Sau đó, khi đã về chung một nhà, Thuỷ Tiên và mẹ chồng cũng nhanh chóng hoà hợp khi có nhiều sở thích giống nhau như thích ăn vặt, đi mua sắm. “Thường thì mẹ mua cho em nhiều hơn” - Thuỷ Tiên khoe.
Hai mẹ con thân nhau đến mức chuyện gì cũng kể cho nhau nghe, đến mức anh chồng nhiều lúc còn ngạc nhiên vì vừa mới kể cho vợ mà mẹ đã biết.
Nàng dâu Thuỷ Tiên không ngại ngần kể ra những tật xấu của mình như không thích nấu ăn, không hay quán xuyến việc nhà, hay ngủ nướng.
Góp vui khi kể xấu con dâu, bà Thuý nói: “Thuỷ Tiên có một tật là cô cứ để phần cho cái gì ăn là thế nào Tiên cũng để lại 1-2 miếng không ăn hết”.
Nàng dâu Hà Nội nửa đùa nửa thật khai ngay: “Con để lại 1-2 miếng để không phải rửa bát”.
Thế nhưng, mẹ chồng lại không hề tỏ ra khó chịu với những tật xấu này của con dâu, mà ngược lại rất vui khi được chăm sóc con cháu. Thuỷ Tiên cho biết, mẹ Thuý làm gần như tất cả mọi việc trong nhà từ nấu nướng cho tới chăm cháu mà không hề than vãn.
![]() |
Bà Thuý cho biết rất vui khi được chăm sóc con cháu. |
Thuỷ Tiên kể, từ khi con dâu đẻ, thậm chí mẹ chồng còn như mẹ, còn con dâu chỉ như chị gái của em bé. “Có hôm, nửa đêm em sang bế con về phòng thì đến 2-3h sáng, mẹ lại sang đưa con về phòng mình. Nhiều lần bà còn xưng nhầm là ‘mẹ’ với cháu luôn”.
Không chỉ với cháu nội, mà với con dâu, bà Thuý cũng chăm sóc tỉ mỉ, chu đáo như con gái. Mỗi lần Thuỷ Tiên ốm, mẹ chồng lại thức đêm chăm con dâu, trong khi anh chồng thì “ngáy khò khò”.
Kể về tật xấu ngủ nướng của mình, nàng dâu Thuỷ Tiên cho biết vì tính chất công việc nên cô đi ngủ rất muộn và sáng hôm sau cũng dậy muộn. “Ban đầu chồng không gọi nổi, nhờ mẹ Thuý vào gọi. Nhưng chỉ nửa năm sau là ‘cảnh sát trưởng’ mất uy tín, không gọi nổi nữa. Nhiều lần mẹ phải kéo chân tay, đánh cho sưng cả mông”.
Còn về nấu nướng, bà Thuý bảo: “Tiên chỉ giỏi nấu chè, bánh trái, còn nấu cơm thì… chưa ngon lắm”. Nàng dâu tự nhận: “Em không thích nấu cơm lắm. Nên mỗi lần mẹ nhờ đảo qua cho món gì đấy là đến bữa mẹ hô rất to ‘món này Tiên nấu đấy nhé’ giống như ‘chuyện lạ Việt Nam’” - nàng dâu cười sảng khoái chia sẻ.
![]() |
Mẹ chồng thường xuyên phải kéo chân gọi con dâu gọi dậy mỗi sáng. |
“Kể xấu” mẹ chồng, Thuỷ Tiên chia sẻ rằng mẹ chỉ có một tật xấu duy nhất là tham việc quá, không chịu chăm lo sức khoẻ bản thân.
“Mẹ vừa làm việc nhà, vừa chăm cháu, lại còn thích kinh doanh, chốt đơn hàng và chơi cả TikTok nữa. Nhiều hôm 2-3h sáng vẫn nhắn tin ‘mẹ vừa chốt đơn’”.
