Đúng như tên gọi, chợ chỉ bán mặt hàng chủ yếu là lá dong. Ngoài ra chợ còn có thêm lá chuối và khuôn gói bánh chưng.
Chúng tôi ghé vào một điểm bán lá trước UBND Phường 7. Hàng được để trên lề, sát đường gồm nhiều bó lá dong còn rất tươi và dây cột. Phía sau, cách đó không xa nhiều bó lá được bọc bằng những bao tải dựng sát tường rào một cửa hàng. Người bán là một phụ nữ chừng trên 30 tuổi.
Chị cho biết, hôm nay là ngày đầu tiên của năm thứ 2 chị bán ở đây. Nguồn lá chị lấy từ Gia Kiệm (Đồng Nai).
![]() |
Chợ được bán ngay trước cổng UBND Phường 7, quận Tân Bình. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa. |
Ở một điểm khác, người bán hàng cho biết, năm nào cũng vậy chị từ Gia Kiệm xuống đây bán lá. Lá được chị gom từ các vườn, các rẫy rồi phân loại, bó thành từng bó. Khi được đầy một xe, chị chở về Sài Gòn giao cho các mối chuyên gói bánh chưng. Số còn thừa, chị đem về chợ lá để bán cho khách mua lẻ.
Chị bắt đầu vào nghề từ năm 13 tuổi, đến nay đã được gần 20 năm. 'Nghề bán lá dong cũng lắm vui buồn. Có năm không đủ lá bán nhưng có năm, đến trưa ngày 30 Tết, lá vẫn còn hàng đống, phải thuê xe chở đi đổ', chị kể.
Khách hàng dừng chân mua lá dong về gói bánh. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa. |
Những chị lớn tuổi ở đây cho biết, chợ lá đã tồn tại từ hơn 50 năm nay. Thuở ấy, những người gốc Bắc ở vùng Hố Nai, Gia Kiệm, Túc Trưng (Đồng Nai) chuyên sống về nghề nông mang lá dong từ Bắc vào trồng để Tết đến có lá gói bánh chưng. Trồng nhiều thừa lá, họ mang về khu vực ngã ba Ông Tạ, cũng là nơi có nhiều bà con người Bắc để bán.
Ban đầu, chợ có vài người bán, dần dần lượng người bán lên đến vài chục. Nơi đây biến thành 1 chợ lá lúc nào không hay.
Lá dong, lá chuối, lạt buộc, khuôn bánh chưng ... Ảnh: Trần Chánh Nghĩa. |
Càng gần Tết, chợ lá càng đông càng nhộn nhịp. Từ những chiếc lá này, cái Tết của người Việt không thể thiếu chiếc bánh chưng bởi ông bà đã cho chúng ta câu đối:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.
'Nêu và pháo có thể thiếu nhưng dứt khoát phải có bánh chưng. Mà bánh chưng gói bằng lá dong chợ lá thì ngon ... 'hết xẩy', phải không anh?', một chị bán hàng nói vui với chúng tôi.
Chợ họp ngay trong khuôn viên bệnh viện. Khách hàng gồm những bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Họ đi chợ không cần tiền bởi nơi đây là chợ 0 đồng.
" alt=""/>Khu chợ mỗi năm chỉ họp một lần ở Sài GònKhông lâu sau, những hợp đồng viết sách, những chương trình truyền hình, những lớp học nấu ăn do cô thực hiện nối tiếp nhau ra đời.
Mimi cùng chồng, 8 đứa con và 20 con chó đột nhiên trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhờ ‘phép màu’ được tạo ra từ căn bếp của họ trong tòa lâu đài ở phía tây nam nước Pháp.
![]() |
Tòa lâu đài ở ngoại ô nước Pháp của gia đình Mimi. |
Sinh ra và lớn lên ở Hồng Kông, Mimi là một cô gái thành thị đích thực và hoàn toàn xa lạ với môi trường ngoại ô. Nhưng từ khi có con, cô muốn bọn trẻ được lớn lên ở miền quê. ‘Chúng tôi tình cờ thấy những bức ảnh chụp ngôi nhà xinh đẹp này ở Mesdoc, vì vậy chúng tôi quyết định sẽ di chuyển. Đó là nơi hoàn hảo cho cả gia đình gồm bọn trẻ lít nhít và những chú chó’.
![]() |
![]() |
Mimi chia sẻ, chồng con là những người hướng cô đến với cuộc sống nông thôn. Bọn trẻ dạy cô cách nhìn thế giới ở một góc nhìn khác, tập trung vào những thứ quan trọng.
Đang là một phóng viên, biên tập viên của đài CNN, cô được gia đình ủng hộ vô điều kiện để theo đuổi sự nghiệp nấu ăn. ‘Tôi có nhiều công thức nấu ăn nhờ việc phục vụ quá nhiều cái miệng đói mỗi ngày. Tại sao tôi lại không chia sẻ chúng với cả thế giới thông qua blog của mình?’
Có một nửa dòng máu Pháp trong người nhưng lại lớn lên như một cô gái thành thị, khi chuyển tới vùng nông thôn của Pháp, Mimi đã ‘sốc’ khi bắt gặp những con nhện, sự bụi bặm. ‘Nhưng tôi đã nhanh chóng thích nghi. Sự yên bình của cuộc sống miền quê đã khiến bạn quên đi những con côn trùng’.
