Triển lãm “Bút Lực” giới thiệu tới công chúng 60 tác phẩm đặc sắc của họa sĩ Phạm Lực được chọn lọc từ bộ sưu tập đồ sộ khoảng 700 bức tranh của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng.
Triển lãm “Bút Lực” giới thiệu tới công chúng 60 tác phẩm đặc sắc của họa sĩ Phạm Lực được chọn lọc từ bộ sưu tập đồ sộ khoảng 700 bức tranh của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng.
Đó là niềm tin, đồng thời là lời khuyên của Lim gửi đến các phụ nữ khác đến từ kinh nghiệm suýt bị bạn trai giết của chính bản thân.
![]() |
Rachel Lim (29 tuổi) và hình ảnh khi nhập viện do bạn trai cũ bạo hành vào năm 2017. (Ảnh: Straits Times). |
Tháng 8/2017, vì từ chối quan hệ tình dục, Lim bị bạn trai cũ tên Clarence Teo Shun Jie, vốn là một bác sĩ, đấm vào mặt, làm gãy mũi, gãy xương và gây chảy máu não. Màn đánh đập kéo dài vài giờ đồng hồ chỉ chấm dứt khi cha của kẻ bạo hành gọi cảnh sát.
6 tháng yêu, 3 lần đánh đập
Vết thương quá nặng khiến Lim nhập viện 3 tuần. Các bác sĩ tiến hành sửa mũi, hốc mắt và ngón tay út - vết thương tích khi cô cố chống đỡ những cú đánh liên tiếp.
Trong 6 tháng hẹn hò ngắn ngủi, Teo đã hành hung bạn gái 3 lần. Mỗi lần sau đều dã man hơn lần trước. Năm ngoái, anh ta bị kết án 3 năm 6 tháng tù giam và bồi thường 4.000 USD. Hai tháng trước, Teo bị gạch tên khỏi sổ đăng ký hành nghề y.
Phải mất một thời gian, Lim mới thoát ra khỏi bóng đen của mối quan hệ bạo lực này.
Ngay từ tháng đầu hẹn hò, Teo đã đấm vào mặt bạn gái sau khi Lim kể về những mối quan hệ trong quá khứ, khiến máu văng hết ga trải giường.
“Tôi sốc không nói nên lời. Tôi nghĩ có lẽ anh ấy gặp vấn đề sức khỏe về tâm thần và không ý thức được mình làm gì. Tôi chỉ nghĩ nếu Teo sẵn sang đi trị liệu, chúng tôi vẫn có cơ hội bên nhau”.
![]() |
Năm ngoái, Clarence Teo Shun Jie chịu án tù và bồi thường 4.000 USD. (Ảnh: Straits Times). |
Lim vẫn bỏ qua thói bạo lực của bạn trai bởi những lúc bình thường, người đàn ông này vẫn thể hiện tình yêu và khiến cô hạnh phúc. Sau này nhìn lại, Lim nhận ra đó là những giây phút vui vẻ hời hợt.
Trước khi xảy ra vụ hành hung dẫn đến việc Teo bị bắt, gã bạn trai từng lao vào đánh Lim khi cô đang trên đường đi làm, bắt cô lên xe và lôi về nhà, lạm dụng trong suốt 10 tiếng sau đó.
Lần đánh đập thứ hai này khiến Lim lại cố tự sát bằng cách thuê phòng khách sạn và nốc một vốc thuốc ngủ song được cứu kịp thời.
Vì sự việc, Teo đồng ý đến gặp bác sĩ trị liệu nhưng mọi chuyện chỉ tạm lắng trong thời gian ngắn, trước khi cuộc tấn công thứ ba xảy ra.
"Cả nhà bạo hành tôi"
“Nhiều người tự hỏi sao một sinh viên sắp tốt nghiệp như tôi, có kiến thức đàng hoàng, lại để yên cho người yêu đánh nhiều lần. Nhưng học vấn hay trí thông minh không phải là lá bùa hộ mệnh chống lại bạo lực”, cô nói.
Lim cho hay kẻ bạo hành có thể đến từ mọi thành phần xã hội và dẫn chứng gia đình mình.
"Tôi bị gia đình ghẻ lạnh. Cả nhà, bao gồm bố mẹ, anh trai đều lạm dụng tình cảm, tâm lý và thể chất. Tôi đã từ mặt và không gặp họ trong vài năm”, Lim cho hay.
Để chứng minh rằng mình không nói dối, Lim đưa bản sao các báo cáo của cảnh sát về hành vi bạo lực của cha và anh lên mình. Năm 2015, Lim từng nộp đơn xin lệnh bảo vệ cá nhân chống lại cha mình.
“Về phần mẹ, bà sẽ trừng phạt bất kỳ lúc nào điểm số tôi không cao. Tôi đã rạch tay từ lúc còn tuổi thiếu niên”.
Một nhân viên tư vấn học đường phát hiện hành vi tự làm hại bản thân của Lim và muốn gọi cảnh sát. Nhưng Lim đã cầu xin người này đừng làm vậy vì sợ rằng cha sẽ trả thù.
Năm 22 tuổi, sau một cuộc xung đột bạo lực với cha, Lim chuyển ra ngoài sống.
Căng thẳng và sự tức giận tích tụ đẩy Lim rơi vào trầm cảm. Cô từng nhiều lần tự tử hụt. May mắn, một người hàng xóm cũ hiểu rõ sự tình đã đồng ý làm chứng chống lại hành vi bạo lực của cha Lim và cho cô đến ở cùng.
“Người hàng xóm xa lạ ấy chăm sóc cho tôi rất tốt và coi tôi như con gái ruột”, Lim bày tỏ.
Sau vụ việc với Teo, cha mẹ và anh trai không hề liên lạc, hỏi thăm mặc dù biết những gì đã xảy ra.
Khi phiên tòa bắt đầu và xuất hiện trên các mặt báo, Lim nhận được tin nhắn từ mẹ. “Bà ấy nói bóng gió rằng tôi không phải đứa trẻ ngoan và phần nào chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra”.
![]() |
Sau nhiều năm sống trong lo sợ và ám ảnh vì những hành vi bạo lực liên tiếp giáng xuống, Lim đã tìm được hướng đi tích cực và quyết định giúp những người giống mình. (Ảnh: Straits Times). |
"Tôi không còn xấu hổ"
Ngay sau khi xuất viện, cô nhận được các cuộc gọi từ tiến sĩ Sudha Nair, người sáng lập Pave (trung tâm thúc đẩy các biện pháp thay thế cho bạo lực), một cơ sở chuyên về chống bạo lực gia đình ở Singapore.
Những người ở Dịch vụ Bảo vệ Người lớn, một chương trình của Bộ Phát triển Xã hội và Gia đình Singapore nhằm bảo vệ những người trưởng thành dễ bị tổn thương khỏi lạm dụng, đã nói với tiến sĩ Nair về trường hợp của Lim.
Tuy nhiên, sau nhiều cuộc gọi thuyết phục, Lim mới dần mở lòng và miễn cưỡng nhận sự giúp đỡ của trung tâm. Ban đầu, cô chỉ định đến các buổi chia sẻ để về sau có cớ từ chối Nairs.
Cuối cùng, cô tìm thấy sự đồng cảm khi chia sẻ câu chuyện của mình với một nhóm các nạn nhân bạo lực khác, gồm cả những người có địa vị xã hội, chức vụ cao.
Hiện đảm nhận người xây dựng nội dung cho trung tâm, Lim cho hay việc cởi mở đã giúp cô vượt qua những nỗi ám ảnh trong quá khứ.
Cô cũng mở lòng và có bạn trai mới, một kỹ sư thiết kế kiêm nhạc sĩ, trong 2 năm qua.
“Tôi không còn xấu hổ về những gì mình trải qua khi đã học cách khám phá và chấp nhận bản thân mình là ai”, Lim nói. Hiện giờ, cô nuôi mong muốn theo đuổi tấm bằng thạc sĩ ngành liệu pháp, tư vấn tâm lý.
Theo Zing
Kế hoạch cho chuyến đi Phú Quốc đã xong thì chồng tôi muốn hủy vì lo dịch Covid-19 đang phức tạp. Tôi phản đối cho rằng anh lo lắng thái quá và bị cái tát trời giáng.