Cô con dâu cũng cho biết hai vợ chồng nhiều lần thuyết phục mẹ cho thuê giúp việc nhưng bà không nghe, muốn một mình làm tất. Cười xoà trước tố cáo của con dâu, bà Thuý nói: “Có hôm đêm dậy pha sữa cho cháu, tiện chốt được 400 đơn”, khiến MC Quyền Linh “cười ngất”.
Thuỷ Tiên cũng tâm sự, gia đình cô còn có một thú vui rất đặc biệt là quay video đăng lên TikTok. “Có lần mẹ ra đường, có chú bảo vệ còn hỏi sao 11 ngày rồi chưa làm video mới. Thế là mẹ về bảo em quay ngay, sợ mọi người nhớ”.
Tâm sự cuối chương trình, Thuỷ Tiên cho biết, cô thấy mình rất may mắn khi gặp được mẹ chồng lý tưởng và sẽ cố gắng sắp xếp nhiều thời gian hơn để chăm sóc lại mẹ. Điều cô và chồng khao khát nhất là mong mẹ đồng ý giãn bớt công việc để chăm lo cho sức khoẻ bản thân, sống vui cùng con cháu.
Đăng Dương
Thấy con làm ăn khá giả, mẹ chồng bỗng dưng đòi 200 triệu là tiền đã nuôi chồng ăn học từ hồi chưa kết hôn.
" alt=""/>Mẹ chồng nàng dâu tập 230: Nàng dâu lười nấu ăn, thích ngủ nướng gặp ngay mẹ chồng thích ‘chốt đơn’Một lần bố đi làm thêm, mẹ đưa Lele đi siêu thị thì tình cờ gặp một người bạn thân quen. Hai người mải mê trò chuyện và để bọn trẻ tự chơi. Không ngờ khi mẹ Lele sực nhớ ra thì không thấy con đâu, cuống cuồng tìm khắp nơi nhưng không có kết quả.
![]() |
Cuối cùng, người mẹ phải nhờ ông chủ cho xem lại camera theo dõi. Trong video, người ta phát hiện một người phụ nữ trung tuổi đã bế Lele chạy ra ngoài và trong tích tắc cô ta cùng đứa trẻ biến mất sau cánh cửa siêu thị. Lúc này, người mẹ mới nhận ra rằng con trai mình đã bị bắt cóc bởi một kẻ buôn người và vội vàng gọi cảnh sát.
Cha mẹ Lele lo lắng chạy khắp nơi, hỏi thăm rất nhiều người trên đường nhưng vẫn vô vọng. Đúng lúc suy sụp nhất, ngỡ phải bỏ cuộc thì đứa trẻ cuối cùng cũng trở về nhà với cảnh sát lúc 10 giờ tối.
![]() |
Cảnh sát đã giao đứa trẻ cho cha mẹ của em và khen ngợi sự giáo dục an toàn của họ. Nếu không có sự kêu cứu của đứa trẻ, có lẽ không có cách nào để tìm thấy cậu bé nhanh như vậy.
Hóa ra Lele đã nhận ra sự nguy hiểm khi bị một kẻ buôn người giữ chân và tống vào nhà ga. Bé nhớ đến phương pháp mà mẹ đã dạy cho mình và nảy ra ý tưởng thoát thân. Lele lập tức hét lên thật to với những người qua đường: "Mẹ ơi, mẹ sao vậy? Con ở đây?".
Kẻ buôn người nghe vậy vội vàng bỏ chạy. Cháu bé lập tức cầu cứu những người xung quanh và họ đã gọi điện báo công an.
Thực tế, có rất nhiều thành phần bất hảo ở xung quanh bạn, gây ra mối đe dọa cho trẻ em. Vì vậy, cha mẹ phải chăm sóc trẻ cẩn thận khi ra ngoài, cố gắng không để trẻ rời khỏi tầm mắt. Đồng thời, phụ huynh cũng phải có biện pháp giáo dục để đề phòng và ngăn chặn những kẻ buôn người làm hại con mình.
