Tôi chấp nhận lời khen, tiếng chê khi làm "Kiều"!- Dự án “Kiều” và cái tên Mai Thu Huyền thời gian qua gây chú ý trong cộng đồng người yêu điện ảnh Việt từ giai đoạn phim bấm máy đến khi hoàn tất quay hình. Hiện tại chị hài lòng với đứa con tinh thần của mình?
Phim Kiềutrải qua một năm chuẩn bị và 2 tháng bấm máy ở cả 3 miền Bắc Trung Nam với ê-kíp hơn 100 con người. Tôi cho rằng với những gì mình và các cộng sự mong muốn đạt được cơ bản cũng đã hoàn thành. Chặng đường phía trước sẽ còn khá dài và gian truân. Chúng tôi còn phải lo khâu xử lý hậu kỳ và nhất là đưa tác phẩm ra rạp.
Ở góc nhìn nhà sản xuất, tôi và ê-kíp đã nỗ lực để mang đến một tác phẩm chỉn chu từ kịch bản, đến thiết kế bối cảnh, phục trang, đến hình ảnh và quy tụ dàn diễn viên diễn xuất tròn vai. Tôi cũng có niềm tin và đặt nhiều kỳ vọng doanh thu nhưng vẫn phải phụ thuộc vào thời điểm phát hành và yếu tố may mắn.
 |
Mai Thu Huyền trên phim trường "Kiều". Chị ấp ủ dự án về tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du từ cách đây 10 năm. |
- Từ những teaser, hình ảnh đầu tiên đến việc lựa chọn bối cảnh, tạo hình, phim đã vấp phải không ít tranh cãi. Với tư cách người phụ trách chính dự án chị đón nhận điều này thế nào?
Tôi tiếp thu và lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người trên mọi phương diện. Một bộ phận khán giả đưa ra bình luận, nhận xét hay kể cả chê bai và chúng tôi tôn trọng điều đó. Tuy nhiên, ê-kíp có những lựa chọn riêng để phù hợp với hình ảnh phim hướng đến.
Kiềukhông phải là bộ phim chuyển thể mà chỉ lấy cảm hứng từ tác phẩm Truyện Kiều. Ngay từ đầu, chúng tôi đã lựa chọn thể loại Cổ trang- Fantasy để ê-kíp có thể sáng tạo mà không bị lệ thuộc vào thời gian, không gian cụ thể.
Việc chuyển từ thơ văn sang điện ảnh chắc chắn sẽ có những sự khác biệt rất nhiều. Phim không thể là phép so sánh 1:1 với nguyên tác và tất nhiên sẽ có sự sáng tạo ngôn ngữ, hình ảnh để phù hợp với thị hiếu của khán giả Việt Nam thời nay. Nếu đặt mình ở vị trí khán giả, tôi cũng sẽ mong đợi một sự mới lạ chứ không chỉ những gì đã nằm trên sách vở mọi người đã học, biết từ thời phổ thông.


- Một diễn viên Mai Thu Huyền nhẹ nhàng, nữ tính sẽ khiến khán giả hoài nghi về vai trò sản xuất, đạo diễn – một lĩnh vực trước nay vốn dĩ là thế mạnh của đàn ông. Chị trải nghiệm được những gì từ con đường này?
Từ một người diễn viên đến một nhà sản xuất là chặng đường rất dài. Áp lực là không thể tránh khỏi, nhưng tôi coi đó là động lực để phấn đấu, vượt qua. Qua từng dự án, tôi học hỏi, tiếp thu, hãnh diện với thành công mình tạo được nhưng cũng đồng thời chấp nhận cả những thất bại.
