TIN BÀI LIÊN QUAN
Đại cải cách ĐH để thành Boston phương Đông
Những trường ĐH Mỹ nào đang lừa đảo SV?
Bắt tay với ĐH top Mỹ, xây ước mơ đoạt Nobel
Sau cánh cửa phòng mát-xa
8 giờ tối ngày 11/3, sau bữa cơm chiều, 4 cô gái trong tiệm mát-xa, tẩm quất vừa cắn hạt dưa vừa nói chuyện.
'Giờ này đang vắng khách, mấy chị em tôi tìm cách giết thời gian, chờ đến giờ làm. Quần áo cũng chưa kịp thay', Hồng nhìn xuống bộ quần áo có phần tuềnh toàng của mình như một lời giải thích.
'Đồng phục' đi làm của chúng tôi phải là váy ngắn, áo hở cổ', Hồng cho biết thêm.
Thấy có khách, họ ra đón và dẫn khách lên tầng 2. Chủ quán mát-xa, tẩm quất này là một người phụ nữ trong chiếc áo chống nắng. Chị nhanh chóng ghi số lượng và nhu cầu của khách vào trong một cuốn sổ để tính tiền.
![]() |
Hình ảnh 1 tiếp viên trong trang phục váy ngắn ở quán mát-xa. |
Căn nhà được thuê làm nơi mát-xa, tẩm quất có 3 tầng. Tầng 1 làm phòng khách, chỗ để xe và bếp.
Tuy nhiên theo lời nhân viên ở đây, họ không được nấu ăn để hạn chế mùi thức ăn trong nhà, ảnh hưởng đến khách. Tầng 2 được dùng cho công việc mát-xa, tẩm quất. Tầng 3 là nơi các nhân viên của quán sinh hoạt, ăn ở.
Cả căn phòng lớn ở tầng 2 được gắn 1 máy điều hòa và thắp sáng bởi một bóng đèn nhỏ, màu vàng.
Ánh sáng vàng nhờ nhờ từ bóng đèn đủ cho chúng tôi thấy tầng 2 được chia thành 4 buồng nhỏ. Mỗi buồng ngăn với nhau bởi những tấm nhôm. Cửa được che bằng ri đô. Mỗi khi có khách vào, tấm vải này được kéo lại và cố định bởi một cái kẹp và mặc định 'đóng cửa' là 'có khách'.
Mỗi buồng được bố trí một quạt treo tường và máy sưởi nhỏ dùng cho mùa đông. Trong buồng có 1 giường, 1 chiếu và gối đã ngả màu. Khoảng cách giữa các phòng mỏng manh đến nỗi người này nói thầm, phía buồng bên cạnh cũng có thể nghe thấy.
“Tuy nhiên việc ai nấy làm”, Hồng nhấn mạnh.
![]() |
Mỗi buồng mát-xa, tẩm quất được bố trí 1 quạt treo tường. |
Mỗi nhân viên được bố trí phục vụ khách tại một buồng. 'Hết khách này, chúng tôi 'làm' đến khách khác theo thứ tự. Nếu đến lượt nhân viên A nhưng khách yêu cầu nhân viên B, chúng tôi cũng chấp nhận nên không bao giờ xảy ra chuyện tranh giành, tị nạnh nhau', Hồng nói.
Điều đặc biệt là tại mỗi buồng đều gắn 1 chiếc camera kín đáo trên tường. Hồng cho biết: 'Camera để chủ quản lý công việc của chúng tôi. Đồng thời, nhiều khách sau khi được phục vụ, xuống thanh toán lại trở mặt: 'Tôi chưa được làm gì'. Lúc này, người chủ sẽ mở camera để buộc khách phải trả tiền như thỏa thuận.
Người phụ nữ này cho biết thêm: 'Công việc bắt đầu từ 9, 10 giờ đêm cho đến 4, 5 giờ sáng hôm sau. Có những ngày khách đông, chúng tôi làm không kịp. Khách chờ không được phải đi quán khác. Nhưng cũng có những ngày vắng khách, mấy chị em ngồi nói chuyện hoặc hát karaoke cho hết đêm'.
'Tôi đâu biết mát-xa, tẩm quất'
'Khách đến đây đa phần là nam. Người đến để tẩm quất, mát-xa đúng nghĩa chỉ đếm trên đầu ngón tay (hầu hết họ là những người lao động chân tay mệt nhọc hoặc say bia rượu)', Hồng nói.
Tại đây, khách đến chủ yếu để 'thư giãn', một cách dùng từ của các nhân viên quán.
Hồng cũng khẳng định, các nhân viên ở quán không muốn làm mát-xa, tẩm quất đúng nghĩa cho khách.
