Đồng hồ thông báo mức tiêu hao nhiên liệu của xe
Độc giả Nguyễn Viết Cường đang sử dụng chiếc xe Mazda 2 cho biết, tuỳ đường sử dụng mà chiếc xe cho ra các mức tiêu hao nhiên liệu khác nhau. Ví dụ chiếc Mazda 2 của anh đi đường trường dưới 5 lít/ 100 km, còn đường hỗn hợp cũng phải 5,5 lít/ 100 km.
Còn độc giả Nguyên Trung cho hay, xe cũng có mức tiêu hao nhiên liệu báo 5,5 lít/ 100 km đường hỗn hợp. Trong khi theo công bố, Mazda 2 cho mức tiêu hao nhiên liệu hỗn hợp thấp nhất.
Hay như một khách hàng là anh Quang Cường cho biết chiếc Hyundai Tucson của mình chưa lúc nào có thể đi được mức nhiên liệu như công bố trên nhãn năng lượng dán ở xe.
Về vấn đề này, ông Trần Hoàng Phong, Q.Trưởng phòng Chất lượng xe Cơ giới (VAQ), Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, người sử dụng cần tìm hiểu để nắm bắt các yếu tố liên quan đến tính năng của xe. Ví dụ xe chạy tốc độ bao nhiêu thì có thể tiêu hao nhiên liệu ít nhất. Bên cạnh đó là bảo dưỡng, bảo hành. Đây là yếu tố rất quan trọng. Tiếp đến là điều kiện sử dụng (cách đi, cách điều khiển phương tiện).
Điều kiện sử dụng cũng ảnh hưởng tới mức tiêu hao nhiên liệu thực tế so với mức ghi trên nhãn năng lượng
Ông Nguyễn Đông Phong, Giám đốc Trung tâm Khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - NETC (Cục Đăng kiểm Việt Nam) cho biết, con số trên nhãn năng lượng và tiêu thụ thực tế bao giờ cũng có khoảng cách, không giống nhau. Tiếp đến, đường mỗi nơi một khác, đi phố ở Hà Nội khác mà đi phố ở tỉnh cũng khác, cao tốc khác, quốc lộ khác nên con số trên nhãn năng lượng là được thử nghiệm trên tiêu chuẩn chung của Liên Hợp quốc để có thể biết được và so sánh tương đối với nhau.
Bên cạnh đó còn có yếu tố do người lái, người lái từ tốn mức tiêu hao nhiên liệu cũng khác so với người đạp ga mạnh rồi phanh gấp liên tục. Hay người đi ở nội đô Hà Nội cũng khác nội đô ở Vinh hay đường núi... Con số tiêu thụ nhiên liệu thực tế có thể sát với mức công bố khi người lái đi giống với tiêu chuẩn chung.
Ông Phong cũng cho biết tuỳ vào từng loại xe mà dải tốc độ tiết kiệm nhiên liệu nhất có thể khác nhau. Trên xe nào có đồng hồ đo nhiên liệu tức thời thì người lái có thể quan sát vào đó để thấy được dải tốc độ nào xe đi tiết kiệm nhiên liệu nhất. Chưa chắc xe nào đi tốc độ cao liên tục đã tiết kiệm nhiên liệu.
PGS.TS Nguyễn Thành Công, (Phó trưởng khoa Cơ khí ô tô, Đại học GTVT) chia sẻ, mỗi người trong chúng ta đã và đang vận hành phương tiện, tiêu hao nhiên liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có trình độ kinh nghiệm của người sử dụng. Chỉ có người dùng mới hiểu về xe và đoạn đường mình đi để từ đó có cách sử dụng hợp lý nhất giúp xe tiết kiệm nhiên liệu.
Ngoài ra, chủ xe cũng cần thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì phương tiện theo quy định của nhà sản xuất, kiểm tra hàng ngày để khi vận hành xe trên đường luôn ở trạng thái tốt nhất có thể.
Ông Đặng Thanh Bình, Trưởng phòng dịch vụ (Công ty Yamaha Motor Việt Nam) cho biết, việc bảo dưỡng xe định kỳ rất quan trọng bởi việc này liên quan trực tiếp đến khả năng vận hành, đặc biệt là khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Sau một thời gian hoạt động, mọi thứ đều suy giảm, đây là cách để khôi về trạng thái hoặc ít nhất là tiệm cận với trạng thái ban đầu.
Trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng chúng ta cũng sẽ kịp thời phát hiện các hư hỏng tiềm năng để điều chỉnh, tránh việc hư hỏng lan tỏa đến nhiều bộ phận khác. Đặc biệt, khi các dòng xe hiện tại rất hiện đại, chẳng hạn một đoạn dây mạch bị chuột cắn, một chiếc giắc cắm bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận khác. Lúc này chi phí sửa chữa tăng lên rất nhiều lần.
"Ngoài ra, việc bảo dưỡng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu của xe. Khách hàng nên lưu ý các bộ phận như áp suất lốp, má phanh hay vệ sinh bộ phận lọc gió…", ông Bình nói thêm.
Bảo dưỡng ô tô cũng giúp hạn chế mức tiêu hao nhiên liệu của xe
Chia sẻ về việc bảo dưỡng xe, PGS.TS Nguyễn Thành Công cũng đồng tình, ô tô sau một thời gian sử dụng, việc duy trì như trạng thái ban đầu là không thể mà sẽ suy giảm theo thời gian. Cùng với đó là việc tiêu hao nhiên liệu của xe cũng sẽ tăng lên. Việc luôn quan tâm chăm sóc, bảo dưỡng xe để duy trì xe ở trạng thái vận hành tốt nhất có thể sẽ giúp hạn chế mức tiêu hao nhiên liệu của xe, kéo giảm mức tăng tiêu hao nhiên liệu theo thời gian.
“Trên mỗi phương tiện, phương pháp đo mức tiêu hao nhiên liệu thường sẽ tương tự nhau nhưng tuỳ từng công nghệ của các mẫu xe cách thể hiện sẽ khác nhau. Trước đây, đo tốc tộ xe chỉ hiện thị đồng hồ chia vạch nhưng giờ hiển thị đồng hồ điện tử cả số. Tương tự các thông số khác cũng thế.
Nhưng những thông số đó hoàn toàn có thể phản ánh được những giá trị mà phương tiện đó đang khai thác, tạo ra, như giá trị về tốc độ, về tiêu hao nhiên liệu liệu. Tất nhiên, mức độ chính xác còn phải tuỳ thuộc, trong khuôn khổ nghiên cứu thì cần mức độ chính xác đòi hỏi cao nhưng trong khuôn khổ dùng để tham khảo cho người lái có thể chỉ cần tương đối.
Việc tính toán tiêu hao nhiên liệu trên xe cũng còn phụ thuộc vào tốc độ đạp ga, vòng tua máy, cách vận hành xe của người sử dụng”.
Theo Báo Giao thông
Giá xăng đang tăng cao kỷ lục lên đến 30 nghìn đồng/lít khiến nhiều người băn khoăn không biết nên chọn mẫu xe tay ga nào vừa giá rẻ vừa tiết kiệm nhiên liệu. Một số gợi ý sau bạn có thể tham khảo.
" alt=""/>Tiêu hao nhiên liệu thực tế của xe luôn cao hơn mức công bố, vì sao?Anh cho biết, việc đầu tiên là hai tay ghì chặt vô lăng, rà phanh nhẹ, xác định trong đầu là đi cả vành luôn cho khỏi xót, cần hãm xe an toàn là trên hết.
![]() |
Chiếc Mitsubishi Pajero Sport sử dụng 4 lốp Bridge Stone, mới được anh Hùng thay mới từ tháng 12/2021. |
Tay lái lúc ấy đảo liên tục, xe giật lên khùng khục, tiếng vành rít trên đường chát chúa. Tôi lúc ấy rà phanh nhẹ, xi nhan phải, liếc gương chiếu hậu và gương phải, tay ghì chặt vô lăng. May mắn là an toàn táp vào lề. Sau đó mất khoảng 30 phút thay lốp dự phòng và lại lên đường. Kinh nghiệm là cần hết sức bình tĩnh, và tuyệt đối không đạp phanh gấp", anh Hùng kể.