Theo tôi, một nhà sản xuất hay đạo diễn không cần phải giỏi ở tất cả mọi lĩnh vực. Điều họ giỏi nhất là phải biết thu phục người tài và tạo sự đoàn kết để cùng nhau thúc đẩy cả tập thể đi lên. Hơn nữa, trong nghệ thuật không có hay hay dở, điều đó thuộc về cảm nhận mỗi người. Mình phải chấp nhận lời khen, tiếng chê, quan trọng hơn cả làm bằng tâm huyết và quan điểm nghệ thuật tôi tin sẽ được ghi nhận.
- Làm diễn viên, kinh doanh rồi chuyển qua vai trò đạo diễn, nhà sản xuất, người ta bảo chị “tham lam” vì ôm đồm nhiều việc vào người...
Tôi lại thấy mình dại dột đấy chứ! Nếu tham lam tôi hoàn toàn có thể ngồi yên hưởng thụ, không phải lo nghĩ quá nhiều. Nhưng tôi nghĩ mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, vậy cứ hết mình với đam mê và cống hiến thôi.
Mỗi người cũng có quan niệm sống khác nhau. Cùng một vấn đề nhưng mỗi chúng ta có cách nhìn nhận khác nhau. Có người thích cuộc sống hưởng thụ, an nhàn, nhưng, tính tôi khá mạnh mẽ, thích chinh phục thử thách và làm những việc khó. Tôi luôn đặt mình với suy nghĩ hạnh phúc là ngoài việc có một cuộc sống ổn định, còn sống trọn vẹn với đam mê, công việc yêu thích.
Ví như với công việc sản xuất phim, tôi vừa là bà chủ, vừa là ô sin. Bà chủ vì mình phải bỏ tiền đi thuê tất cả mọi người. Nhưng ô sin vì phải làm tất cả mọi việc từ A đến Z. Tất nhiên những việc này cho tôi những trải nghiệm, vốn sống và những mối quan hệ tuyệt vời mà nếu không trải qua cả đời sẽ không bao giờ hiểu được cảm giác như thế.
Ông xã là tình đầu và cũng là mối tình duy nhất của tôi!
- Người ngoài nhìn vào bảo chị may mắn vì cưới được chồng giỏi và giàu. Trong mắt chị, ông xã là người thế nào?
Chồng tôi là một người tâm lý, hiểu chuyện và hết lòng với vợ con. Những công việc trước giờ của tôi anh cũng chưa bao giờ phản đối hay ngăn cản. Đây cũng là động lực rất lớn để tôi cảm thấy bản thân nỗ lực trong công việc lẫn vun vén cuộc sống gia đình. Tôi tự hào ông xã là mối tình đầu và cũng là mối tình duy nhất của tôi đến hiện tại.
Về phần mình, tôi cũng nghĩ mình tròn trách nhiệm một người vợ, người mẹ của gia đình. Có lẽ tình yêu và trách nhiệm với gia đình con cái chính là sợi dây bền chặt nhất giữa 2 chúng tôi.
 |
Mai Thu Huyền gọi chồng là tình đầu cũng là tình cuối của mình. |
- Yêu chồng nhưng trước đây chị luôn tránh đề cập đến anh ấy trên truyền thông, vì sao vậy?
Tôi muốn những gì riêng tư giữ cho riêng mình. Ông xã tôi cũng không phải người showbiz nên không muốn xuất hiện trước công chúng. Là vợ, tôi tôn trọng chồng điều đó. Đôi khi tôi cũng muốn khoe chồng khoe con nhưng cũng phải tôn trọng ý kiến của gia đình mình.
Tôi quan niệm, cuộc sống hôm nay khó nói trước ngày mai. Tôi luôn mong mình có một tổ ấm hạnh phúc vì thế tập trung vào việc giữ gìn nó kẻo lại "nói trước bước không qua".
- Chị và ông xã - một người nghệ sĩ tính, một người thuần kinh doanh. 2 anh chị thống nhất quan điểm dạy con thế nào?
2 con của tôi có tính cách khác biệt. Nhưng hai bé ngoan, hiền, lễ phép, biết ứng xử, thông minh, học giỏi, không nghịch ngợm hay có những hành động khiến bố mẹ phải phiền lòng.
