Theo một số nhà quan sát, việc nâng cấp ứng dụng trí thông minh nhân tạo ở Galaxy S8 có thể liên quan đến việc Samsung thâu tóm công ty Viv Labs của Mỹ. Những người đồng sáng lập Viv Labs chính là "cha đẻ" của Siri, trợ lý ảo cho thiết bị iOS của Apple.
Tuy nhiên, ông Lee đã từ chối cho biết liệu Samsung có tích hợp công nghệ của Viv Labs vào mẫu điện thoại flagship 2017 hay không.
Đại diện của Samsung cũng đã đề cập tới những nỗ lực của hãng trong việc ngăn chặn các vấn đề quá nóng, cháy/nổ của Galaxy Note 7 lặp lại ở Galaxy S8.
J.K. Shin, cựu lãnh đạo mảng di động và hiện là đồng giám đốc điều hành Samsung, tuyên bố trước các cổ đông rằng, công ty đang bắt tay với các nhà quản lý và chuyên gia độc lập để soi kiểm mọi khía cạnh của Galaxy Note 7, kể cả phần cứng, phần mềm và các quy trình sản xuất. Ông Shin quả quyết, việc điều tra thiết bị sẽ tốn nhiều thời gian nhưng các kết quả sẽ được thông báo công khai.
Sau quyết định thu hồi và khai tử Galaxy Note 7, Galaxy S7 đang trên đà trở thành thiết bị di động bán chạy nhất từ trước đến nay của Samsung. Ngay cả khi sự cố Note 7 ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của công ty, Galaxy S7 vẫn tiếp tục có doanh số bán ra tốt.
Giới phân tích nhận định, Samsung sẽ phải dựa vào việc kinh doanh khởi sắc của Galaxy S7 trong gần 5 tháng trước khi phát hành mẫu máy kế nhiệm Galaxy S8 vào năm sau, kể cả trong dịp nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới. Mẫu flagship được coi là duy nhất của Samsung này hiện đã 7 tháng tuổi, trong khi các sản phẩm mới toanh của hai hãng đối thủ là Apple iPhone 7 và Google Pixel vẫn đang được marketing rầm rộ trong chiến dịch ngay sau ngày ra mắt.
Tuấn Anh(Theo Phonearena)
" alt=""/>Sếp Samsung hé lộ về Galaxy S8Là hoạt động nằm trong Kế hoạch năm 2016 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia được ban hành theo Quyết định 936 ngày 2/6/2016 của Bộ TT&TT, cuối tháng 10/2016 vừa qua, VNNIC - Thường trực Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đã tổ chức 2 khóa đào tạo “Triển khai thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6 trong khối cơ quan Nhà nước”.
Chương trình đào tạo đã thu hút sự tham gia của 34 cán bộ của 22 đơn vị chuyên trách CNTT các Bộ, ban, ngành tại Hà Nội, bao gồm: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ Quốc phòng, Nội vụ, Tư pháp, Ngoại giao, TT&TT, KH&CN, GD&ĐT, Xây dựng và Giao thông vận tải.
Các khóa tập huấn, đào tạo về IPv6 nêu trên nhằm mục đích truyền thông về công tác triển khai IPv6 tại Việt Nam và trên thế giới, đồng thời tiếp tục thúc đẩy triển khai IPv6 trên mạng Internet cũng như mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước.
Tham dự các khóa tập huấn, đào tạo này, các học viên được cung cấp thông tin về tình hình triển khai IPv6 tại Việt Nam và quốc tế; lộ trình và hiện trạng triển khai IPv6 tại Việt Nam và thế giới; các chính sách của Việt Nam đối với việc thúc đẩy IPv6, đặc biệt là vai trò của các cơ quan Đảng, Nhà nước trong hoạt động thúc đẩy triển khai IPv6 tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo, tập huấn cũng trang bị cho cho các học viên những kiến thức cơ bản về hoạt động của mạng Internet trên nền giao thức IP, hiện trạng tài nguyên địa chỉ IP toàn cầu và sự cần thiết của việc chuyển đổi địa chỉ IPv4 sang IPv6.
" alt=""/>Đào tạo về IPv6 cho hơn 30 cán bộ cơ quan chuyên trách CNTT các bộ, ngành