![]() |
Một quán mát-xa, tẩm quất nằm trên đường Quang Trung, Hà Đông |
'Tiền boa ít, mất nhiều thời gian và mất nhiều sức', họ lý giải. Bởi vậy, sau khi tấm rèm của từng phòng kéo lại, nhân viên đặt thẳng vấn đề với khách: 'Em “thư giãn' cho anh nhé'.
Sau đó, nếu đối phương đồng ý, bằng nhiều cách nhân viên tiến hành việc kích dục cho khách.
'Chúng tôi làm theo mọi yêu cầu của khách. Tuy nhiên việc đi 'đến Z' (quan hệ tình dục trực tiếp) thì không. Nếu có nhu cầu, khách và nhân viên thỏa thuận rồi đi đến một địa điểm khác (nhà nghỉ, khách sạn xung quanh khu vực trên). Đương nhiên, giá cả cũng khác', Hồng nói.
Hồng cũng chia sẻ nhiều cách để 'lấy tiền'' trong ví khách một cách hợp lý. 'Nếu khách có yêu cầu đụng chạm các vùng nhạy cảm của tiếp viên, chúng tôi sẽ đòi thêm tiền boa (tiền cảm ơn người phục vụ mình).
Ngoài cách kích thích thông thường, các nhân viên ở đây còn chia sẻ nhau cách “mát-xa kiểu mới” để chiều khách.
Với chiêu thức này, họ có thể kết thúc sớm ca làm việc và có thêm tiền boa từ khách hàng', Hồng nói không chút giấu giếm.
Khách đến quán mát-xa không phải để mát-xa nên Hồng khiến nhiều người ngạc nhiên khi chia sẻ: 'Tôi đâu biết cách tẩm quất, mát-xa'.
Sau khi xong việc, khách có thể boa cho nhân viên ngay tại buồng và xuống tầng 1 thanh toán tiền cho chủ quán. Người chủ quán chia đôi số tiền trên, trong đó một nửa dành cho nhân viên.
Hồng kết thúc công việc khi người khách cuối cùng rời quán. Người phụ nữ này dọn dẹp chiếc buồng (thay ga, gối, dọn phòng) sau đó di chuyển lên tầng ba và ngả lưng khi đồng hồ đã chuyển sang 4 giờ sáng ngày hôm sau.
Luật sư Nguyễn Thanh Hải - Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 2, Điều 25 Nghị định 167/2013/NĐ-CP nếu chủ cơ sở mát-xa sử dụng công cụ này làm phương thức kinh doanh. Ngoài ra, trong trường hợp chủ cơ sở mát-xa, tẩm quất dùng hình thức kích dục để lôi kéo hoạt động mại dâm trá hình, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trên, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các Điều 327, 328, 329 Bộ luật hình sự tương ứng lần lượt về tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm và tội mua dâm người chưa thành niên… |
(Còn tiếp)
*Tên nhân vật trong bài đã thay đổi
Cánh cửa nhà nghỉ mở ra, Hiền thấy 3, 4 người đàn ông đang đợi mình. Hoảng hốt, chị tìm mọi cách để thoát ra ngoài.
" alt=""/>Rùng mình phía sau cánh cửa phòng mátThấy Thược đong đưa với trai và có hành động kỳ lạ, Hồng biết được Thược đã lấy cắp số tiền của vợ chồng Hào. Cô tỏ thái độ khó chịu, không muốn dây dưa với Thược.
"Tôi không muốn liên quan tới bà", Hồng nói với Thược.
Đáp lại, Thược bình tĩnh nói: "Bà sợ liên lụy vụ kia hả? Bà yên tâm đi, có đánh chết thì thằng Hào với con Liễu cũng không dám báo công an bắt tôi đâu. Biết vì sao không, tại vì tôi biết rất nhiều bí mật của thằng Hào. Đặc biệt là việc nó chính là bố của Hạt Dẻ (bé Suri)".
![]() | ![]() |
Cũng trong tập này, ngôi nhà của cha con Mô (Thái Hòa) bỗng dưng bị cháy rụi nhưng không tìm thấy người. Nhận được tin báo, Hào hốt hoảng chạy tới. Anh bàng hoàng vì khung cảnh tan hoang nhà Mô 'gù'.
"Nhà thằng Mô bị cháy, hai cha con nó sao rồi, có cứu được không?", Hào hốt hoảng hỏi. Đáp lại, công an cho biết họ không tìm thấy ai trong ngôi nhà. Khi họ đến, ngôi nhà đã bị cháy gần hết.
Liệu, cha con Mô đi đâu?, Hồng sẽ làm gì khi biết sự thật?, diễn biến chi tiết tập 21 phim Mẹ rơmsẽ lên sóng tối 6/12, trên VTV1.
