Theo Đông y, lá sen có vị đắng chat, tính bình. Thời xưa, lá sen tươi là vị thuốc rất thông dụng trong dân gian, dùng để chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy… Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết.
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài những tác dụng mà người xưa đã phát hiện, lá sen còn có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt; ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm. Do đó, hiện nay lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật. Theo các chuyên gia, những người cao tuổi cơ thể đã suy yếu, động mạch não đã bị xơ cứng, hoặc từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não, nên thường xuyên sử dụng lá sen.
Tuy nhiên, lá sen cũng như những thực phẩm khác, nếu dùng không đúng sẽ để lại hậu quả khó lường. Dưới đây là những tác dụng phụ cần phải tránh khi dùng lá sen:
![]() |
- Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ khi đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen.
- Những người có thể nhiệt khi uống vào thì hạ hỏa, trong người sảng khoái, ngủ tốt hơn. Nhưng ngược lại, trường hợp người thể hàn uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Nếu sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục.
- Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác.
Lưu ý: Nên uống nước lá sen trước bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ để không gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Cách sử dụng lá sen - Lá sen tươi, hoặc khô thái nhỏ, đun sôi lấy nước uống hàng ngày hoặc cho vào ly (tách) hãm với nước sôi để uống. Có thể thêm chút quế, vài cánh hoa hồng hoặc đường để có vị thơm dễ chịu. - Đun lá sen lấy nước và kết hợp gạo tẻ 100g, đem nấu cháo dùng với đường trắng, cũng có thể cho thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Trước khi nấu hãy ngâm lá sen cho mềm (có thể dùng lá sen tươi). |
(Theo GĐ&XH)
Món ăn, bài thuốc hay từ ngải cứu" alt=""/>Tác dụng phụ đáng sợ khi uống nước lá sen sai cách
Cú huých lớn về nhận thức chuyển đổi số
Để duy trì các hoạt động chuyên môn của đơn vị mình, trong thời gian thực hiện cách ly xã hội do ảnh hưởng dịch bệnh, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đã đẩy mạnh việc ứng dụng các nền tảng công nghệ.
Cụ thể, từ trung tuần tháng 3/2020 đến nay, Học viện đã tổ chức dạy học trực tuyến cho hơn 10.000 sinh viên hệ đại học chính quy của trường thông qua phần mềm TranS. Cùng với đó, các hoạt động điều hành, quản lý của trường vẫn được đảm bảo qua các họp trực tuyến trên nền tảng ứng dụng Teams.
Theo kế hoạch, từ ngày 18/5 tới, toàn bộ sinh viên của PTIT sẽ trở lại trường, tuy nhiên Học viện vẫn tiếp duy trì hình thức học trực tuyến với một số môn học. Không những thế, trong bối cảnh dịch bệnh, tận dụng thế mạnh của trường công nghệ, thay vì tư vấn tuyển sinh trực tiếp như mọi năm, PTIT đã xây dựng các clip giới thiệu về từng ngành đào tạo của trường, đăng tải trên các kênh trực tuyến của trường.
Cùng với PTIT, giai đoạn bị ảnh hưởng của dịch bệnh vừa qua đã có buộc nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải chuyển đổi mô hình làm việc, học tập sang từ tại văn phòng, trường học sang từ xa, tại nhà với sự hỗ trợ của các nền tảng trực tuyến.
Từ thực tế của một doanh nghiệp tham gia cung cấp giải pháp hỗ trợ học tập, làm việc từ xa, ông Trần Thanh Song, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Namviet Telecom cho biết, giải pháp TranS của công ty đã có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể, giải pháp này đã tăng từ vài chục ngàn lượt người dùng trong tháng 2/2020 lên trên 2 triệu lượt trong tháng 3/2020 và tiếp tục tăng gấp đôi, lên 4 triệu lượt trong tháng 4/2020. Trong đó, hơn 90% là các đơn vị thuộc khối giáo dục.
Theo ông Song, hiện tại, dù số lượng dùng TranS giảm hơn 50% do nhiều học sinh, sinh viên đã trở lại trường nhưng về cơ bản so với các năm trước thì giải pháp họp trực tuyến, đào tạo từ xa của công ty sẽ có sự tăng trưởng tốt hơn nhiều.
Tại hội nghị giao ban quản lý nhà nước 4 tháng đầu năm 2020, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã một lần nữa nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 đã mang tới cơ hội trăm năm cho chuyển đổi số quốc gia, là “cú huých” để chuyển đổi số. Do vậy, Việt Nam phải làm chủ việc chuyển đổi số cho từng ngành, từng lĩnh vực.
Cũng theo Bộ trưởng, khát vọng vươn lên thông qua chuyển đổi số chính là sự xuất hiện của các nền tảng học từ xa, khám chữa bệnh từ xa, làm việc từ xa, nền tảng báo điện tử, nền tảng an toàn an ninh mạng, nền tảng về điện toán đám mây...
Thông tin cụ thể hơn về cơ hội trăm năm cho chuyển đổi số Việt Nam, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) Nguyễn Huy Dũng cho rằng, thời gian 2 tháng tập trung phòng chống dịch Covid-19 vừa qua có thể coi là cuộc “đại thao diễn thực chiến” cho lĩnh vực CNTT.
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngành TT&TT đã huy động 16 doanh nghiệp CNTT của Việt Nam, với khoảng 1.000 kỹ sư để tạo ra 22 sản phẩm phần mềm. Trong đó, có những phần mềm được tạo ra trong thời gian ngắn kỷ lục đo bằng giờ: 24 giờ, 48 giờ, 3 ngày và nhiều nhất là 7 ngày. Rất nhiều nội dung của các phần mềm do doanh nghiệp Việt Nam phát triển đã đi kịp cùng với thế giới.
Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, ông Lưu Tiến Thành, CEO Công ty Techevo, đồng thời cũng là quản trị viên cộng đồng hỗ trợ làm việc từ xa Vietnam Remote Workforce (VRW) nhận định, dịch Covid-19 đã tạo ra một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Bởi lẽ, tính chất bắt buộc làm việc từ xa trong thời gian dịch bệnh khiến cho nhiều cá nhân bắt đầu phải tìm đến các nền tảng công nghệ hỗ trợ, dần chuyển hóa thành những khách hàng tiềm năng trong tương lai của các doanh nghiệp công nghệ.
" alt=""/>Doanh nghiệp Việt phải đẩy nhanh việc phát triển các nền tảng phục vụ cuộc sống