Năm 2008, ngôi nhà của ông Từ thuộc diện phải phá dỡ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc gia đình ông phải chuyển đi nơi khác.
Cả nhà ông Từ muốn đưa bà Tô đi cùng. Nhưng bà không chịu. Bà cho biết đã quen với cuộc sống ở nông thôn, không muốn làm quen với môi trường mới.
Thấy bà Tô không muốn rời đi, ông Từ không dám ép. Thay vào đó, ông thuê cho bà một căn nhà trong làng với giá 300 tệ/tháng.
Ở ngôi nhà mới, mỗi khi nghĩ đến việc bà Tô lớn tuổi sống một mình, ông Từ lại thấy không yên tâm. Khi có thời gian rảnh, ông lại đến thăm bà Tô, nói chuyện với bà để bà bớt buồn chán. Ngày lễ ngày Tết, cả nhà ông lại cùng nhau đến thăm bà, sắm sửa cho bà không khác gì mẹ ruột.
Năm 2012, bà Tô 88 tuổi, sức khỏe đã rất yếu. Bà đi không vững, không thể tự chăm sóc bản thân. Bà cần người túc trực 24/24 giờ. Tuy nhiên, ông Từ vẫn phải đi làm nên không thể ở bên bà liên tục.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, ông đã đến gặp ủy ban làng, trình bày hoàn cảnh của bà Tô và những khó khăn của ông. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của ủy ban làng, bà Tô được đưa vào viện dưỡng lão gần đó.
Vấn đề lại đặt ra lúc này là tiền nộp cho viện dưỡng lão. Trong năm đầu tiên, bà Tô phải trả 1.700 tệ mỗi tháng, sang năm thứ hai, con số này tăng lên 2.000 tệ mỗi tháng.
Mặc dù bà Tô được hưởng bảo hiểm nông thôn và trợ cấp tuổi già hàng tháng tuy nhiên, tổng số tiền đó chưa đến 1.000 tệ. Nhà ông Từ không khá giả, ông chỉ là một công nhân bình thường nhưng vì thương hoàn cảnh của bà Tô, ông quyết định trả giúp bà khoản này.
Sau khi bà Tô được đưa vào viện dưỡng lão, ông Từ vẫn thường xuyên đến thăm, mang hoa quả và đồ ăn cho bà.
Những người ở cùng phòng luôn ghen tị với bà Tô, khen bà có người con trai hiếu thảo. Mỗi lần nghe vậy, bà cụ lại cười và giải thích rằng đây không phải con bà mà là hàng xóm.
Ngày 21/6/2017, bà Tô 93 tuổi nhập viện do chức năng thận bất thường.
Ông Từ và gia đình lại thay nhau chăm sóc bà trong bệnh viện, canh giữ suốt 8 ngày 8 đêm. Không ai trong số các y tá ở bệnh viện biết rằng họ chỉ là hàng xóm của bà cụ.
Ngày 29/6/2017, bà Tô trút hơi thở cuối cùng. Từ Huệ Minh lại gánh vác trọng trách lo tang lễ cho bà cụ, bởi trong thâm tâm, từ lâu ông đã coi bà Tô như người thân của mình.
Khoản tiền bất ngờ
Mọi việc liên quan đến bà Tô tưởng đã kết thúc, không ngờ 3 năm sau, ông Từ nhận được cuộc điện thoại của bí thư thôn.
Người đàn ông nói với ông Từ rằng ngôi nhà của bà Tô đã bị phá bỏ, và bà Tô nhận được hàng triệu tệ (hàng tỷ đồng -nv) từ tiền phá dỡ. Tuy nhiên, vì bà Tô không có người thừa kế nên lãnh đạo thôn cho rằng nó nên thuộc về ông Từ.
“Tất cả chúng tôi đều cảm thấy nên đưa số tiền này cho ông Từ, dù sao ông ấy cũng đã có 30 năm chăm sóc cho bà Tô”, vị bí thư thôn nói với PV trong một cuộc phỏng vấn.
Ông Từ rất bất ngờ về việc này. Ông nói rằng, việc chăm sóc cho bà Tô hoàn toàn xuất phát từ tình thương với người già neo đơn. Ông chưa từng nghĩ đến tài sản của bà.
