![]() |
Van de Beek đang mắc kẹt ở Nhà hát của những giấc mơ |
Con gái của Bergkamp là Estelle hẹn hò với Van de Beekvà cặp đôi chuẩn bị đón con đầu lòng vào tháng tới.
Van de Beek đang rất muốn rời Old Trafford trong tháng này, khi chỉ có 380 phút thi đấu ở chiến dịch hiện tại mà không được đá chính trận nào ở Premier League.
Phía Crystal Palace đã liên hệ hỏi mượn Van de Beek nhưng đàm phán bế tắc với việc MU yêu cầu khoản phí cho mượn 6 tháng (được cho là 3,5 triệu bảng) cũng như muốn đối tác phải trả toàn bộ lương của cầu thủ này – 120.000 bảng/tuần.
![]() |
Dennis Bergkamp đã gọi điện cho bạn cũ ở Arsenal, Patrick-Vieira nhờ "giải cứu" Van de Beek khỏi MU |
Patrick Vieira cam đoan Van de Beek sẽ được đảm bảo suất đá chính, một khi có thể thương lượng với MU.
Valancia cũng quan tâm muốn có Van de Beek nhưng cũng e khó đáp ứng yêu cầu của MU.
Van de Beek gia nhập MU vào hè 2020 với giá 40 triệu euro nhưng chật vật tìm chỗ đứng tại Old Trafford. Tiền vệ này muốn ra đi từ hè năm ngoái, nhưng đã được Solskjaer hứa sẽ có nhiều thời gian thi đấu hơn.
Tuy nhiên, sau đó tình hình cũng chẳng khá hơn, cả sau khi Solskjaer bị sa thải và Ralf Rangnick đến cũng thế. Cựu tiền vệ Ajax được cho không thực sự phù hợp với Premier League.
L.H
Tiền vệ Pháp được cho đã thông báo với MU, anh sẽ không gia hạn hợp đồng mới tại Old Trafford.
" alt=""/>Huyền thoại Arsenal nhờ giải cứu con rể Van de Beek khỏi MUNhưng nếu người học chỉ thiên về kiến thức mà thiếu đạo đức, nhân cách… dễ dẫn đến việc lợi dụng tri thức để làm điều xấu, có hại cho đất nước, phản bội đất nước, vi phạm pháp luật, đạo đức, bạo lực học đường…
Không thể khoán trắng việc dạy làm người cho giáo viên môn Giáo dục công dân hay Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp… Đó phải là trách nhiệm chung của tất cả bộ môn, nhà trường, xã hội.
Không còn giả dối, dạy thật, thi thật
Một nguyên nhân cản trở quá trình dạy thật, dạy làm người tốt đó chính là việc nhà trường, giáo viên chưa trung thực trong đánh giá người học.
Những việc giao chỉ tiêu chất lượng bộ môn, học sinh giỏi cao ngất ngưởng gần 100%… đã biến giáo viên thành người “gian dối” bất đắc dĩ dù lòng không mong muốn.
Nhà trường, giáo viên đã không trung thực thì làm sao có thể giáo dục học sinh trung thực, giáo dục học sinh hướng đến “chân, thiện, mỹ”?
Giải quyết gốc rễ của việc bắt đầu dạy thật, học thật và dạy học sinh “nên người” chính là giáo viên phải là người nghiêm túc, trung thực, dạy hết mình, yêu thương học sinh.
Không có giải pháp giáo dục bằng lời nói, giải pháp nào bằng giáo dục bằng chính hành động, nhân cách của người thầy, thầy phải thật.
Tất nhiên, việc đánh giá học sinh 0 điểm, 1 điểm, cho học sinh ở lại hàng loạt để làm trong sạch nền giáo dục, khiến học sinh “sợ hãi” điểm số để ráng học… là không còn phù hợp, nó trái với mục tiêu phổ cập, trái với nguyên tắc quyền được học là quyền cao cả của con người, nó cũng chính là một phần nguyên nhân gây o ép dạy thêm học thêm tràn lan gây bức xúc cho xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã từng dạy:“Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.
Giáo dục muốn hướng đến dạy học sinh nên người, có đạo đức lẫn tri thức phải hướng đến việc tạo mọi điều kiện cho học sinh được đi học, được đến trường và quan trọng là phải tạo động lực cho học sinh trong việc cố gắng học tập, cố gắng làm người tốt, có ích.
Do đó, tôi cho rằng, giải pháp tốt, khả thi là Bộ GD-ĐT nên nghiên cứu cách làm của một số nước có nền giáo dục tiên tiến như Na Uy, Phần Lan, Úc, trong đó có việc giáo dục không thành tích, điểm số. Điều này hướng đến cởi trói áp lực cho cả người dạy, người học, giúp giáo viên tập trung vào việc nâng cao chất lượng của người học và tạo điều kiện cho mọi học sinh được đến lớp.
Không thành tích, điểm số… hướng giáo dục đến không còn giả dối, hướng đến dạy thật, thi thật và giúp nhà trường, giáo viên chú tâm hơn vào việc dạy học sinh nên người tốt, có ích cho xã hội.
Quan niệm lấy điểm số để đánh giá người học, để khoe thành tích, để lấy hạng nhất, nhì, để phân biệt học sinh này với học sinh khác không còn phù hợp.
Học sinh muốn vào các trường đại học danh tiếng như Y dược, Sư phạm, Bách khoa… sẽ tự trao dồi, cố gắng.
Các em có năng khiếu sẽ thi vào các trường Kiến trúc, Mĩ thuật, Văn nghệ, Thể dục thể thao… theo đúng sở trưởng, đam mê, sở thích.
Việc tạo động lực cho học sinh tự học, tự cố gắng sẽ có giá trị hơn gấp nhiều lần việc dạy học theo điểm số, o ép các em học tập, khiến các em ngao ngán, chán nản.
Đã đến lúc Bộ GD-ĐT nên có những buổi hội thảo với các chuyên gia, nhà giáo cả nước, xem xét việc đánh giá chạy theo điểm số, thành tích hiện nay và sớm có giải pháp phù hợp để tiến đến dạy thật, học thật, dạy học sinh nên người theo đúng tinh thần chương trình mới hướng đến giáo dục năng lực, phẩm chất người học.
Thanh An (giáo viên THCS)
Những năm vừa qua, đặc biệt là thời gian gần đây, những biểu hiện lệch lạc về hành vi, đạo đức trong học sinh, giáo viên và cả phụ huynh thể hiện ngày càng nhiều. Xã hội đã dần nhận ra kết quả học tập hay điểm các cuộc thi cao ngất ngưởng dù đem lại sự tự hào và được coi trọng trong nhà trường nhưng thực ra không có giá trị bền vững, không đem lại cho học sinh những phẩm chất, kỹ năng cần thiết trong "trường đời" sau này. Trong khi đó, đạo đức, tình yêu thương, sự trung thực, khả năng sáng tạo, phản biện và nhiều kỹ năng mềm khác lại thực sự thiếu vắng trong môi trường học đường hiện nay. Ban Giáo dục Báo VietNamNet xin được mở diễn đàn "Dạy ‘làm người’ trong trường học", mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả, nhằm giúp cho trẻ khi đến trường không chỉ thu nhận được kiến thức mà còn học được cách sống tự lập, đối nhân xử thế, cách làm việc chung... trong đời sống trưởng thành sau này. Ý kiến đóng góp xin gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn . Xin chân thành cảm ơn! |
Hành trình của U23 Việt Namở giải năm nay đi từ cảm giác lo lắng, không hài lòng, tới sự tiến bộ và hoàn thiện mình. Nếu hai trận vòng bảng U23 Việt Nam gặp nhiều khó khăn do đội hình có sự xáo trộn lớn vì thử nghiệm cầu thủ trẻ, thì ở bán kết là một bộ mặt hoàn toàn khác của Quốc Việt và các đồng đội.
Trước trận chung kết, vấn đề được HLV Hoàng Anh Tuấn quan tâm nhất chính là giúp các cầu thủ hồi phục nhanh nhất về thể lực, chuẩn bị tâm lý vững vàng và một đấu pháp hợp lý.
U23 Indonesia là đối thủ rất quen thuộc ở đấu trường khu vực. Tại SEA Games 32, đội bóng này đánh bại U23 Việt Nam ở bán kết, sau đó thắng Thái Lan ở chung kết, giành HCV.
So với SEA Games 32, U23 Indonesia và U23 Việt Nam đều có những thay đổi, từ vị trí lái trưởng tới nhân sự và phần nào đó là lối chơi. Nhưng chắc chắn sự hấp dẫn, kịch tính, căng thẳng sẽ được đẩy lên cao trong trận chung kết giải U23 Đông Nam Á 2023.
Xét về lực lượng, U23 Việt Nam và U23 Indonesia được đánh giá “kẻ tám lạng, người nửa cân”, nhưng mỗi đội đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.
U23 Việt Nam trình diễn lối chơi giàu tính tập thể, kiểm soát bóng, trong khi U23 Indonesia thiên về sức mạnh, thể lực. HLV Hoàng Anh Tuấn và các học trò chắc chắn rất đề phòng với những pha ném biên “siêu mạnh” của cầu thủ Indonesia và tránh những va chạm không cần thiết khi đối thủ đá rắn.
Với cá nhân HLV Shin Tae Yong, nhà cầm quân người Hàn Quốc chưa từng thắng Việt Nam ở mọi cấp đội đội tuyển kể từ khi làm việc ở Indonesia. Nếu thua trong trận chung kết, HLV Shin đối mặt với khả năng trắng danh hiệu cùng đội bóng xứ Vạn đảo.
Đội hình dự kiến U23 Việt Nam:Văn Chuẩn, Duy Cương, Ngọc Thắng, Nam Hải, Đức Việt, Xuân Tiến, Văn Khang, Quốc Việt, Minh Quang, Minh Khoa, Đình Duy
" alt=""/>Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Indonesia, 20h ngày 26/8