Tình yêu,ậtxấuởphụnữkhiếnđànôngphátchábóng đá đức hôn nhân “chết yểu” đôi khi lại xuất phát những thói quen, tật xấu khó bỏ của phụ nữ.
Những hiểu lầm của phụ nữ về suy nghĩ của đàn ông
Tình yêu,ậtxấuởphụnữkhiếnđànôngphátchábóng đá đức hôn nhân “chết yểu” đôi khi lại xuất phát những thói quen, tật xấu khó bỏ của phụ nữ.
Những hiểu lầm của phụ nữ về suy nghĩ của đàn ông
Hoàng Hải, Vũ Thảo My - hai giọng ca trong Our Song Việt Nam - sẽ lần đầu giới thiệu bản song ca trên sân khấu. Các gương mặt show âm nhạc Anh trai vượt ngàn chông gaigồm Kay Trần, BB Trần, Tăng Phúc chuẩn bị tiết mục trình diễn.
* Đăng ký dự Gala Vietnam iContent 2024
Bên trong quán, các cô chú sống trong con hẻm 49 đường Ngô Quyền, nhân viên của quán phụ giúp vợ chồng chị Trang, 35 tuổi - chủ quán cơm chay Bình An làm rau, nấu đồ ăn, cho vào bịch và phát cơm cho mọi người. Những hộp cơm ra đến đâu thì phát hết đến đó. Thấy mọi người đứng giữa trời nắng đợi, chị Trang nhắc: ‘Trời nắng quá, bà con chịu khó một chút nhé’.
Chị Trang quê Vĩnh Long. Trước đây, chị làm việc trong một bệnh viện ở Cần Thơ. 5 năm trước, chị và anh Nhựt, quê Đồng Tháp kết hôn. Sau đó, chị nghỉ việc ở bệnh viện, cùng chồng đến TP.HCM mở quán ăn chay.
![]() |
Chị Trang - chủ quán cơm Bình An. |
Chị cho biết, mỗi ngày, hai vợ chồng thu nhập 6-7 triệu đồng từ việc kinh doanh quán ăn. Khi có lệnh cách ly toàn xã hội, vợ chồng chị cùng hai nhân viên trong quán vừa nấu bán, vừa phát từ thiện mỗi ngày từ 50-100 phần ăn cho người lao động nghèo.
‘Tôi làm kinh doanh cũng có thu nhập, nhưng nghỉ 1-2 ngày là đã thấy mệt vì tiền nhà, tiền lo cho con, ăn uống…Trong khi đó, vì dịch, những người bán vé số phải nghỉ bán 14 ngày thì sống làm sao. Họ là những người lao động có thu nhập thấp, làm không đủ ăn, giờ không đi làm thì nghèo lại hoàn nghèo. Tôi hỗ trợ cho bà con một phần để trang trải trong những ngày khó khăn thôi’, chị Trang nói về lý do làm từ thiện của mình.
Ban đầu, vợ chồng chị chỉ muốn giúp đỡ người nghèo theo kiểu, mình có bao nhiêu làm bấy nhiêu. Sau đó, thấy vợ chồng chị làm hiệu quả, nhiều mạnh thường quân khác cũng đến chung tay. Người góp gạo, người góp sữa, người góp đồ ăn, ai không có vật chất thì góp công sức. Vì thế, mấy hôm nay, tại điểm từ thiện này, số người lao động nghèo đến nhận đồ ăn ngày càng đông.
Một cụ ông vào bóng mát ngồi chờ cho người thưa bớt rồi đến nhận cơm về cho cả nhà cùng ăn. |
Mỗi ngày, vợ chồng chị Trang cùng các tình nguyện viên nấu cơm phát hai lần, trưa và chiều. ‘Lúc đầu, tôi phát hơn 1000 suất. Hôm nay, tôi đã phát gần 3000 suất rồi. Ngay mai chắc sẽ đông hơn’, chị Trang thông tin.
Ngoài phát cơm vào ban ngày, tối đến, vợ chồng chị Trang cùng các tình nguyện viên mang những bao gạo 5 kg/bao, mì tôm, nước rửa tay, khẩu trang, sữa đi phát cho người vô gia cư, xóm lao động nghèo, các cô chú, anh chị không còn sức lao động.
Bà Đỗ Thị Bích Ngọc, Chủ tịch UBND Phường 6, Quận 10 cho biết, quán ăn của vợ chồng chị Trang là một trong những điểm phát đồ ăn từ thiện cho người nghèo của phường trong thời gian dịch bệnh. Do lượng người đến nhận đồ ăn đông, chính quyền địa phương đã cử công an, dân quân và cán bộ phường đến hỗ trợ.
