Nhận định, soi kèo Leeds vs Stoke, 21h00 ngày 21/4: Rượt đuổi mãn nhãn
Từ khi xét nghiệm sinh thiết có kết quả ung thư phổi giai đoạn 4, Đặng Thị Minh Anh, 26 tuổi, hiện sống tại Osaka, Nhật Bản chuyển đến ở cùng bạn trai để được chăm sóc, yên tâm trị bệnh. Cô cũng luôn lạc quan, ăn uống đủ chất, giữ niềm tin mình sẽ chiến thắng bệnh tật.Ngày 8/3 vừa qua, cô chia sẻ hình ảnh bạn trai và chuyện tình của mình trên một diễn đàn bằng lời văn hạnh phúc, biết ơn: ‘Mình có một anh người yêu, là trai Nhật, lớn hơn mình 15 tuổi nên mình thường hay gọi đùa là chú. Cách đây hơn hai tháng, sau một đêm bị ho ra máu, sức khoẻ mình yếu hẳn, đi khám, kết quả mình bị ung thư phổi.
 |
Minh Anh cho biết, anh Matsushita Motosuke luôn đeo khẩu trang. Ảnh: Minh Anh. |
Ở cái tuổi 26 với nhiều dự định trước mắt, và là một đứa con gái đang sống xa gia đình, mình chỉ còn biết dựa vào chú. Từ khi bị bệnh, mình phải đi lại bệnh viện thường xuyên và chú là người đi cùng.
Sau khi vào hóa chất, vì tác dụng phụ của thuốc, mình chỉ ăn được những món nước như cháo, mì, phở... và không ăn được nhiều. Mình không thể tự nấu ăn, chú đã tra trên mạng để nấu cháo cho mình ăn. Trước đó, chú cũng tự đăng ký một khóa học nấu ăn để có thể tự nấu ăn cho mình, nhưng vì công việc bận, chú chưa thể thực hành được nhiều.
Chữa bệnh ung thư ở Nhật thì các bạn biết rồi đó, đắt nhất hành tinh. Từ khi bị bệnh, mình phải nghỉ làm nên không có thu nhập. Mình muốn về Việt Nam để chữa bệnh cho chi phí rẻ hơn và có bố mẹ, các anh chị chăm sóc, nhưng chú nhất định không cho. Cũng vì chuyện này, hai đứa mình cãi nhau liên tục.
 |
Đến nay, hai người họ đã có hơn hai năm yêu nhau. Ảnh: Minh Anh. |
Có lần, mình đang nằm trong phòng, chú chạy vào, hai chân quỳ xuống, tay nắm chặt tay mình rồi khóc và nói: ‘Anh muốn nấu những món ngon bổ dưỡng để em nhanh chóng khoẻ lại nhưng nồi cháo anh nấu dở quá, anh phải làm sao đây?’.
Không biết căn bệnh này xuất hiện có phải để thử thách tình yêu của hai đứa không, nhưng mình tin đã không chọn nhầm người’.
Ngày 16/3, sau đợt hóa trị lần hai, sức khỏe Minh Anh đỡ hơn, ăn ngon miệng hơn. Trò chuyện với VietNamNet qua điện thoại, cô luôn cười, lạc quan. Nhắc đến chuyện tình của mình với ông chú người Nhật, cô cười nói: ‘Chú hơn 15 tuổi nên mình hay gọi đùa là chú. So với tuổi, chú rất trẻ và đẹp trai’.
6 năm trước, Minh Anh 20 tuổi, đang học đại học ở Đà Nẵng thì bỏ ngang, để thực hiện giấc mơ đi Nhật Bản. ‘Không biết vì sao khi đó tôi lại quyết tâm đi nước ngoài bằng được. Hiện, tôi sống ở Nhật được gần 6 năm rồi. Nhưng khi nhớ nhà, nhớ bố mẹ, tôi ngồi khóc ngon lành’, Minh Anh tâm sự.
 |
Theo Minh Anh, bạn trai cô rất trẻ và đẹp trai. Ảnh: Minh Anh. |
Đầu năm 2017, cô đi làm thêm ở một siêu thị. Khi đó, anh Matsushita Motosuke, 41 tuổi đang làm quản lý ở siêu thị này. Hai người làm ở hai bộ phận khác nhau nên không gặp mặt.