Không chỉ tăng nặng mức phạt, quy định mới áp dụng từ 1/1/2020 còn áp dụng xử phạt đối với hành vi điều khiển mô tô, xe máy, xe đạp ngay từ mức nồng độ cồn trên 0mg/l khí thở. Trước thời điểm trên, người điều khiển xe máy chỉ bị xử phạt khi có nồng độ cồn trên 0,25mg/l khí thở.
Với quy định này, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào nhóm các quốc gia “không khoan nhượng” với việc sử dụng rượu, bia khi lái xe. Có nghĩa là cấm tuyệt đối hành vi điều khiển phương tiện mà nồng độ cồn trên 0 mg/l khí thở) đối với cả ô tô, xe máy lẫn xe đạp.
Sau gần 1 năm triển khai quy định này, nhận thức của lái xe đã được nâng cao đáng kể. Những người điều khiển phương tiện, đặc biệt là ô tô đã bắt đầu hình thành những thói quen như bắt taxi, xe ôm hay “văn hoá từ chối” khi đi nhậu.
Tin đồn tăng học phí lái xe gấp 2-3 lần
Thời gian đầu năm 2020, một số trang báo và mạng xã hội xuất hiện thông tin từ năm 2020 trở đi, học phí đào tạo cấp GPLX sẽ tăng 2-3 lần so với trước đó. Điều này khiến không ít người có dự định học lái xe hoang mang, lo lắng bởi nếu như thông tin trên là sự thật, họ sẽ phải bỏ ra ít nhất 20-30 triệu đồng cho một khóa học và thi lấy bằng lái thay vì chỉ xấp xỉ 10 triệu đồng như trước.
![]() |
Mức tăng học phí lái xe đã không tăng như lời đồn thổi. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Trên thực tế, nguồn gốc của thông tin tăng học phí trên bắt nguồn từ những quy định mới trong Thông tư 38/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ. Thông tư này đã chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020 với nhiều quy định mới được bổ sung nhằm siết chặt quy trình đào tạo và sát hạch lái xe hiện nay.
Đầu tiên phải kể đến là quy định từ ngày 1/5/2020, các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường để giám sát số km học lái xe trên đường của học viên. Điều này có nghĩa là học viên phải học đầy đủ thời gian đào tạo lý thuyết mới được dự sát hạch.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định chương trình đào tạo là bắt buộc do Bộ Giao thông vận tải đưa ra và có giám sát chặt chẽ. Điều này nhằm kiểm soát, thắt chặt việc đào tạo lái xe, không còn các khóa học “bình dân” để học vừa đủ để thi đậu như hiện nay nữa mà sẽ phải dạy theo các quy định bắt buộc, hướng đến chất lượng. Ngoài ra, Bộ GTVT cũng nâng số câu hỏi từ 450 lên 600 câu hỏi, áp dụng từ 1/8.
Chính những quy định mới được bổ sung theo hướng siết chặt chương trình đào tạo, sát hạch bằng lái ô tô dẫn đến tâm lý lo lắng của nhiều người, từ đó mới xuất hiện tin đồn về việc học phí thi bằng lái ô tô sẽ tăng gấp 2 - 3 lần so với trước kia.
Trên thực tế, mức phí để học và sát hạch cấp GPLX ô tô trong năm 2020 vừa qua không tăng “khủng” như tin đồn. Theo nhiều trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe, mức tăng học phí trong năm vừa qua chỉ vào khoảng 10-15%.
CSGT kiểm tra bảo hiểm xe máy bắt buộc
Bảo hiểm xe máy bắt buộc có tên gọi đầy đủ là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy. Đây là một trong những loại giấy tờ mà người điều khiển xe cơ giới phải mang theo khi tham gia giao thông theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BTC ra ngày 16/02/2016.
Cùng với giấy đăng ký xe và GPLX, bảo hiểm bắt buộc là 1 trong 3 loại giấy tờ luôn phải mang theo mình khi tham gia giao thông bằng xe máy (được quy định tại khoản 2, Điều 58, Luật Giao thông đường bộ). Có thể nói, quy định về bắt buộc mang theo bảo hiểm khi đi xe máy là điều không mới, đã áp dụng nhiều năm nay.
![]() |
Nhiều người đổ xô đi mua bảo hiểm xe máy bắt buộc trong thời gian Cục CSGT thực hiện tổng kiểm soát phương tiện. |
Tuy nhiên, việc “đổ xô” tìm mua bảo hiểm cho xe của người dân chỉ bắt đầu rộ lên khi Cục CSGT (Bộ Công an) triển khai Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện cơ giới đường bộ trong vòng 1 tháng, từ 15/5-14/6. Trong đó, CSGT có quyền dừng phương tiện kiểm tra giấy tờ, người lái mà không nhất thiết phải phát hiện lỗi vi phạm từ trước.
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, hành vi điểu khiển xe máy không có hoặc không mang theo bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc có thể bị phạt 100-200 nghìn đồng.