Tôi nghĩ một đứa trẻ quỹ thời gian mỗi ngày sẽ xoay quanh gia đình và trường học. Một khi xác định rõ như thế, chúng tôi muốn các con phải sống trong môi trường mà những người lớn luôn dành cho nhau sự tử tế, yêu thương. Các bé sẽ tự khắc nhìn vào đó mà học tập và rèn giũa mình.
Tất nhiên để có được lối giáo dục như thế, tôi và ông xã phải ý thức việc cân bằng vai trò của mình ngoài xã hội và gia đình. Nếu được lựa chọn, chúng tôi cũng sẽ xem gia đình là thứ quan trọng nhất.
 |
Tổ ấm viên mãn của Mai Thu Huyền. |
- Sự nghiệp, gia đình và hình ảnh một người đàn bà đẹp Mai Thu Huyền đều sở hữu. Chị có nghĩ mình là người phụ nữ may mắn?
Sự thành công mỗi người sẽ có những cảm nhận và đánh giá riêng. Tôi luôn nghĩ làm sao để cân đối, hài hòa để giữ gìn những gì mình đang có và phát huy nó. Mình không cần phải trở thành cái gì quá đỉnh cao nhưng đủ để thấy hài lòng những gì đang có.
Sau tất cả, tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại! Tôi luôn trân trọng, tận hưởng hạnh phúc nhưng cũng đủ tỉnh táo để đón nhận thực tế rằng: cuộc sống hôm nay khó nói trước ngày mai.
Clip Mai Thu Huyền hát "Nhớ mùa thu Hà Nội"
Tuấn Chiêu

Mai Thu Huyền vào vai người vợ chịu nhiều đau khổ, tổn thương
Nữ diễn viên nhận lời góp mặt đóng MV cho ca sĩ Jimmy Lãm Phạm với vai người vợ chịu nhiều đau khổ, tổn thương vì bị phụ tình.
" alt=""/>Mai Thu Huyền lần đầu tiết lộ về ông xã đại gia kín tiếng
- Sáng 11/8, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đại học năm học 2016 - 2017. Nhiều con số về hiện trạng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay được công bố.235 trường đại học, 1,76 triệu sinh viên
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến hết năm học 2016-2017, hệ thống hiện có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm.
Đối với nhóm trường sư phạm và đào tạo giáo viên, hiện nay cả nước có 58 trường đại học, 57 trường cao đẳng, 40 trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên (trong đó có 14 trường đại học sư phạm, 33 trường cao đẳng sư phạm và 02 trường trung cấp sư phạm).
 |
Các trường ĐH Việt Nam phân bố theo vùng. Nguồn: Bô GD-ĐT. |
Năm học 2016-2017, có thêm 1 cơ sở đào tạo được thành lập mới trên cơ sở đã có quyết định chủ trương thành lập của Thủ tướng Chính phủ (Học viện dân tộc); 3 cơ sở đào tạo được cấp phép hoạt động và đều là các cơ sở có 100% vốn đầu tư nước ngoài (Trường ĐH Mỹ tại Việt Nam, Trường ĐH Y khoa Tokyo, Trường ĐH Fulbright Việt Nam), 1 phân hiệu của ĐHQG TP.HCM được thành lập tại Bến Tre.
Về quy mô đào tạo, năm học 2016-2017, tổng quy mô sinh viên đại học 1.767.879 sinh viên, giữ ổn định so với năm học 2015-2016; quy mô sinh viên cao đẳng sư phạm giảm 14,3%, chỉ còn 47.800 sinh viên.
Phần lớn sinh viên tập trung theo học các ngành thuộc Khối ngành V III: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và Khối ngành: kinh doanh quản lý, pháp luật.
 |
Cơ cấu sinh viên theo nhóm ngành. |
Quy mô đào tạo thạc sĩ là 105.801 (tăng 12,8% so với năm học 2015-2016). Quy mô đào tạo tiến sĩ là 15.112 (tăng 21% so với năm học 2015-2016).