" alt=""/>'Tháng đầu hẹn hò, bạn trai đánh tôi chảy máu'"Thời buổi này còn ai dùng 'Thị' làm tên lót nữa, nghe vừa cũ kỹ vừa quê mùa", Mai bực bội nói với chồng.
Trước thái độ của con dâu, mẹ chồng chị giải thích "nam Văn, nữ Thị" là cách đặt tên truyền thống của người Việt. Hơn nữa, tên Hoàng Anh dễ nhầm là con trai nên thêm chữ "Thị" để phân biệt rõ ràng. Nghe vậy, Mai im lặng.
Sự khó chịu của Mai với chữ "Thị" xuất phát từ thời đi học thường bị trêu chọc bởi cái tên Phạm Thị Mai. Nhiều lần cô bị bạn bè gọi trống không là Thị Mai, thậm chí còn chệch thành Thị Mẹt với ý miệt thị.
Không dám cãi mẹ chồng, Mai dò hỏi việc đổi tên định âm thầm sửa giấy khai sinh của con nhưng thấy thủ tục khá phức tạp nên đành ngậm ngùi giữ tên hiện tại.
Phương Thanh sống tại Bắc Giang muốn đặt tên là Vũ Tuấn Tú. Khi hỏi ý kiến bố chồng, ông muốn thêm đệm "Văn" vào tên lót cháu đích tôn bởi chữ này mang ý nghĩa "người có học, công thành danh toại". Nhưng nếu thêm Tuấn Tú sau Vũ Văn khiến tên vừa dài, lại trúc trắc nên ông khuyên vợ chồng Thanh rút ngắn thành Vũ Văn Tuấn, mang ý nghĩa vừa đẹp trai, vừa tài giỏi.
Dù hiểu ý tốt của bố chồng nhưng Thanh phản đối ngay, cho rằng thời hiện đại không ai còn dùng "Văn" để làm tên đệm. Theo cô, tên Tuấn Tú đã đủ hay và ý nghĩa, không cần thêm tên lót bởi "nghe vừa lỗi thời, lại không sang".
Trong khi các mẫu smartphone sử dụng nền tảng Android đã được tích hợp tính năng ghi âm cuộc gọi từ lâu, Apple lại không trang bị tính năng này cho iPhone vì những lo ngại về sự riêng tư và vi phạm pháp luật tại nhiều quốc gia.
Người dùng iPhone khi muốn ghi âm nội dung cuộc gọi sẽ phải nhờ đến sự giúp đỡ của các ứng dụng bên thứ 3, điều này đôi khi khiến nhiều người lo ngại quyền riêng tư sẽ bị ảnh hưởng khi các ứng dụng này có thể nghe lén và ghi lại nội dung cuộc gọi trên iPhone.
Với phiên bản iOS 18.1, "quả táo" đã tích hợp thêm nhiều tính năng mới cho iPhone, như các chức năng trí tuệ nhân tạo Apple Intelligence và đặc biệt là tính năng ghi âm cuộc gọi. Đây là lần đầu tiên Apple chính thức cho phép người dùng iPhone ghi âm nội dung khi thực hiện cuộc gọi trên thiết bị.
Nhấn vào nút "Ghi âm" ở giao diện cuộc gọi để bắt đầu ghi âm cuộc gọi trên iPhone (Ảnh: Apple).
Hiện iPhone chưa có tính năng tự động ghi âm mọi cuộc gọi như trên các smartphone Android, thay vào đó, người dùng cần phải thực hiện cuộc gọi, chờ phía đầu dây bên kia nhấc máy và nhấn vào nút "Ghi âm" trên màn hình cuộc gọi.
Sau khi nhấn vào nút "Ghi âm" này, iPhone sẽ mất 3 giây để bắt đầu ghi âm nội dung cuộc gọi, điều này đảm bảo rằng người dùng không vô tình nhấn nhầm vào nút ghi âm cuộc gọi và có thời gian để hủy bỏ quá trình ghi âm.
Sau khi 3 giây đếm ngược kết thúc, một hộp thoại sẽ xuất hiện trên màn hình để thông báo "Cuộc gọi này sẽ được ghi âm". Không chỉ vậy, phía đầu dây bên kia cũng sẽ nhận được thông báo bằng âm thanh, cho biết cuộc gọi đang được ghi âm.