‘Lúc đầu, nhìn chú đeo khẩu trang đứng trên sân khấu trao đổi công việc với mọi người, tôi ghét lắm. Suốt mấy tháng, tôi chỉ nhìn thấy mắt chú ấy’, cô gái quê Đà Nẵng nhớ về ấn tượng với bạn trai khi mới gặp.
Mùa thu năm đó, Minh Anh nhận được quyết định đến bộ phận của anh Matsushita làm việc, mỗi ngày một giờ. Dù vui vẻ thực hiện quyết định, nhưng nhìn thấy người sếp suốt ngày đeo khẩu trang, cô lên kế hoạch, phá cho bõ ghét. ‘Tôi chỉ làm nửa giờ, còn lại trốn đi chơi hoặc làm đủ trò để chú ấy bực tức’, cô gái sinh năm 1994 kể.
Ngược lại, anh Matsushita lại thích cô gái Việt có khuôn mặt dễ thương, mái tóc dài, luôn hài hước và thường tìm đủ lý do để trốn việc. Anh thường lấy cớ đến nói chuyện, có khi vờ mang chai nước, ly trà sữa cho Minh Anh để được hỏi chuyện vu vơ. Dần dần, Minh Anh bị hớp hồn bởi giọng nói, đôi mắt to tròn của chú sếp luôn đeo khẩu trang. ‘Đeo khẩu trang nhưng chú ấy nói chuyện rất lôi cuốn, giải quyết công việc rất khoa học, nhanh chóng’, Minh Anh nói về bạn trai.
Sau hai tháng nói chuyện qua lại, họ hẹn nhau đi ăn trưa. Lúc này, Minh Anh mới được nhìn toàn bộ khuôn mặt đẹp, sống mũi cao, làn da mịn của sếp. ‘Anh đẹp vậy mà sao cứ đeo khẩu trang chi vậy’, cô hỏi bạn trai và được trả lời: ‘Thói quen của anh đó’.
 |
Cô gái Việt cho biết, trước đây, bố mẹ cô phản đối vì biết con gái yêu người hơn 15 tuổi. Nhưng hiện giờ, nhìn thấy sự chăm sóc của Matsushita Motosuke dành cho con gái, cả nhà cô ai cũng cảm động, luôn gọi qua cám ơn anh. Ảnh: Minh Anh. |
Vào ngày mồng 2 tết Nguyên đán vừa qua, theo kế hoạch, Minh Anh sẽ về quê đón giao thừa cùng gia đình. Tối mồng 1 Tết, cô liên tục ho ra máu nên đến bệnh viện khám. Ban đầu, bác sĩ kết luận cô bị lao phổi, nhưng khuyên nên đi làm các xét nghiệm, chụp chiếu cho chắc chắn. Kết quả sinh thiết ở lần khám thứ hai cho thấy, Minh Anh bị ung thư phổi giai đoạn 4.
‘Nhận kết quả, tôi khá bình tĩnh, không buồn cũng không vui. Sau đó, tôi có khóc là do ấm ức vì phải nhập viện điều trị mà không được về ăn Tết’, Minh Anh nhớ lại.
Còn Matsushita khóc nức nở khi nghe bác sĩ thông báo về tình hình bệnh của bạn gái. ‘Lúc đó, tôi đang ở với chung với mấy cô bạn người Việt, anh ấy bắt về ở cùng để anh chăm sóc. Rồi anh cứ nắm tay mình thủ thỉ: ‘Chúng ta cùng chiến đấu em nhé. Anh sẽ luôn đồng hành cùng em’.
Sau khi vào hóa chất, sức khỏe Minh Anh yếu hơn, tóc cũng rụng dần, Matsushita nhẹ nhàng gỡ từng cọng tóc rơi trên áo, vai, mặt cho bạn gái. ‘Giờ, cái đầu tôi trọc lóc, nhưng anh vẫn luôn khen đẹp’, Minh Anh hạnh phúc nói.
Hiện, Minh Anh đang cùng bạn trai làm giấy tờ để bảo lãnh bố mẹ cô sang chăm sóc cho con gái. ‘Tình hình dịch bệnh ở hai nước đang phức tạp, nên việc bảo lãnh hơi khó một chút’, Minh Anh nói. Cô cũng cho biết, hiện cô đã có thể tự chăm sóc bản thân, đọc sách, xem phim. Tối, bạn trai đi làm về, cả hai cũng nấu ăn, rồi cùng thưởng thức những món ăn, đĩa trái cây do cả hai cùng nhau làm.

Tình yêu cổ tích của cặp đôi - 2 người chỉ có 2 chân
Bảo mất chân trái, còn Thu mất chân phải. Họ như 2 mảnh ghép hoàn hảo, sinh ra để dành cho nhau.
" alt=""/>Chuyện tình xúc động của 'ông chú' Nhật và cô gái Việt bị ung thư
Chị Mai, quê Hà Tĩnh, đi xuất khẩu lao động ở Thái Lan mấy năm nay. Ngày 19/3, chị về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Do về từ vùng có dịch, chị phải đến ký túc xá (KTX) Đại học Quốc gia TP.HCM cách ly.Ngày 31/3, chị thực hiện việc cách ly được 11 ngày thì nghe người nhà báo tin, chồng chị mất đột ngột.
 |
Tòa nhà G - KTX Đại học Quốc gia TP.HCM - nơi chị Mai đang thực hiện việc cách ly vì trở về từ vùng dịch. |
Trung tá Vũ Văn Đảm, Chính trị viên phó, Ban chỉ huy quân sự quận Bình Thạnh, TP.HCM hiện phụ trách tòa nhà G, khu cách ly cho biết, chị Mai đi xuất khẩu lao động, còn chồng ở nhà lo việc gia đình. Vợ chồng chị đã lâu không gặp nhau.
Nghe tin chồng mất, chị xin về quê lo hậu sự cho chồng, nhưng không được chấp nhận.
 |
Khuôn viên khu cách ly KTX Đại học Quốc gia TP.HCM. |
‘Chị ấy khóc và rất buồn. Mất mát của chị ấy là rất lớn, nhưng đang trong thời gian cách ly, người cách ly phải chấp hành những quy định’, Trung tá Đảm nói. Ông cùng các chiến sĩ quân đội, lực lượng dân quân tự vệ liên tục động viên, chia sẻ với nỗi đau của chị Mai.
 |
Căn phòng chị Mai đang ở. |
Sáng ngày 1/4, Trung tá Đảm cùng các chiến sĩ trong khu cách ly giúp chị Mai mua hoa, trái cây, bánh kẹo, nến, hương… lập một bàn thờ chồng tại phòng cách ly. ‘Anh em chúng tôi chỉ giúp chị ấy được đến đó. Chúng tôi chia buồn và mong chị ấy sẽ sớm nguôi ngoai’, ông Đảm nói.
 |
Không về được quê, chị Mai phải lập bàn thờ chồng trong khu cách ly. |
Ông Đảm cho biết, hiện tòa nhà G, khu cách ly KTX Đại học Quốc gia TP.HCM có 1070 người đang thực hiện việc cách ly. Họ là những người Việt, người nước ngoài trở về từ vùng dịch. Đến nay, hầu hết mọi người có sức khỏe bình thường. Với những người có biểu hiện: ho, hắt hơi, sốt sẽ được đưa đến nơi khác.
Riêng chị Mai, đến nay, các kết quả xét nghiệm đều ổn. Nếu đủ 14 ngày cách ly, chị Mai không có biểu hiện bệnh sẽ được hỗ trợ xe để về quê. Tại quê, chị cũng sẽ được hướng dẫn để theo dõi sức khỏe tiếp.

Chàng trai kể chuyện cách ly bằng ảnh hài hước, thu hút ngàn người xem
Vừa về tới sân bay Tân Sơn Nhất, Vũ Việt Linh được đưa đi cách ly. Tại đây, anh chàng đã ghi lại những hình ảnh sinh động kèm theo lời ghi chú hài hước đăng lên Facebook.
" alt=""/>Không được về dự đám tang, vợ lập bàn thờ chồng trong khu cách ly
Tiến sĩ Đinh Ngọc Thạnh, 33 tuổi, hiện là Giáo sư tập sự, Trưởng nhóm nghiên cứu mạng Internet vạn vật - Trường Đại Học Soongsil, Hàn Quốc.Cuối năm 2019, anh được nhận giải thưởng Quả cầu vàng về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của Bộ Khoa học Công nghệ. Đồng thời, anh cũng là 1 trong số 20 gương mặt được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019.
‘Nhận được giải thưởng, mình rất vui và tự hào, nhưng nhận thấy trách nhiệm của mình lớn hơn’, Tiến sĩ Thạnh nói.