Bà Ngọc cũng cho biết, chính quyền địa phương đến quán đã dùng sơn vẽ vạch, mỗi vạch cách nhau 2m để người đến nhận không chen lấn và giúp hạn chế lây lan virus trong cộng đồng. Đến nay, mọi người đến nhận cơm ở quán đều chấp hành đúng việc này.
Những người đến nhận cơm ở quán là lao động nghèo, người lớn tuổi. |
Chị Trang cho biết, theo dự tính, hai vợ chồng chị sẽ phát đồ ăn miễn phí đến ngày 15/4, nhưng nếu việc cách ly xã hội còn tiếp tục, họ sẽ vẫn mang tình yêu thương gửi tặng đến người nghèo. Để đảm bảo an toàn cho người dân, vợ chồng chị cũng trang bị nước rửa tay, khẩu trang phát cho mọi người và luôn nhắc, mọi người nên giữ trật tự khi nhận phần ăn.
Những em bé theo mẹ đến nhận cơm. |
Ngoài cơm, quán còn phát sữa cho người dân. |
Một cụ bà nhặt ve chai cũng đi bộ đến quán nhận một phần cơm về ăn. |
Những người trong con hẻm 49, đường Ngô Quyền đến quán giúp vợ chồng chị Trang nấu ăn, phát cơm cho người lao động nghèo. |
Các bà, các chị túc trực cả ngày ở quán để cùng vợ chồng chị Trang làm việc thiện nguyện. |
Vợ chồng chị Trang cũng trang bị nước rửa tay cho người đến nhận cơm. |
Vì người nhận quá đông nên lực lượng dân quân của phường đã đến giúp vợ chồng chị Trang nhắc mọi người đứng cách xa, mang khẩu trang và giữ trật tự. |
Hàng trăm người vô gia cư, khuyết tật, nuôi bệnh, bán vé số... xếp hàng dài trên đường Nguyễn Văn Lượng (quận Bình Thạnh, TP.HCM) để được nhận một phần cơm do quán Nụ Cười 6 phát miễn phí.
" alt=""/>Người Sài Gòn nghỉ kinh doanh, nấu cơm, phát ngàn bao gạo cho người nghèo![]() |
Đóng gạo từ thiện vào túi giấy Kralt |
Trong khi đó, giấy kraft làm từ bột gỗ của cây gỗ có giá trị thấp. Ngoài ra, nó còn có thể được làm từ giấy tái chế. Trong quá trình sản xuất, loại giấy này cũng không cần chất tẩy trắng, không thải ra môi trường chất độc hại.
Bên cạnh đó, giấy kralt còn đảm bảo chỉ số an toàn thực phẩm với người tiêu dùng’, chị Hà chia sẻ.
‘Tôi muốn không chỉ hỗ trợ người dân vượt khó mà còn qua đây kêu gọi con người có ý thức nói không với rác thải nhựa, có trách nhiệm hơn với môi trường. Như vậy việc làm thiện nguyện sẽ có ý nghĩa hơn’, chị nói.
Ban đầu, chị Hà dự định tặng khoảng 5 nghìn bao bì sinh thái cho những người khởi xướng chương trình từ thiện. Tuy nhiên sau đó, những người chủ dự án từ thiện khác lại liên hệ để nhờ chị tiếp tục hỗ trợ túi giấy.
Một mình khó thể đảm bảo số lượng trên nên chị kêu gọi mọi người cùng chung tay tạo túi giấy kraft.
Có nguồn tài trợ giấy, chị lên kế hoạch kêu gọi những người gấp túi giấy.
‘Việc gấp túi giấy đã được chúng tôi triển khai từ 5, 6 năm nay. Lần đầu tiên là chúng tôi tài trợ chương trình ‘Hãy làm sạch biển’. Các túi giấy do các bạn nhỏ (gấp, trang trí) sau đó chuyển đến 43 tỉnh, thành phố có biển để thu gom rác thải. Vào các mùa hè hàng năm, chúng tôi cũng có chương trình hướng dẫn các bạn nhỏ gấp túi giấy để nói với các con ý thức bảo vệ môi trường’.
![]() |
90 nghìn túi giấy đã được các nhóm hoàn thành trong thời gian ngắn |
Cũng theo chị Hà, việc gấp túi khá đơn giản, trẻ em hoặc người khuyết tật cũng làm được. Chị hướng dẫn mọi người làm theo video (chị tạo từ trước) nên chỉ trong thời gian ngắn, đội ngũ gấp giấy đã tăng lên nhanh chóng.