Người dùng ở đầu dây bên kia sẽ được nghe thông báo bằng âm thanh về việc cuộc gọi đang được ghi âm, bất kể họ đang sử dụng iPhone, smartphone chạy Android hay điện thoại cơ bản.
Hộp thoại thông báo "Cuộc gọi sẽ được ghi âm", trước khi một đoạn âm thanh thông báo cho đầu dây bên kia biết nội dung tương tự (Ảnh chụp màn hình).
Người dùng có thể sử dụng tính năng ghi âm này cả khi thực hiện hoặc nhận cuộc gọi thông thường hoặc gọi FaceTime. Nội dung đoạn ghi âm sẽ được lưu lại trong phần "Ghi chú" trên iPhone.
Người dùng iPhone trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã háo hức nâng cấp iPhone lên nền tảng iOS 18.1 mới nhất để trải nghiệm tính năng ghi âm cuộc gọi.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn dùng thử tính năng này, nhiều người dùng cho biết họ đã rất thất vọng, thậm chí cảm thấy tính năng ghi âm trên iPhone hoàn toàn "vô dụng", "có cũng như không".
Nhiều người dùng tại Việt Nam cho rằng tính năng ghi âm cuộc gọi trên iPhone không thực sự hữu dụng (Ảnh chụp màn hình).
"Hôm nay có cuộc gọi của bọn lừa đảo, đúng lúc mình vừa nâng cấp lên iOS 18.1 nên kích hoạt tính năng ghi âm để lưu lại cuộc gọi của bọn nó. Nhưng iPhone lại thông báo cho bọn lừa đảo biết cuộc gọi đang được ghi âm, thế là phía đầu dây bên kia thay đổi hẳn thái độ, tìm cách dập máy để nhanh chóng kết thúc cuộc gọi.
Chẳng hiểu ghi âm mà còn thông báo để làm gì?", tài khoản Facebook có tên H.Phương bình luận về tính năng ghi âm cuộc gọi trên iPhone.
Thậm chí, nhiều người dùng cho biết họ đã lâm vào tình huống khó xử, "dở khóc, dở cười" khi thử tính năng ghi âm cuộc gọi trên iPhone.
"Có ai giống như tôi, vừa thử tính năng ghi âm cuộc gọi với sếp thì iPhone lại thông báo cuộc gọi này đang được ghi âm, thế là bị sếp mắng cho một trận vì dám ghi âm cuộc nói chuyện. Chẳng qua mình chỉ muốn thử tính năng mới chứ không có ý gì nhưng chẳng biết giải thích sao cho sếp hiểu. Thật quá oan uổng", tài khoản Facebook có tên M.Hương bày tỏ sự bức xúc.
Một người dùng iPhone lâm vào cảnh "dở khóc, dở cười" vì thử nghiệm tính năng ghi âm cuộc gọi trên iPhone (Ảnh chụp màn hình).
"Đã muốn ghi âm cuộc gọi mà còn thông báo cho phía đầu dây bên kia biết cuộc gọi đang được ghi âm thì còn tác dụng gì nữa? Nhiều lúc muốn ghi âm một cách bí mật và kín đáo, cuối cùng chính iPhone nó lại khai ra tất cả, khó chịu vô cùng", người dùng Facebook có tên T.Tiến nhận xét.
Nhiều người dùng cho rằng mục đích ghi âm cuộc gọi ngoài lý do lưu lại nội dung cuộc nói chuyện, nhiều người còn muốn thực hiện quá trình này một cách bí mật để lưu lại các bằng chứng, nhưng tính năng ghi âm cuộc gọi trên iPhone lại không cho phép họ thực hiện điều này.
Trước đó, Apple cho biết tính năng ghi âm cuộc gọi trên iPhone sẽ thông báo cho mọi người tham gia cuộc gọi được biết nhằm mục đích đảm bảo tính riêng tư và tuân thủ pháp luật tại một số quốc gia có quy định nghiêm ngặt về việc ghi âm nội dung cuộc gọi.
Theo bạn đọc Dân trí, tính năng ghi âm cuộc gọi trên iPhone có thực sự hữu dụng? Hãy chia sẻ cảm nghĩ của mình ở phần bình luận bên dưới.
" alt=""/>Người dùng Việt chê tính năng ghi âm cuộc gọi trên iPhone "vô dụng"