Câu chuyện và cách xử trí của anh Hùng nhận được nhiều lời khen và quan tâm từ các chủ xe. Đa số đều đồng tình với cách xử lý của anh. Nhiều người cũng kể lại kinh nghiệm xương máu của mình khi gặp phải tình huống tương tự.
"Xe tôi cũng từng bị nổ lốp trước bên phụ ở tốc độ 120km/h. Lốp nổ cái, xe nhao luôn ra làn giữa cao tốc. Lúc đấy tôi cũng ghì lái, chân rà phanh. Tuyệt đối không đạp phanh gấp vì dễ lật xe. May xe chạy buổi trưa nên ít phương tiện lưu thông chứ không lúc nhao ra làn giữa rất nguy hiểm", anh Minh Nhật, một tài xế khác bình luận.
"Năm 2017, mình đang vượt xe container trên cao tốc thì bánh sau bên phụ nổ tan tành, lúc đó vẫn phải giữ ga vượt cho xong mới ngớt ga để tấp lề. Hậu quả toàn bộ vè sau vỡ tung tóe", anh Khoa, một tài xế cũng chia sẻ câu chuyện của mình.
Bên cạnh cách ứng phó tình huống nổ lốp xe khi đi trên đường cao tốc thế nào để rủi ro thấp nhất, anh Hùng cũng đưa lời khuyên cho các tài xế, trước những chuyến đi dài thì mọi người nên kiểm tra, soi kĩ lại toàn bộ lốp xe để bảo đảm chuyến đi của mình được an toàn nhất.
Y Nhụy (Ảnh: Bùi Hùng)
Mừi bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chiếc ô tô chở Phó Chủ tịch TP.HCM (đã tử vong) gặp tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương ngày 29/3 đã bị nổ lốp. Đây là sự cố rất nguy hiểm khi xe ô tô lưu thông với tốc độ cao.
" alt=""/>Tài xế chia sẻ cách ứng phó xe bị nổ lốp trên cao tốcMới đây, cộng đồng xôn xao phẫn nộ trước bài đăng (tus) trên mạng xã hội tố cáo một nam tài xế có thái độ "bắt nạt phụ nữ" và thiếu trách nhiệm sau khi gây va chạm tại khu vực đường dẫn từ đường trên cao xuống Linh Đàm (Hà Nội) vào ngày 23/5. "Chủ tus" là một phụ nữ cho rằng, người điều khiển xe Hyundai màu trắng đã từ phía sau đâm vào hông chiếc SUV hiệu Peugeot mà người đăng bài ngồi ở ghế phụ. Sau va chạm, hai bên đã xảy ra cãi cọ về việc người có lỗi.
Đăng kèm theo bài viết này trên mạng xã hội còn có ảnh chụp tài xế xe Hyundai và hiện trạng móp méo bên hông phải của xe Peugeot, khiến nhiều cư dân mạng dễ dàng "động lòng", lên tiếng bênh vực nữ chủ tus và lên án tài xế xe Hyundai trốn tránh trách nhiệm.
Người phụ nữ đăng bài tố cáo trên mạng xã hội thậm chí còn khẳng định rằng công an và phía bảo hiểm đã giải quyết sự việc, xác định lỗi thuộc về xe Hyundai màu trắng. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng chưa thể kết luận điều gì nếu chỉ dựa vào thông tin một chiều và không có video ghi lại sự việc.
Câu chuyện đã thu hút khá đông sự chú ý và chia sẻ của cộng đồng mạng, tài xế chiếc Hyundai nói trên sau khi bị "ném đá" dữ dội đã công bố hình ảnh do camera hành trình trên xe mình ghi lại để minh oan cho bản thân. Theo đó, chiếc xe Peugeot tưởng như bị hại trên thực chất đã đi từ đường trên cao xuống rồi chuyển làn đường mà không bật xi-nhan, đè vào vạch xương cá và có ý định rẽ phải ở nơi có biển cấm rẽ trước khi va chạm.
Sau khi clip được đăng tải, người phụ nữ đăng bài tố cáo ban đầu đã giải thích là do cô ngồi bên ghế phụ nên không quan sát rõ tình huống. Sự việc có thể là do hiểu nhầm và cô gái này ngay sau đó cũng đã gỡ bài đăng của mình trên mạng xã hội. Cộng đồng mạng lại một lần nữa "sôi sục" vì clip cho thấy những phản ánh trước đó của cô gái thiếu chính xác, khiến tài xế xe Hyundai bị mắng oan.
Hay cũng trên một diễn đàn về giao thông, một tài khoản đăng tải hình ảnh chiếc xế hộp hiệu Toyota Land Cruiser Prado đi vào làn BRT trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội) cùng dòng trạng thái "Chán mấy cụ lái ô tô nhưng tư duy xe máy lắm. Đường thì chật mà suốt ngày chen ngang".
Những tưởng chủ tus này sẽ nhận được sự đồng cảm và chia sẻ, đồng thời chiếc xế hộp kia sẽ bị "ném đá" từ cộng đồng mạng. Nhưng không ngờ, đa số bình luận trong bài viết lại tỏ thái độ phẫn nộ nhắm vào chính người chụp ảnh và đăng bài khi người này cũng đang vi phạm khi di chuyển trên làn dành riêng cho BRT.
Những câu chuyện nói trên chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp người dùng mạng xã hội quá vội vàng quy kết, "bóc phốt" lái xe khác mà chưa có được góc nhìn chính xác nhất về sự việc hoặc chính mình còn chưa thực sự chuẩn chỉnh khi tham gia giao thông.
Chậm lại một chút để không bị "việt vị"
Theo các chuyên gia tâm lý, việc sẵn sàng đưa những hình ảnh, câu chuyện "ngoài đường" lên mạng xã hội xuất phát 1 phần từ mong muốn thích thể hiện quan điểm, góc nhìn bản thân và "cái tôi" trên môi trường cộng đồng mạng, đây là kiểu tâm lý thường thấy của con người nói chung và người sử dụng mạng xã hội nói riêng.
Nhìn theo hướng tích cực, đó là trách nhiệm trong phát hiện, phản biện và đấu tranh phê phán những thói xấu, tình trạng vi phạm pháp luật trong xã hội của người dân. Thế nhưng, nhiều người lại nâng tầm quan điểm một cách thái quá và hở ra là "bóc phốt" người khác, dù có những sự việc không đáng.
Các chuyên gia cũng cho rằng, mạng xã hội chỉ là công cụ truyền tải thông tin, không phải là nơi có thể quy kết người khác, lại càng không phải chỗ dành cho những "luật sư online" phán xét đúng sai. Do đó, người dùng cần phải thực sự tỉnh táo, cân nhắc kỹ trước khi đăng tải một thông tin, hình ảnh nào đó ảnh hưởng đến người khác cũng như chính bản thân mình.
Thậm chí, nếu đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của những người trong cuộc, ngoài việc chính mình bị cộng đồng mạng "ném đá" ngược thì người đăng tải còn có thể bị xử lý nghiêm theo Luật An ninh mạng.
Cụ thể, Điều 8 Luật An ninh mạng đã quy định các hành vi bị cấm trên không gian mạng, trong đó có các hành vi "Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác...".
Tùy vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người đưa tin sai sự thật trên không gian mạng có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, ngoài việc người dùng mạng xã hội cần cân nhắc kỹ trước khi đưa một thông tin, hình ảnh gì đó lên mạng thì chính những người tiếp nhận thông tin cũng cần "sống chậm" lại để có cái nhìn và đánh giá khách quan, đa chiều hơn về sự việc. Đừng để bị "dắt mũi", hùa theo số đông để quy kết người khác trong khi bản thân chưa có được góc nhìn thực sự chính xác và đầy đủ nhất.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>'Bóc phốt' lái xe khác trên mạng: Nhanh tay chưa chắc đã hay