‘Chương trình được rất nhiều người hưởng ứng và tôi thực sự trân trọng công sức của mọi người’, chị Hà nói.
Người liên hệ đầu tiên với chị là chị Thanh An (Hà Nội). Chị Thanh An đã kêu gọi thầy cô giáo và các phụ huynh tại trường nơi con chị học tham gia.
Tham gia cùng chị Hà còn có vợ chồng chị Nguyệt Nga ở Hội từ thiện Minh Tâm. Hàng ngày, vợ chồng chị Nga nấu cơm phục vụ mọi người đến nhà gấp túi. Họ còn trích tiền túi ra mua keo, tự vận chuyển giấy để tiết kiệm chi phí… Với 20 thành viên, mỗi ngày nhóm làm được 1 nghìn túi giấy.
Ngoài ra, chị Hà cũng ấn tượng với một công ty có khoảng10 nhân viên. Người giám đốc đã trả lương 100% cho nhân viên đến công ty chỉ để gấp túi giấy. Chị muốn góp sức với cộng đồng và cũng muốn các nhân viên tự tin rằng họ được nhận đầy đủ lương trong đợt dịch Covid-19 là vì đã làm việc đều đặn.
![]() |
Túi giấy được sử dụng tại các điểm phát quà từ thiện |
Tham gia cùng chị Hà còn có một nhóm - trong đó, các thành viên bỏ tiền túi in thêm các thông điệp ‘Nói không với rác thải nhựa’ để nhắc nhở người dân.
Chị Hà nhận định, điều khiến chương trình nhân rộng là do tất cả các thành viên trong mỗi gia đình, từ người già đến trẻ em, đều có thể cùng nhau làm.
Chị cũng nhận được rất nhiều hình ảnh cả gia đình cùng hí hoáy gấp túi giấy. ‘Nhờ công việc này họ cảm thấy vui vì có thể sử dụng khoảng thời gian nghỉ vì giãn cách xã hội một cách có ý nghĩa’, chị Hà chia sẻ.
Bà Nguyễn Thanh Hòa, một thành viên tham gia gấp túi, cũng cho biết: ‘5h chiều 23/4, chúng tôi hoàn thành chiếc túi cuối cùng để chuyển đến cây ATM gạo ở Nghĩa Tân.
Lúc đầu, thành viên gấp túi là là các bà nội trợ, những nhân viên công sở và học sinh, sinh viên nghỉ học, nghỉ làm vì dịch tại khu đô thị nơi tôi sống.
Kế tiếp là hơn 10 thầy cô ở một trường học tại Cầu Giấy biết chương trình đã liên hệ xin tham gia, có 2 bạn Việt Kiều về thăm gia đình cũng xin góp sức cùng.
![]() |
Suất quà có sử dụng túi giấy thân thiện với môi trường |
Đặc biệt, các cô bác bán hải sản chợ Long Biên - những người đêm bán hàng, ngày cũng tranh thủ làm. Chúng tôi đã gửi gần 7 nghìn chiếc túi đến người khó khăn dịp dịch bệnh vừa qua’.
Chị Lưu Tố Hoa, một thành viên khác, cũng cho biết, 4 giờ sáng, người trong nhóm chị đã dậy để quấy hồ nếp, phục vụ việc dán túi.
Cả nhà lăn vào đống giấy, vậy mà cũng phải hơn nửa ngày mới ra chút thành phẩm. Thế mới biết bao nhiêu công phu để ra được một cái túi giấy. Từ nay, tôi sẽ dùng đi dùng lại, chứ không bao giờ phung phí túi giấy nữa’.
Theo chị Hà, chương trình đã gắn kết nhiều gia đình, người dân và cả người nước ngoài cùng tham gia. ‘Dán túi giấy không quá khó khăn nhưng làm nhiều sẽ mỏi mắt, đau lưng.
Ngoài ý thức về việc không xả rác thải nhựa, khi tham gia làm một túi giấy, người dân hiểu được khó khăn khi làm ra thành phẩm. Từ đó, tôi tin, họ sẽ trân trọng và sử dụng túi giấy nhiều lần’, chị nói.
‘Hình ảnh chiến sĩ biên phòng mồ hôi nhễ nhại, ngồi bệt xuống đất ăn chiếc bánh thạch đã khiến tôi phải rơi nước mắt vì xúc động’, chị Trần Phương Nga, cho biết.
" alt=""/>Tiểu thương đêm bán hải sản, ngày gấp hàng nghìn túi giấy miễn phí