Tuy vậy, sau đó, tòa án Ninh Ba vẫn quyết định giao 50% số tiền của bà Tô cho ông Từ. Số tiền còn lại được tặng cho một người cháu họ của bà Tô và những người neo đơn, nghèo khó của làng.
Năm 2020, ông Từ cũng nhận được danh hiệu "Người tử tế và hiếu thảo năm 2020" và được tuyên dương tại lễ khai mạc Lễ hội hiếu thảo Trung Quốc lần thứ 12.
Linh Giang(Theo 163)
" alt=""/>Bất ngờ nhận được tiền tỷ từ người hàng xóm đã qua đờiTác phẩm được một nhà sưu tầm tặng ban tổ chức nhằm mục đích gây quỹ. Bức vẽ trên giấy dó được gia đình cố họa sĩ xác nhận tác phẩm gốc. Vẻ đẹp trong tranh Lưu Công Nhân luôn tổng hợp yếu tố duyên dáng quê mùa, bình dị mộc mạc với hào hoa, sang trọng và hiện đại.
Họa sĩ Bùi Tiến Tuấn đang đi công tác ở châu Âu vẫn tham gia triển lãm với 2 tác phẩm để gây quỹ từ thiện hỗ trợ đồng bào Quảng Nam - quê hương anh. Bức tranh màu nước trên giấy dó Dòng sông Thu- trùng tên với chủ đề triển lãm - gồm những mảng màu trừu tượng, hư thực ấn tượng.
Trong khi đó, họa sĩ Bùi Văn Tuất mang đến bức chân dung Em bé vùng cao. Trong tác phẩm, những nét vẽ sơn dầu của hội họa Tây phương trải lên giấy dó truyền thống một cách sinh động.
Một số tác phẩm đáng chú ý trong triển lãm này còn có Hai thiếu nữ bên hoa hải đườngcủa Đặng Thị Thu An; Sắc màu hoàng hôncủa Trần Thảo Hiền; Giao thoa chốn tịnh trầncủa Ngụy Đình Hà; Giữa rừng đước xanhcủa Nguyễn Minh Tâm; Dưới tầng mâycủa Phạm Vũ Hồng Hưng; Mùa thu non sôngcủa Hùng Rô;...
Bên cạnh mang đến những tác phẩm hội họa cho người yêu tranh, triển lãm trực tuyến Xuôi dòng sông Thu2022 còn đặt mục tiêu vận động gây quỹ xây 10 căn nhà cho người nghèo ở tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên-Huế, trị giá ước tính 500 triệu đồng từ 50% số tiền bán tranh trong 3 tuần.
Họa sĩ Ngô Trần Vũ - người khởi xướng triển lãm Xuôi dòng sông Thu2022, cho biết đây là triển lãm thứ 2 trong năm 2022 do các hoạ sĩ chung tay tổ chức nhằm gây quỹ xây nhà cho người nghèo tại Quảng Nam và Huế.
“Chúng tôi mong muốn mang đến công chúng yêu nghệ thuật tại Việt Nam một cuộc thưởng lãm tranh trực tuyến mãn nhãn với những tác phẩm được tuyển chọn do các họa sĩ chuyên nghiệp Việt Nam thể hiện. Qua đó, các nhà sưu tập tranh có thể tìm hiểu thêm các họa sĩ tài năng, hình thành nhu cầu sưu tầm tranh và góp phần phát triển thị trường mỹ thuật Việt Nam”, anh nói.
Triển lãm Xuôi dòng sông Thu2022 sẽ diễn ra trong 3 tuần từ 14/10 đến 4/11 trên Vietnam Art Spacevà All About Art and Artists. Triển lãm Xuôi dòng sông Thu do hoạ sĩ Ngô Trần Vũ khởi xướng từ năm 2018, lấy cảm hứng từ dòng sông Thu Bồn có ý nghĩa quan trọng với người dân Quảng Nam.
" alt=""/>Triển lãm trực tuyến 'Xuôi dòng sông Thu' gây quỹ xây nhà cho người nghèoVốn dĩ từ những năm học cấp 2, cấp 3, Kim Thoa đã có sở thích làm các đồ thủ công. Khoảng thời gian ở nhà do không xin được việc, Thoa tự mày mò học thêu trên vải.
“Thời gian đầu em cũng chỉ thêu trên những mảnh vải vì sở thích. Sản phẩm sau khi hoàn thiện, em đăng lên trang Facebook cá nhân, các trang mạng xã hội. Nhiều người hỏi mua đã tạo động lực cho em theo đuổi nghề thêu này”, Kim Thoa chia sẻ.
Tiếng lành đồn xa, những sản phẩm của Thoa ngày càng được mọi người biết đến. Bản thân em nghĩ, cần phải phát triển hơn nữa với nghề thêu. Chính vì vậy, năm 2018, Kim Thoa xin theo học lớp thêu của nghệ nhân Thu Cúc nổi tiếng.
Vốn có năng khiếu từ nhỏ, sau một năm tham gia lớp học thêu, Kim Thoa đã thành thạo và về nhà mở cơ sở thêu cho riêng mình. Sản phẩm thêu của Kim Thoa là thêu trên vải, trên áo, cài tóc, khuy áo...
Đến năm 2021, khi kỹ thuật thêu của mình đã thuần thục, Thoa thấy cô Thu Cúc thêu trên lá bồ đề nên tiếp tục “khăn gói” ra nhờ cô chỉ bảo.
“Thời điểm đó, sản phẩm thêu trên lá cây khá mới mẻ, thậm chí không có đầu ra. Cô Thu Cúc cũng không chú trọng vào sản phẩm này. Tuy nhiên vì đam mê nên em quyết tâm học để làm cái gì đó cho riêng mình”, Kim Thoa kể.
Thêu trên lá bồ đề rất khó, mất một năm trời học hỏi Kim Thoa mới có sản phẩm đầu tiên. Suốt năm đó, có những lúc Kim Thoa chán nản không theo đuổi nữa và bỏ lá bồ đề vào một xó.
Thêu trên lá bồ đề mang lại thu nhập cao
“Lá bồ đề phải là lá bánh tẻ (không non, cũng không già). Thời gian đầu em phải mất công đi chọn lá, sau đó về ngâm, luộc rồi dùng bàn chải chà cho hết chất diệp lục. Do không có kỹ thuật nên khâu làm lá toàn bị hỏng. Đến khi lấy được một vài lá, bắt tay vào thêu thì lá đứt gân… thậm chí có những đợt mất cả tuần trời em mới làm gần xong một sản phẩm thì lại hỏng, mất công cả tuần”, Kim Thoa chia sẻ.
Khi Kim Thoa thành công với tác phẩm đầu tiên thêu con chim vàng trên lá bồ đề, cô Thu Cúc đã hết lòng khen ngợi. Và chính tác phẩm này của 9X đã được cô Thu Cúc lấy cảm hứng để tiếp tục phát triển sản phẩm trên lá bồ đề ở cơ sở của cô.
“Em không có thời gian để đi chọn và xử lý lá bồ đề. Nên khi có khách hàng đặt em thường mua lại lá để thêu. Mới đây nhất có một khách hàng đặt hơn 20 lá để làm quà tặng cho người nước ngoài, em phải tập trung làm mất hơn một tháng mới xong”, Kim Thoa cho biết.
Thời gian để hoàn thiện một tác phẩm khoảng 1-7 ngày, tùy vào họa tiết của sản phẩm mà khách hàng đặt. Hiện mỗi tháng Kim Thoa nhận khoảng 20-30 đơn đặt hàng. Với giá bán từ 360.000 đồng đến 600.000 đồng/lá bồ đề nhỏ và khoảng 3-4 triệu đồng/lá bồ đề lớn mang lại thu nhập cả chục triệu đồng/tháng.
“Thời gian tới em sẽ tập trung hơn vào sản phẩm lá bồ đề, đồng thời sáng tạo thêm các tác phẩm như: chân dung người phụ nữ đồng bào dân tộc, các linh vật, trò chơi dân gian… Hiện cơ sở của em đào tạo cho hàng chục học viên, em mong muốn các bạn cũng sẽ phát triển được các sản phẩm riêng của mình”, Kim Thoa cho biết.