Khi nghe thông tin về đợt tổng kiểm soát phương tiện, nhiều người dân mới “toá hoả” đi mua bảo hiểm xe máy vì sợ bị kiểm tra, xử phạt. Thực tế cho thấy, có người dù đã đi xe máy lâu năm nhưng chưa bao giờ mua loại bảo hiểm này.
Cũng trong đợt “sốt” vào tháng 5, bảo hiểm xe máy đã được bày bán khắp nơi, từ cây xăng, siêu thị, tiệm tạp hoá đến những quán trà đá ven đường. Thậm chí, nhiều người bán bảo hiểm xe máy online với thủ tục nhanh gọn và “ship” tận nhà
Hàng triệu xe ô tô phải đổi sang biển số màu vàng
Từ 1/8/2020, tất cả xe kinh doanh vận tải buộc phải đổi sang biển số nền vàng, đồng thời thay đổi lại số và giấy tờ xe theo quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an.
Đồng thời, cũng theo Thông tư 58, các xe ô tô tư nhân đăng ký mới hoặc đổi biển cũng buộc phải sử dụng loại biển số mới màu trắng có kích thước tương tự là 165x330mm. Các xe sẽ được cấp mặc định 2 biển số kích thước giống nhau, thay cho trước đây các xe được cấp 2 biển: một dài và 1 vuông với kích thước 110x470mm và 200x280mm.
![]() |
Khoảng 2 triệu ô tô kinh doanh vận tải sẽ phải đổi màu biển số. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Khi mới triển khai, những biển số màu vàng khiến nhiều người cảm thấy lạ lẫm, thế nhưng sau một thời gian, việc nhiều xe kinh doanh vận tải sử dụng loại biển số này trên đường đã được người dân cảm thấy “quen mắt”.
Không những vậy, biển số với màu khác biệt sẽ giúp lực lượng chức năng nhận biết rõ hơn các xe có đăng ký kinh doanh vận tải như xe taxi, xe công nghệ,… để dễ quản lý, xử phạt vi phạm.
Theo thống kê của Cục CSGT (Bộ Công an), ước tính có khoảng 2 triệu xe thuộc đối tượng này. Lộ trình đổi toàn bộ xe kinh doanh vận tải sang sử dụng biển số màu vàng là hết ngày 31/12/2021.
Hàng loạt đề xuất tại hai dự thảo Luật mới
Năm 2020 vừa qua, dư luận và đặc biệt là các lái xe “đứng ngồi không yên” với hai dự thảo Luật mới là: Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và dự thảo Luật Bảo đảm Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Hai dự thảo Luật này tách biệt phần hạ tầng, kỹ thuật giao thông đường bộ (do Bộ Giao thông vận tải quản lý) và phần bảo đảo an toàn giao thông (do Bộ Công an quản lý) ra khỏi Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành.
![]() |
Tuy mới là dự thảo nhưng việc "chia" lại các hạng GPLX là một trong các điểm gây tranh cãi nhất trong năm 2020. |
Một số nội dung mới được người dân quan tâm khi tách thành hai Luật như: Chuyển việc quản lý sát hạch lái xe sang Bộ Công an quản lý; “Chia” lại hạng GPLX; Cấp và trừ điểm trên GPLX; Bắt buộc xe mô tô, xe máy, xe đạp điện phải bật đèn nhận diện ban ngày; Đấu giá biển số xe đẹp; Quy định trẻ em không được ngồi ở hàng ghế trước trên ô tô; Một số quy tắc giao thông,…
![]() |
Trái với đa số điểm mới bị "ném đá", việc đề xuất đấu giá biển số xe đẹp tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ lại nhận được nhiều ý kiến đồng tình. |
Những nội dung này tuy mới là đề xuất, song đã nhận được nhiều phản ứng với rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía người dân bởi lẽ những quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến số đông. Mỗi một sự thay đổi nhỏ trong Luật cũng có tác động lớn đến đời sống, sinh hoạt và đi lại của người dân, do đó cần xem xét kỹ càng.
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV vừa diễn ra vào tháng 11 vừa qua, có đến 302 đại biểu, tương đương với 62,7% bỏ phiếu không tán thành việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 Luật riêng và thống nhất chuyển các dự thảo Luật này sang xem xét ở các kỳ hợp Quốc hội sau.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về đời sống sau tay lái năm 2020? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trong 1 thập niên đã qua, một số thương hiệu ô tô đã thay đổi nhà phân phối tại Việt Nam và mỗi “ông chủ” cũ khi ra đi nếu không để lại tai tiếng thì cũng là dấu ấn khá mờ nhạt.
" alt=""/>Nhìn lại những sự kiện 'ồn ào' liên quan đến lái xe trong năm 2020