- Dù đã 48 tuổi nhưng Patricia Kaas vẫn rất duyên dáng và hấp dẫn.
- Dù đã 48 tuổi nhưng Patricia Kaas vẫn rất duyên dáng và hấp dẫn.
Ông Nguyễn Văn Năm, Chủ tịch UBND xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cũng cho biết đã nắm được vụ việc trên. Ông Năm nói, cơ quan công an đã mời những người có liên quan đến làm việc.
Hai người phụ nữ lục hộp đồ của thợ trang điểm (Ảnh: Cắt từ clip).
Trước đó, tài khoản Facebook T.M.N. chia sẻ clip dài khoảng 30 phút ghi cảnh hai cô gái trang điểm cho cô dâu bị người nhà gia đình chú rể giữ lại, lục soát va li, đồ make-up (trang điểm), sau khi gia đình phát hiện bị mất 20 triệu đồng trong đám cưới ở xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Để chứng minh bản thân trong sạch, hai cô gái cũng đã đồng ý để người nhà lục đồ kiểm tra và liên tục yêu cầu mọi người không được bước qua đồ trang điểm.
Sau khi clip được phát tán trên mạng xã hội đã có hơn 17.000 người xem, bình luận và chia sẻ. Nhiều người bức xúc về vụ việc.
Hai cô gái đề nghị gọi công an đến giải quyết, nhưng gia đình từ chối vì nhà đang có đám cưới không muốn gây ồn ào.
Sự việc lên đến đỉnh điểm khi người nhà chú rể còn đề nghị hai cô gái cởi áo quần để lục soát người. Họ còn lớn tiếng, đe dọa sẽ đánh hai cô gái.
Ấm ức, cô gái đã bật khóc nức nở. Tuy nhiên, cô vẫn cởi phăng áo quần để người nhà chú rể kiểm tra.
Sau gần 30 phút lục soát nhưng không thấy bất kỳ khoản tiền nào, một vài người nhà của chú rể bước vào để gửi lời xin lỗi đến hai cô gái.
Mẹ chú rể cũng trực tiếp xuống xin lỗi mong 2 thợ trang điểm bỏ qua. Bà cho rằng do người say xỉn không rõ sự việc nên mới có chuyện lục soát. Tuy nhiên, hai cô gái không chấp nhận và cho rằng sẽ ngồi lại để chờ chị chủ tiệm áo cưới và trang điểm cô dâu xuống để giải quyết rõ ràng.
" alt=""/>Công an vào cuộc vụ thợ trang điểm bị ép cởi đồ vì nghi lấy 20 triệu đồngDu lịch thường là cách nhiều nhân sự gen Z lựa chọn để xả hơi, nạp năng lượng, lấy tinh thần tiếp tục công việc sau kỳ nghỉ.
Nguyễn Mạnh Cường (23 tuổi, sinh viên kiến trúc tại Đà Nẵng) cho biết, bản thân luôn muốn được trải nghiệm cảm giác đi tàu hỏa từ Đà Nẵng ra Huế du lịch. Nghỉ lễ 5 ngày, Mạnh Cường cùng bạn bè đã lập nhóm, thực hiện kế hoạch này.
Huế là điểm đến du lịch nổi tiếng ở Việt Nam được nhiều bạn trẻ lựa chọn (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
"Theo kế hoạch đã bàn trước, khi tới nơi, tụi mình sẽ đi ăn bún bò Huế, rồi tham quan một số địa điểm nổi tiếng như Chùa Thiên Mụ, Cung An Định. Sau đó sẽ về home (cơ sở lưu trú tại nhà dân) để nhận phòng, nghỉ ngơi một chút, tối lại "lên đồ" đi dạo ở cầu Trường Tiền và khám phá phố đi bộ", Mạnh Cường hào hứng nói.
Mạnh Cường học năm cuối nên sau kỳ nghỉ lễ sẽ tập trung cho luận văn tốt nghiệp. Vây nên đây là chuyến du lịch cuối của đời sinh viên trước khi bạn bè mỗi người một nơi.
Xu hướng ngược lại, không ít gen Z chỉ muốn dành ngày nghỉ ở nhà, ở trong phòng phòng, tận hưởng cuộc sống bằng cách ngủ thỏa thích, sống chậm lại. Không đi chơi, vừa đỡ phải chịu cảnh chen lấn mà có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và có thể tranh thủ làm thêm cho kịp tiến độ công việc.
Trần Thanh Tùng quyết định sẽ không đi chơi vào dịp lễ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trần Thanh Tùng (26 tuổi, nhân viên IT tại thành phố Đà Nẵng) chia sẻ, sẽ không ra đường vào dịp lễ này. Anh cho biết, do cơ địa rất dễ đổ mồ hôi, nên việc đi tham quan hay chờ kẹt xe dưới cái nắng gay gắt của mùa hè luôn khiến anh cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi.
"Do tính chất của công việc, tôi có thể linh động thời gian cũng như chỗ làm. Không nhất thiết cứ phải lên công ty, lễ ra cà phê hay ở nhà mở điều hòa chạy deadline (hoàn thành công việc trước hạn chót) cũng là một điều không tệ", Thanh Tùng chia sẻ
Còn Nguyễn Thái Hoàng (25 tuổi) chọn đi du lịch tại chỗ. "Tôi mới chuyển tới Đà Nẵng sinh sống và làm việc, nên tính dịp nghỉ lễ này dành thời gian để khám phá thành phố chứ không đi nơi khác nữa", Thái Hoàng nói.
Bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng luôn là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước (Ảnh: Việt Hằng).
Anh dành 1 ngày để đi dạo biển Mỹ Khê, sau đó ăn những món như bánh canh ruộng hoặc cháo chờ Nam Ô và tham quan các bảo tàng... Những ngày còn lại, Hoàng trở lại văn phòng tiếp tục công việc.
Thái Hoàng bộc bạch: "Tôi nghĩ bản thân đang ở thành phố đáng sống rồi, cần gì phải đi đâu xa xôi nữa, cứ ở lại đây thư giãn thôi. Tôi thực sự đã trải nghiệm đủ và ngán lắm cảnh chen lấn trong biển người khi đi du lịch các năm trước rồi".
Những người "đi xa để trở về"
Kỳ nghỉ lễ cũng là dịp không ít người trẻ lựa chọn về quê thăm gia đình, bạn bè. Mặc cho thế giới ngoài kia đổ xô đi du lịch, với họ về nhà là lựa chọn bình an nhất.
Nguyễn Liên Hà (25 tuổi, quê Nghệ An) hiện làm việc tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) kể: "Từ Tết tới giờ do bận rộn công việc nên tôi chưa có cơ hội về nhà. Với tôi, dù ngoài kia có bao nhiêu phiền muộn hay căng thẳng, khi về với bố mẹ là những stress ấy đều sẽ tan biến đi".
Nghệ An có nhiều đặc sản khác nhau mang đặc trưng riêng (Ảnh: Việt Hằng).
"Cũng chỉ có 5 ngày nên tôi định làm một chuyến food tour (thưởng thức ẩm thực) ở chính quê hương mình. Nghệ An có rất nhiều món ăn ngon như xôi, bánh mướt, cháo lươn… Phải tranh thủ để thưởng thức chứ đi xa rồi, rất ít nơi làm những món này chuẩn vị như ở quê mình", Hà hào hứng.
Hai năm nay, Trần Trúc Linh (20 tuổi, nhân viên tiệm cắt tóc) chưa từng nghĩ sẽ đi du lịch vào dịp lễ. Học xong cấp 3 Linh đã bắt đầu với cuộc sống mưu sinh xa quê nên mỗi khi có kỳ nghỉ dài ngày, cô gái luôn lựa chọn về lại Quảng Nam để được ở bên gia đình.
"Về quê giúp tôi tiết kiệm được nhiều khoản chi phí, còn có thể tranh thủ phụ giúp công việc nhà, đỡ đần phần nào cho cha mẹ", Linh tâm niệm.
Dù mỗi người sẽ có những dự định, lựa chọn khác nhau nhưng kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày là điều các nhân sự trẻ đều ngóng chờ. Đây là quãng thời gian quý giá để nghỉ ngơi, thư giãn, thoát khỏi những bộn bề mỗi ngày... trước khi trở lại với cuộc sống thường nhật.
Việt Hằng
" alt=""/>Nhân sự trẻ, nghỉ lễ là thêm chút thời gian... "cày deadline"Bán rau ở Hàn, anh Nhiên thu 25-30 triệu đồng/phiên chợ (Ảnh cắt từ clip: Nhân vật cung cấp).
Chủ nhân đoạn clip, anh Dương Đình Nhiên (40 tuổi), cho biết anh đã đến Hàn 6 năm trước theo diện kết hôn và bắt đầu mưu sinh bằng nghề bán rau cho đến giờ.
Hằng ngày, anh lái xe tải chở đầy rau củ ra chợ Masan (Changwon, Hàn Quốc) để bán. Mỗi tháng, nơi này sẽ diễn ra 4 lần chợ phiên.
"Doanh thu của mỗi phiên chợ sẽ tầm 25-30 triệu đồng. Vào các ngày không diễn ra chợ phiên, tôi còn kiếm thêm tiền từ việc đi giao hàng và bán rong. Tiền kiếm được có thể nói còn nhiều hơn lương của dân văn phòng mới ra trường bên Hàn", anh Nhiên tự tin, nói.
Theo anh Nhiên, việc buôn bán ngoài chợ tại Hàn cũng không có nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam. Các tiểu thương sẽ tập trung từ sớm ở chợ đầu mối. Người nào ra giá cao nhất và thời gian ấn máy nhanh nhất thì sẽ lấy được hàng đi bán.
"Bán rẻ thì lãi ít nhưng bù lại nhanh hết hàng, bán được số lượng lớn. Người mua ít khi mặc cả, tôi cũng chủ động giảm giá để nhanh bán được hàng hơn. Nhiều khi tôi không ngờ bản thân có thể bán cả một xe tải rau củ chỉ trong 2 tiếng", anh Nhiên nói.
Suốt nhiều năm mưu sinh ở nơi xứ lạ quê người, chàng trai bộc bạch mặc dù công việc vất vả nhưng anh may mắn gặp được khách hàng người bản xứ rất tốt bụng.
"Quầy hàng chỉ có mình tôi nên lắm lúc không kịp phục vụ cho khách. Thấy vậy, nhiều người thấy cũng vào phụ tôi luôn, khiến tôi rất xúc động", anh Nhiên chia sẻ.
Mỗi khi đi bán, anh Nhiên luôn ghi lại hành trình của mình và đăng tải lên mạng xã hội. Mỗi đoạn clip đều thu hút hàng trăm nghìn lượt xem và tương tác.
" alt=""/>Chàng trai Việt bán rau ở Hàn, ngày kiếm 30 triệu đồng... nhẹ tênh