Phiên giao dịch sáng nay (26/11), cổ phiếu QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai tăng kịch trần, lên 11.750 đồng/cổ phiếu. Đáng nói, cổ phiếu này trắng bên bán, dư mua giá trần hơn 1,5 triệu đơn vị.
Bà Nguyễn Thị Như Loan vừa được công bố tại ngoại (Ảnh: K.C).
QCG được giao dịch tích cực trong bối cảnh bà Nguyễn Thị Như Loan - nguyên Tổng giám đốc công ty - vừa có thông tin được tại ngoại. Theo đó, bà Loan được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thay đổi biện pháp ngăn chặn vào ngày 11/11. Hiện nay, bà được tại ngoại trong quá trình cơ quan chức năng điều tra vụ án.
Sau khi được tại ngoại, Quốc Cường Gia Lai cho biết nguyên Tổng giám đốc sẽ tiếp tục đóng góp cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty bằng việc đồng hành cùng Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban tổng giám đốc giải quyết các công việc, dự án đầu tư mà công ty đang thực hiện.
Kể từ khi bà Loan bị bắt hồi tháng 7 đến nay, giá cổ phiếu QCG có nhiều phiên tăng liên tục hoặc giảm liên tục. Tính đến nay, giá cổ phiếu QCG đã tăng gần 40%.
Cùng với diễn biến tích cực của cổ phiếu QCG, thị trường chung hôm nay cũng có sự bứt phá. Chốt phiên sáng nay, VN-Index tăng gần 10 điểm, đạt 1.244,5 điểm với 286 mã tăng, 80 mã giảm và 65 mã đứng giá. HNX-Index tăng gần 1 điểm, đạt 223,2 điểm.
Thị trường được dẫn dắt bởi 3 nhóm ngành lớn gồm ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Các cổ phiếu thuộc nhóm VN30 đều tăng giá rực rỡ trong sắc xanh, trừ đại gia dầu khí PLX (Petrolimex) đứng yên.
" alt=""/>Diễn biến của cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai sau tin về bà Như LoanVinFast Auto (mã chứng khoán trên sàn Nasdaq: VFS) vừa công bố kết quả tài chính chưa kiểm toán quý III. Số xe điện đã giao là hơn 21.900 xe, tăng 66% so với quý II và tăng 115% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng doanh thu đạt hơn 12.300 tỷ đồng, tăng 42,2% so với quý II và 49,3% so với cùng kỳ. Lỗ gộp là 2.957 tỷ đồng trong quý III, giảm 45,6% so với quý trước.
VinFast dự kiến tăng sản xuất xe điện phổ thông (Ảnh: VF).
Biên lợi nhuận gộp còn âm 24%, từ mức âm 62,7% trong quý trước và âm 27% cùng kỳ năm 2023. Lỗ ròng ở mức 13.251 tỷ đồng, giảm đáng kể 29,4% so với quý II và giảm 14,8% so với cùng kỳ.
Theo công bố, sang tháng 10, hãng bàn giao hơn 11.000 ô tô điện cho khách hàng Việt Nam, tăng 21% so với tháng 9 và nâng tổng số ô tô điện bàn giao kể từ đầu năm tại Việt Nam lên 51.000 xe.
Hãng cũng có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất ở tỉnh Hà Tĩnh, chuyên sản xuất các mẫu xe điện phổ thông VF3 và VF5 để đáp ứng nhu cầu với các mẫu xe phân khúc giá thấp. Hãng dự kiến áp dụng mô hình thuê dài hạn để tối ưu dòng tiền đầu tư ban đầu.
Nhà máy lắp ráp (CKD) được thiết kế với công suất tối đa 300.000 xe điện/năm, dự kiến được bắt đầu xây dựng từ đầu tháng 12 năm nay và đi vào hoạt động trong năm 2025.
Tính đến ngày 31/10, mạng lưới bán lẻ trên toàn cầu của hãng xe theo công bố đạt quy mô 173 showroom ô tô, 160 showroom và xưởng dịch vụ xe máy điện, bao gồm cả showroom và đại lý.
" alt=""/>Được tỷ phú Vượng dốc tiền đầu tư, VinFast kinh doanh thế nào?