![]() |
![]() |
Không chỉ đăng tải công thức nấu ăn, Mini còn viết về cuộc sống ở Médoc trên blog của mình. Không lâu sau, Mimi cho xuất bản cuốn sách ‘Căn bếp ở Pháp: Một năm nấu nướng trong ngôi nhà nông trang của tôi’.
Trong những món ăn của mình, Mimi luôn cố gắng chế biến bằng những nguyên liệu theo mùa, rau trái của người dân trong vùng và trong chính khu vườn của cô. Nhờ thế mà món ăn của bà mẹ 8 con luôn tươi ngon.
![]() |
![]() |
Trên blog, cuộc sống của Mimi và gia đình hiện lên đẹp lung linh như trong truyện cổ tích qua những bức hình do chính chồng cô – một nhiếp ảnh gia thực hiện. Mặc dù bận rộn với 8 đứa con và 20 con chó, nhưng các thành viên trong gia đình luôn có nhiệm vụ và công việc riêng. Khi chuyển về ngoại ô, bọn trẻ có không gian để chơi đùa. Ai cũng có nhiệm vụ phải dọn dẹp nhà cửa và trông nom em bé.
Mimi thì bận rộn với công việc làm vườn, trồng rau và nấu những bữa ăn lớn cho 10 người. Nhưng không vì thế mà cô luộm thuộm trong những bộ cánh xuề xòa. Gu thời trang đúng chất miền quê nước Pháp của bà mẹ 8 con càng làm cho cuộc sống của Mimi thêm phần cổ tích.
Cô nói, cô thích sự tự do khi ở trong bếp. ‘Tôi sẽ tạo ra bất cứ thứ gì mình muốn’ – Mimi chia sẻ.
![]() |
Cuộc triển lãm trưng bày những bức ảnh ghi lại các ngôi nhà kiểu mẫu với cuộc sống sân vườn đậm chất “Giấc mơ Mỹ”.
" alt=""/>Bà mẹ 8 con nổi tiếng khắp thế giới nhờ tài nấu ănBão số 3 khi quét qua Hải Phòng đã tàn phá nặng nề cơ sở hạ tầng nơi đây (Ảnh: Hải Nam).
Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động tính toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão.
Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu việc áp dụng giá điện cho cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất.
Với nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ, ngập lụt, sạt lở… trong thời gian tới, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương rà soát thôn bản, gia đình bị vùi lấp mất nhà, tái định cư cho các bản, làng, nhà ở cho người dân đến chỗ an toàn.
Việc này cần hoàn thành chậm nhất trước 31/12.
Những công trình thủy lợi, đê kè, hồ đập, hồ chứa thủy lợi… xung yếu, bị hư hại, có rủi ro, nguy cơ cao cũng cần được rà soát để xây dựng phương án bố trí vốn ngân sách sửa chữa, gia cố, nâng cấp, xây mới, bảo đảm yêu cầu phòng, chống, ứng phó với các tình huống thiên tai, bão lũ.
HIện trường vụ lũ quét ở Làng Nủ, Lào Cai (Ảnh: Hữu Khoa)
Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao điều tra, khảo sát tình hình ngập lụt tại các vị trí đã và đang xảy ra hiện tượng trượt, sạt lở đất đá; khoanh định chi tiết các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất để cảnh báo.
Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất phương án sử dụng một phần dung tích phòng lũ trên mức nước dâng bình thường của hồ chứa lớn, quan trọng, để nâng cao khả năng cắt giảm lũ cho hạ du khi xảy ra các tình huống khẩn cấp, bất thường.
Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, bão lũ; xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo thiên tai.
Xử nghiêm việc đầu cơ, tăng giá hàng thiết yếu
Trong nhóm nhiệm vụ, giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để triển khai các chính sách hỗ trợ, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng, các bộ, cơ quan và địa phương rà soát, nghiên cứu cắt giảm thủ tục hành chính trong công tác quản lý đầu tư xây dựng.
Các địa phương nghiên cứu chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra.
Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, găm hàng tăng giá, thao túng giá (Ảnh: Thành Đông).
Nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương có giải pháp ổn định giá mặt hàng thiết yếu, nguyên vật liệu cho đời sống của nhân dân và sản xuất kinh doanh; xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, găm hàng tăng giá, thao túng giá.
Bên cạnh đó, theo Chính phủ, cần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, nhất là vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão, lũ, thiên tai, tuyệt đối không để xảy ra thiếu lương thực, thực phẩm trong những tháng cuối năm.
Tiếp tục đẩy mạnh tiết kiệm chi, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực bảo đảm cho an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ người dân và đầu tư phát triển; quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia… cũng là nhiệm vụ được Chính phủ quán triệt.
Theo yêu cầu của Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành và lãnh đạo địa phương cần triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ bảo đảm chặt chẽ, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.
Trước 20/9, các địa phương cần hoàn thành thống kê thiệt hại và đề xuất hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng xem xét, quyết định hỗ trợ.
" alt=""/>Chính phủ: Miễn, giảm thuế, phí cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi