
Sự so sánh này có thể là khập khiễng, nhưng iPhone đời đầu ra đời năm 2007 có giá 499 USD, và đã từng được coi là rất cao. Nếu tính cả trượt giá, giá bán của iPhone cũng chỉ là 606 USD vào thời điểm hiện tại, tức là chỉ bằng 60% so với XS Max.
Tất nhiên, sau 10 năm iPhone đã khác đi rất nhiều. Chúng được tích hợp thêm hàng loạt công nghệ mới, ngày càng lớn hơn và làm được nhiều việc hơn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận iPhone vẫn là một dòng máy có giá cao.
Theo Wolverton, tăng giá iPhone là một cách để Apple duy trì đà tăng trưởng doanh thu khi mà thị trường smartphone đã bão hòa. Bên cạnh đó, công ty này cũng tìm kiếm nguồn thu từ mảng dịch vụ, bao gồm cả cung cấp nội dung và lấy phí của nhà phát triển. Nếu chỉ tính về doanh thu, đây là một cách làm hợp lý, đem lại hiệu quả trước mắt.
![]() |
Số lượng iPhone không còn tăng mạnh trong vài năm nay, nhưng doanh thu từ iPhone thì vẫn tăng đều nhờ giá cao. Ảnh: Statista. |
Mặc dù lượng iPhone bán ra không tăng mạnh, doanh thu của Apple trong năm qua đã tăng 18%, còn lợi nhuận tăng đến 23%. Rõ ràng Apple vẫn đang làm tốt khi định hướng các sản phẩm mới của họ đều mang tính “sang chảnh”.
Tuy nhiên, Apple không thể cứ tăng giá mãi. Giá cao sẽ là một rào cản đối với nhiều khách hàng để tiếp cận iPhone mới. Công ty UBS Analyst dự đoán doanh số iPhone sẽ giảm tới 7% trong năm tài khóa mới, và doanh thu giảm 2%.
UBS cũng đã khảo sát nhiều người dùng và kết luận khi mua điện thoại mới, yếu tố quan trọng nhất mà người dùng quan tâm là giá. Dòng đời sử dụng của mỗi điện thoại giờ đây dài hơn, và những người cập nhật lên iPhone 2018 thường nâng cấp từ một chiếc iPhone đã ra mắt vài năm chứ không phải iPhone X.
Lúc này, cái giá tới trên 1.000 USD sẽ khiến nhiều người dùng phân vân, nhất là khi có rất nhiều lựa chọn giá thấp hơn trên thị trường. Rõ ràng iPhone giá rẻ hơn sẽ hút khách hơn hẳn.
Ngoài ra, Apple cũng có thể giảm giá iPhone mà không bị ảnh hưởng quá nhiều. iPhone vốn là một dòng sản phẩm với biên lợi nhuận rất lớn: theo báo cáo quý I/2018 của IDC, iPhone chỉ chiếm ra 19% lượng smartphone bán ra trên toàn cầu, nhưng chiếm tới 87% lợi nhuận.
Như vậy, dù có giảm giá iPhone một chút, Apple vẫn kiếm được nhiều lợi nhuận từ iPhone. Giảm giá chỉ làm con số đó thấp hơn một chút mà thôi.
![]() |
Giảm giá iPhone giúp Apple bán được nhiều thiết bị hơn, mà điều đó lại rất quan trọng đối với mảng dịch vụ mà họ đang muốn đẩy mạnh. Ảnh: Business Insider. |
Một điểm quan trọng nữa với Apple là số lượng thiết bị iOS đang hoạt động. Những khoản thu dịch vụ của họ gắn liền với con số này, mà phần lớn trong đó là iPhone. Bán được càng nhiều thiết bị, Apple lại càng bán được nhiều nội dung và ứng dụng cho các thiết bị đó, qua đó phát triển thêm mảng dịch vụ.
Nếu những lời chia sẻ trên chưa đủ thuyết phục, Apple cũng có thể coi giảm giá là một hình thức tôn trọng người dùng của mình. Người dùng iPhone có tỉ lệ trung thành rất cao, tức là thường chỉ nâng cấp lên iPhone thế hệ mới. Sẽ không có gì tuyệt hơn nếu như những người dùng trung thành được Apple “tạo điều kiện” để nâng cấp lên những chiếc iPhone mới nhất.
![]() |
Smartphone mang thương hiệu Blu đang tạm thời bị cấm cửa trên trang Amazon.com. Ảnh: CNET |
Ông lớn thương mại điện tử Mỹ cũng hướng dẫn người dùng liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng của Blu để được hỗ trợ. Động thái được đưa ra sau khi công ty bảo mật Kryptowire công bố bằng chứng cho thấy, phần mềm trong các smartphone Blu đang thu thập dữ liệu của người dùng và gửi chúng tới các máy chủ ở Trung Quốc mà không hề thông báo cho họ biết.
Tuy nhiên, hãng Blu đã lên tiếng bảo vệ phần mềm, vốn do một công ty Trung Quốc có tên Shanghai Adups Technology phát triển, và phủ nhận bất kỳ sai phạm nào. Phát ngôn viên của Blu quả quyết, công ty đang thực thi nhiều chính sách bảo vệ sự riêng tư của người dùng và vô cùng coi trọng tính bảo mật. Đại diện Blu cũng khẳng định hiện ghi nhận bất kỳ vụ rò rỉ thông tin nào liên quan đến việc sử dụng smartphone của công ty.
Theo Blu, công ty đang tìm mọi cách giải quyết các khúc mắc để đưa sản phẩm trở lại sàn thương mại điện tử Amazon.com.
Vấn đề quyền riêng tư và cách thu thập dữ liệu của các nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin đang là một chủ đề nóng hiện nay. Nó xuất phát từ hàng loạt báo cáo nghi ngờ hacker Nga xâm nhập và can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 cũng như thông tin về các cuộc tấn công nguy hại của mã độc tống tiền (ransomware) đến hàng triệu máy tính trên khắp thế giới trong vài tháng trở lại đây.
Blu có thể không phải là cái tên quen thuộc đối với đại đa số người dùng smartphone như Apple hay Samsung. Song, hãng cũng đạt được những thành công đáng khích lệ khi bán ra smartphone Android siêu rẻ, với giá chỉ bằng một phần nhỏ của iPhone. Giá lên kệ của mẫu Blu R1 HD chỉ 60 USD, trong khi giá khởi điểm cho mẫu điện thoại flagship của Apple kên tới 650 USD.
Trước khi bị Amazon "tuýt còi", Blu từng là một trong các đối tác chính tham gia chương trình "Prime Exclusive Phones" của tập đoàn này, chuyên chiết khấu lớn cho người mua điện thoại chấp nhận để các quảng cáo hiển thị trên màn hình khóa của dế cưng. Blu hiện không còn trong danh sách các nhà cung cấp thiết bị thuộc chương trình khuyến mại này.
Tuấn Anh - Thùy Linh - Văn Thường (Theo CNET)
" alt=""/>Amazon vừa quyết định ngừng bán smartphone giá rẻ vì vấn đề bảo mật