Làm thế nào để đối phó với những kẻ buôn người?
1. Tăng cường giáo dục an toàn cho trẻ em
Với việc thường xuyên xảy ra các vụ mất tích trẻ em, giáo dục an toàn cho trẻ đã trở thành một phần không thể thiếu trong giáo dục gia đình. Khi đó, các loại sách, tranh về kiến thức an toàn rất thích hợp cho trẻ nhỏ để có thể nâng cao nhận thức về an toàn cho bản thân.
Để tránh những kẻ buôn người làm hại con mình, các bậc phụ huynh có thể mua thêm sách tranh dạng truyện tranh để cùng con đọc và trả lời các câu hỏi trong tình huống thực. Hoặc bố mẹ cũng có thể tải một số video giáo dục an toàn để đồng hành cùng con, xem và kích thích hứng thú học tập của các em.
2. Dành nhiều thời gian hơn cho con
Dù bận rộn đến đâu, cha mẹ cũng nên dành nhiều thời gian hơn cho con, để kịp thời nhắc nhở con tránh những nguy hiểm có thể xảy ra và cùng con thực hiện các biện pháp tự bảo vệ trong cuộc sống hàng ngày. Nó cũng giúp các em thành thạo các kỹ năng thoát khỏi nguy hiểm và cách kêu gọi người khác giúp đỡ khi cần thiết.
3. Dạy trẻ cách tự cứu mình
Tốt nhất là cha mẹ nên nhắc nhở trẻ đúng lúc trong cuộc sống, củng cố nhận thức về nguy hiểm của trẻ, dạy trẻ phương pháp và kỹ năng tự lập. Ngay cả khi không có cha mẹ ở bên, chúng cũng có thể ứng phó với tình huống và kịp thời tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
![]() |
Những kẻ bắt cóc bị bắt. |
4. Không cho trẻ đến những nơi không thể giám sát
Khi cho trẻ đi ra ngoài, các bậc cha mẹ phải đảm bảo có thể giám sát chúng, vì các con còn nhỏ thường có tính tò mò, ham khám phá, ngoài ra khả năng nhận thức nguy hiểm còn yếu.
Nếu đi đến những nơi rộng lớn, ít người thân theo sát, trẻ rất dễ lạc hoặc bị kẻ xấu lợi dụng, bắt cóc. Trong trường hợp đó, việc tìm kiếm sẽ cực kỳ khó khăn và sẽ gây ra những tổn hại không thể cứu vãn được cho thể chất và tinh thần của trẻ.
Tóm lại, khi đi ra nơi công cộng, trẻ em dễ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm tiềm ẩn. Việc phổ biến kiến thức an toàn cho con em mình từ nhỏ là rất cần thiết, các bậc cha mẹ có thể cùng con xem các loại sách, truyện, video giáo dục an toàn hoặc đưa con tham gia một số buổi diễn thuyết, triển lãm về kiến thức an toàn.
Trong quá trình hòa hợp trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cũng nên dạy con biết phân biệt nguy hiểm và học cách tự cứu mình.
Khánh Vân(Theo Sohu)
Khi cậu bé Shen Cong bị bắt cóc, cha cậu đã mải miết đi tìm con trai suốt 15 năm. Cậu bé được tìm thấy vào tháng 3 năm ngoái nhưng gia đình cậu lại đang chìm trong nợ nần.
" alt=""/>Cậu bé 5 tuổi thoát khỏi tay kẻ buôn người nhờ một câu nóiChủ tịch WTA Graham Cooke nhận định Việt Nam là điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu châu Á. Cục trưởng Du lịch Nguyễn Trùng Khánh khẳng định WTA là giải thưởng uy tín của ngành du lịch toàn cầu. Các giải thưởng cho thấy sự yêu mến của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam, theo Cục Du lịch Quốc gia.