Tuổi thơ đi câu cá, hái nấm
 |
Tiến sĩ Thạnh trong một giờ dạy ở trường đại học. |
Bố Thạnh là bộ đội. Sau giải phóng, ông đưa vợ con rời Hà Nội đến Lâm Đồng xây dựng vùng kinh tế mới. ‘Tuổi thơ của tôi gắn liền với những buổi chiều đi câu cá và hái nấm để giúp bố mẹ cải thiện bữa cơm gia đình’, Thạnh kể.
Dù điều kiện kinh tế không khá giả nhưng bố mẹ Thạnh luôn tạo điều kiện cho các con đi học đầy đủ. ‘Bố mẹ dạy anh em tôi, nếu muốn vươn lên thì nhất định phải học và học nhiều hơn. Anh em tôi đã luôn phấn đấu để bố mẹ vui’, Thạnh nói.
Tuy nhiên, con đường học hành của Thạnh có một chút gập ghềnh khi anh rời quê Lâm Đồng đến Sài Gòn học đại học.
‘Tôi chọn học ngành công nghệ thông tin mà chưa từng tiếp xúc với nó. Máy tính cá nhân không có. Những ngày mới nhập học, tôi rất bỡ ngỡ’, Thạnh kể. Sau đó, anh nghĩ, có thể điểm xuất phát mình thấp nhất, nhưng mỗi ngày kiên trì một chút anh sẽ không phải là người cuối cùng về đích.
 |
Thạnh cho biết, trước khi học đại học, anh không biết gì về công nghệ. |
Thạnh quyết tâm trở thành sinh viên có thành tích tốt, săn học bổng bằng những nỗ lực của chính mình. ‘Bố mẹ phải nuôi cả mình và anh trai học đại học nên rất khó khăn. Mình muốn tự lập và tự mua chiếc máy tính bằng tiền làm thêm’, Thạnh kể.
Giờ lên lớp, Thạnh chăm chỉ đọc sách, tận dụng thời gian tìm tòi, học thực hành ở máy tính của nhà trường để tiết kiệm. Thời gian rảnh, anh đi làm gia sư, phục vụ ở các quán ăn, nhà hàng rồi đi bán hàng kiếm tiền trang trải cuộc sống sinh viên.
Đến năm thứ hai đại học, Thạnh tự mua được máy tính.
Thạnh cũng nỗ lực rất nhiều trong việc học tiếng Anh. Vì không có điều kiện học ở trung tâm, Thạnh tự học ngữ pháp và viết. Phần luyện nói, anh cùng một vài người bạn thành lập câu lạc bộ tiếng Anh miễn phí để cả nhóm vừa có cơ hội tham gia nói chuyện tiếng Anh với người nước ngoài vừa có cơ hội tham gia làm tình nguyện cùng họ. ‘Đó là cách học tiếng Anh của mình, vừa miễn phí, lại vừa ‘thực chiến’’, Thạnh hài hước.
Nhờ những nỗ lực của mình, từ một chàng trai miền núi, mù mờ về công nghệ thông tin, Thạnh đã cho vào bộ sưu tập của mình học bổng trị giá $10,000 của hãng viễn thông Hàn Quốc SKT và là một trong những sinh viên được tốt nghiệp trước thời hạn.
 |
Với những nỗ lực của mình, anh đã săn được học bổng, trở thành sinh viên giỏi về ngành công nghệ thông tin. |
‘Để học nâng cao về công nghệ, tôi nghĩ, phải đi du học. Tôi may mắn nhận được học bổng cao học của trường Đại học Soongsil, Hàn Quốc, và Đại học Paris, Pháp. Tôi chọn trường Soongsil vì nghĩ mình có duyên’, Thạnh nói.
Thành công nhờ có vợ ở phía sau
Lúc mới đến xứ sở kim chi, Thạnh đã gặp phải những khó khăn về nghiên cứu do ngành học cao học khác với ngành học đại học. Nhưng nhờ kiên trì học hỏi và tìm tòi khám phá, anh đã vượt qua những khó khăn ban đầu.