Quy mô đào tạo tiến sĩ ở các viện NCKH thay đổi theo chiều hướng giảm. Tính đến tháng 6/2017, các Viện NCKH mới tuyển được khoảng 38% NCS so với chỉ tiêu đã đăng ký.
Tính từ đầu năm 2016 đến 31/7/2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ đại học là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh quản lý, Pháp luật.
 |
Số lượng ngành mới mở trong năm 2017 theo nhóm ngành. |
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, nhiều trường vẫn chưa quan tâm đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo để đáp ứng quy mô tuyển sinh; đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên cơ hữu chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn; nguồn lực tài chính phân tán; chưa đầu tư dự báo thị trường nên các ngành đào tạo còn trùng lặp, chồng chéo trong một địa bàn...
Nhiều nơi mở ngành đào tạo vẫn dựa vào năng lực và kinh nghiệm vốn có, dẫn đến những ngành xã hội cần thì lại thiếu. Đó là những nguyên nhân khiến cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý và chất lượng đào tạo hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển KT-XH của đất nước.
Gần 73.000 giảng viên, hơn 16.500 tiến sĩ
Về phát triển đội ngũ giảng viên, năm học 2016-2017, tổng số giảng viên trong các trường đại học là 72.792 người , tăng 4,6% so với năm học 2015-2016, trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 (tăng 21,4%) và thạc sĩ là 43.065 (tăng 6,6%).
 |
Số lượng giảng viên phân theo trình độ chức danh. |
Số lượng giảng viên trong các trường cao đẳng sư phạm hiện này là 3.388 người trong đó giảng viên có trình độ Tiến sĩ là 115 người; Thạc sĩ là 2.187 người.
Số lượng nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đã được nghiệm thu năm 2016 là 274 nhiệm vụ.
Các nhiệm vụ này đã thu hút gần 3.000 cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên tham gia, đào tạo được 312 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 77 tiến sĩ, đã xuất bản 36 đầu sách tham khảo và chuyên khảo, công bố 594 bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước và quốc tế được công bố, 115 sản phẩm ứng dụng là quy trình kỹ thuật, sản phẩm phục vụ sản xuất và đời sống, phát triển ngành và địa phương.
Tính đến năm học 2016-2017 đã có 491 nhóm giảng dạy – nghiên cứu được thành lập tại các cơ sở đào tạo, trong đó cơ sở đào tạo có nhiều nhóm giảng dạy – nghiên cứu nhất là: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (127 nhóm), tiếp đến là các trường: ĐH Tây Nguyên (42 nhóm), ĐH Đà Nẵng (36 nhóm), ĐH SP Kỹ thuật Hưng Yên (30 nhóm), ĐHQG TP. Hồ Chí Minh (24 nhóm), ĐHQG Hà Nội (23 nhóm).
Bộ GD-ĐT đánh giá, tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ trong toàn hệ thống vẫn ở mức thấp, đặc biệt là tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của các trường cao đẳng sư phạm còn quá thấp (chiếm khoảng 3,4%).
Chất lượng đội ngũ giảng viên vẫn còn là dấu hỏi lớn khi nhiều cán bộ giảng viên không có đề tài nghiên cứu, chưa có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế...
Số lượng giảng viên cơ hữu của các trường ngoài công lập vẫn còn thiếu (15.158 người chiếm khoảng 20% tổng số giảng viên trong toàn quốc) và đã ở độ tuổi cao, chưa đủ mạnh để nâng cao và tạo niềm tin về chất lượng đào tạo của bộ phận này trong hệ thống.
