương lai, bên cạnh việc kinh doanh, anh Phú còn hướng đến các công tác thiện nguyện. Từ bé, anh đã được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ bằng những phần học bổng, cho nên bây giờ anh muốn chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn khác.
Anh đặc biệt quan tâm đến các trường hợp người cao tuổi neo đơn ở các vùng sâu vùng xa. Ngoài ra, anh còn gửi gạo cho các mái ấm, bệnh viện, góp tiền xây dựng nhà tình nghĩa…
“Sau này khi có điều kiện, tôi muốn xây viện dưỡng lão cho các cụ già neo đơn, các em bé bị cha mẹ bỏ rơi… Từ nhỏ, tôi đã chịu nhiều cơ cực và thiếu thốn nên tôi muốn khi cuộc sống của mình tốt hơn thì có thể chia sẻ yêu thương cho cộng đồng, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn”, anh Phú cho biết.
Dù đã ngoài 30 tuổi nhưng anh Phú chưa nghĩ tới chuyện lập gia đình. Hầu như, anh dành tất cả thời gian cho công việc. Anh muốn dành hết tâm sức kiềm tiền và lo cho tương lai vững chắc. Khi đủ đầy hơn, anh mới tính đến chuyện kết hôn.
Anh mơ ước về một cuộc sống bình yên ở nơi xa xa thành phố. Một ngôi nhà nhỏ trên đồi, phía trước trồng rau và hoa. Cuối cùng, anh mơ về một nửa yêu thương sẽ cùng anh thực hiện những chuyến thiện nguyện, mang yêu thương đến với nhiều mảnh đời hơn.
Bài:Vịnh Nhi
Ảnh: Nhân vật cung cấp