Tốt nghiệp cao học, Thạnh được các trường đại học trong nước mời về giảng dạy, nhưng anh quyết định ở lại Hàn Quốc để tiếp tục con đường nghiên cứu. ‘Một phần trong quyết định ấy là vì gia đình. Vợ tôi cũng làm tiến sĩ ở Hàn. Thế mạnh của cô ấy là tiếng Hàn. Sau khi làm tiến sĩ xong, cô ấy ở nhà sinh và chăm sóc em bé, gác lại nhiều ước mơ và dự định. Vợ đã hy sinh cho gia đình như vậy, tôi là chồng nên phải nỗ lực nhiều hơn’, Tiến sĩ Thạnh chia sẻ.
 |
Hiện, vợ chồng Tiến sĩ Thạnh đang sống tại Hàn Quốc. Thời gian tới, khi hai vợ chồng hoàn thành xong các dự định thì sẽ cân nhắc việc về nước. |
Anh cho biết, khi còn làm nghiên cứu sinh, anh tham gia tối ưu tìm kiếm với Amazon để mang lại thu nhập. Còn bây giờ, anh là ‘nhân viên’ cho công ty của vợ. Tuy nhiên, dù làm công việc gì, mục tiêu Thạnh hướng đến vẫn là giáo dục.
Hiện, Thạnh đang nghiên cứu về Internet vạn vật và các thế hệ mạng tương lai. Song song đó, anh cùng vợ tham gia nhiều dự án chính phủ Hàn Quốc tài trợ đào tạo cho các bộ ngành, các trường đại học, chương trình hỗ trợ đào tạo cho thanh niên thất nghiệp; các giải pháp số hóa giúp giải quyết những vấn đề cụ thể của Việt Nam từ ô nhiễm môi trường tới giáo dục và quản lý…
 |
Tiến sĩ Thạnh cho biết, thành công của anh hôm nay là nhờ có sự hỗ trợ lớn của vợ phía sau. |
Thạnh cũng cho biết, vì hai vợ chồng cùng làm nghiên cứu nên cũng có những khó khăn. Nhiều hôm tới hạn làm dự án, con ốm, hai vợ chồng phải làm tới đêm, rồi cùng nhau thức trông con.
‘May mắn, vợ chồng mình cùng đồng lòng và có sự giúp sức của bố mẹ hai bên. Tuy nhiên, hiện mọi khó khăn đã lùi lại, gia đình mình đang có cuộc sống ổn định ở Hàn Quốc. Em bé thứ hai vừa tròn một tuổi. Thành công của mình hôm nay là nhờ có bàn tay của vợ phía sau. Thời gian tới, mình muốn dành thời gian nhiều hơn để vợ phát huy thế mạnh bản thân và làm các dự định của cô ấy’, Thạnh nói, giọng biết ơn.
Thông qua câu chuyện của mình, Thạnh muốn nhắn với các bạn trẻ rằng, đừng tự giới hạn bản thân dù điểm xuất phát của bạn có thể thấp, hãy cứ kiên trì và ham học hỏi từng ngày, mọi việc sẽ thay đổi dù sớm hay muộn.
‘Tương lai của mình do chính những việc mình làm ngày hôm nay quyết định. Everything is difficult before it is easy, so just do it - Mọi thứ đều khó trước khi chúng trở nên dễ dàng, vì thế cứ bắt tay vào làm rồi mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn’.
TS Đinh Ngọc Thạnh đang là 1 trong số 20 gương mặt được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019. Giải thưởng do TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức thường niên. 20 gương mặt đề cử năm nay được chọn ra từ 137 hồ sơ từ 39 đơn vị thuộc 10 lĩnh vực: Học tập; Nghiên cứu khoa học - sáng tạo; Lao động sản xuất; Kinh doanh - khởi nghiệp; Quốc phòng; An ninh trật tự; Thể dục thể thao; Văn hóa nghệ thuật; Hoạt động xã hội; Quản lý hành chính nhà nước. Vòng bình chọn trực tuyến diễn ra từ ngày 10/2 đến 29/2/2020 tại địa chỉ www.tainangtrevietnam.vn Sau khi có kết quả bình chọn trực tuyến, hội đồng sẽ họp phiên cuối cùng vào đầu tháng 3/2020 để chọn ra 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019. |

Tiến sĩ 'nông dân' giành giải thưởng Quả cầu vàng 2019
Là tác giả của hàng chục bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín, Trần Ngọc Tuấn là một trong 10 nhà khoa học trẻ đạt giải thưởng Quả cầu vàng năm 2019.
" alt=""/>8X Việt học nhờ máy tính trở thành tiến sĩ công nghệ, dạy ở ĐH Hàn Quốc