41% học sinh phổ thông vào đại học, cao đẳng
Năm học 2016-2017, học sinh tốt nghiệp THPT vào đại học, cao đẳng khoảng 41%, vào cao đẳng nghề, trung cấp khoảng 23%, học nghề tại trung tâm đào tạo nghề khoảng 13%, đi làm khoảng 10%.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học năm nay, tỷ lệ học sinh không đăng ký xét tuyển đại học là 26%.
Thực tế cho thấy đã có sự chuyển biến về nhận thức của học sinh trong việc lựa chọn ngành nghề và hướng đi phù hợp với năng lực của mình.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận, Hệ thống thông tin thị trường lao động còn thiếu và chậm cập nhật, chưa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nhất là đối với học sinh THCS trong bối cảnh tâm lý chạy theo bằng cấp còn nặng nề.
23 trường thí điểm tự chủ
Đến hết năm học 2016-2017, có 23 cơ sở giáo dục đại học công lập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm tự chủ đổi mới cơ chế hoạt động theo quy định của Nghị quyết, trong đó Trường ĐH Trà Vinh là cơ sở đại học trực thuộc địa phương đầu tiên thực hiện thí điểm.
Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, cơ sở pháp lý về tự chủ đại học chưa vững chắc và thiếu đồng bộ nên việc triển khai còn nhiều lúng túng, chưa thống nhất; một số nội dung cam kết của Chính phủ (theo tinh thần của Nghị quyết 77) chưa được thực hiện (cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ, hỗ trợ lãi suất vay) gây khó khăn cho nhiều cơ sở GDĐH. Tự chủ chưa gắn liền với đổi mới quản trị đại học và trách nhiệm giải trình xã hội.
Tính đến hết tháng 4/2017, trong toàn hệ thống giáo dục đại học có 169 trường công lập chỉ có 58 cơ sở thành lập hội đồng trường, chiếm 34,3% tổng số cơ sở giáo dục đại học công lập.
Tuy nhiên, ngay cả những cơ sở đã thành lập thì nhiều Hội đồng trường vẫn chưa có thực quyền của một tổ chức quản trị, đại diện cho quyền sở hữu nhà nước để quyết định những vấn đề lớn như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, phương hướng hoạt động… của nhà trường. Trong tổng số 23 trường đại học đã được tự chủ theo Nghị quyết 77 vẫn còn 6 trường chưa có hội đồng trường.
Đã có 35 chương trình tiên tiến ở 23 cơ sở đào tạo; 16 chương trình kỹ sư chất lượng cao theo tiêu chuẩn của Cộng hoà Pháp ở 04 cơ sở đào tạo; 50 chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp (POHE) và gần 200 chương trình chất lượng cao ở các cơ sở khác. Ngoài ra, các trường đại học còn có hơn 500 chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các trường đại học ở các nước trên thế giới.
500 chương trình liên kết đào tạo quốc tế
Các chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, chương trình đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng, chương trình tiên tiến được nhiều trường đại học quan tâm phát triển.
Tới nay đã có 35 chương trình tiên tiến ở 23 cơ sở đào tạo; 16 chương trình kỹ sư chất lượng cao theo tiêu chuẩn của Cộng hoà Pháp ở 04 cơ sở đào tạo; 50 chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp (POHE) và gần 200 chương trình chất lượng cao ở các cơ sở khác. Ngoài ra, các trường đại học còn có hơn 500 chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các trường đại học ở các nước trên thế giới.
945 nhóm nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát từ 142/271 trường đại học, hiện nay trong hệ thống các trường đại học đã hình thành 945 nhóm nghiên cứu, một trường đại học có trung bình 7 nhóm nghiên cứu.
Theo Bộ GD-ĐT, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước.
Việc triển khai đào tạo chất lượng cao trình độ đại học không đồng đều, chủ yếu tập trung ở những trường đại học lớn trong khi các trường đại học do địa phương quản lý còn chậm được triển khai.
Lê Văn
" alt=""/>Những con số biết nói về giáo dục đại học Việt Nam