10 triệu thiết bị chuyển đổi, tương đương với 10% dân số Việt Nam năm 2024. Tính đến thời điểm 15/10, Viettel phải thực hiện chuyển đổi trung bình gần 1 triệu chiếc/tháng, hơn 30.000 chiếc/ngày. Khối lượng công việc cực lớn tạo nên một bài toán rất thách thức, nhất là khi khách hàng là những cư dân tại vùng núi, hải đảo.
Để làm được điều đó, Viettel đã nhập hàng triệu máy 4G để sẵn sàng cung cấp cho khách hàng. Trong đó có các dòng điện thoại 4G giá rẻ chỉ từ 390.000 - 490.000 đồng/máy (dùng cho dịch vụ thoại, nhắn tin).
Viettel cũng đã “phủ” các điểm chuyển đổi máy đến từng thôn, từng xã. Hơn 10.000 địa điểm chuyển đổi máy miễn phí được tổ chức ở các vùng hẻo lánh. Như thế, các khách hàng có thể chuyển đổi máy một cách tiện lợi, được tư vấn tận tình mà không phải đi đến những điểm mua, bán máy 4G ở nơi xa hơn.
Tại Hà Giang - một trong những tỉnh miền núi phía Bắc với gần 90% dân số là người dân tộc thiểu số, việc tắt sóng 2G theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông khiến cho nhiều bà con, người già, người có thu nhập thấp... lo lắng về việc gián đoạn liên lạc. Thấu hiểu tâm lý người dân, Viettel Hà Giang đã chủ động tăng cường các lịch bán hàng lưu động, tập trung chủ yếu vào các phiên chợ vùng cao, các xã có tỷ lệ thuê bao 2G cao. Đặc biệt hơn, các tư vấn viên của Viettel là người địa phương, nói được tiếng đồng bào, sẵn sàng hỗ trợ tại các điểm bán hàng, phục vụ và giải đáp mọi thắc mắc cho bà con.
Hàng loạt chính sách khuyến mại đã được triển khai để “bình ổn giá” như tặng data, tặng dịch vụ thoại 4G khi chuyển đổi, xem TV miễn phí trên app TV360, hỗ trợ kinh phí mua smartphone 4G, ban hành các gói cước hỗ trợ thuê bao chuyển đổi… Đặc biệt, những khách hàng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng chính sách đổi máy miễn phí cho tặng kèm sim 4G.
Nằm trong diện các cá nhân được Viettel hỗ trợ điện thoại 4G, cụ Hoàng Thị Nga 78 tuổi tại thôn Nà Đát, xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang chia sẻ: “Tôi sống một mình trong ngôi nhà đã cũ, trời mưa nước và gió lùa vào nhà, do cuộc sống khó khăn nên tôi không có tiền để mua điện thoại mới. Khi nhận được thông báo của chính quyền địa phương thông báo tôi nằm trong diện được Viettel tặng điện thoại miễn phí để tiện liên lạc đến người thân, tôi rất ngạc nhiên và cảm động...”
Tăng tốc chuyển đổi các thuê bao 2G cuối cùng trước khi tắt sóng
Từ 20/9 - 25/10, Viettel “chơi lớn” khi công bố hỗ trợ chuyển đổi điện thoại 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng đang dùng máy 2G còn lại, ưu tiên triển khai trước cho 10 tỉnh miền núi vùng Tây Bắc đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của bão Yagi, lũ và thiên tai. Đây được cho là hành động quyết liệt nhất của Viettel từ trước đến nay nhằm chuyển đổi những khách hàng cuối cùng sử dụng máy 2G lên máy 4G.
Dự kiến sẽ có khoảng 700.000 khách hàng sinh sống ở khu vực vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn được hưởng ưu đãi này, tương đương nguồn kinh phí lên tới gần 300 tỷ đồng. Sau 1 tuần triển khai, đã có hơn 200.000 thiết bị được gửi tới khách hàng, giảm số lượng thuê bao 2G còn lại xuống gần 500.000.
Các dòng máy hỗ trợ là điện thoại 4G đáp ứng nhu cầu nghe, gọi cơ bản. Máy có bàn phím, âm lượng to, hỗ trợ giọng đọc khi bấm số hoặc có thêm tính năng Cloud phone cho phép truy cập ứng dụng OTT. Tại 12.000 điểm đổi máy lưu động bố trí tại các thôn, bản, khu vực đông dân cư, Viettel phối hợp với tổ chuyển đổi số cộng đồng phổ cập kĩ năng số cho người dân.
Ngoài tiến hành tặng, giảm giá máy, các giải pháp khác đang được Viettel áp dụng đến từng thuê bao 2G còn lại, gồm: callbot gọi điện, nhắn tin về thời điểm dừng công nghệ và các ưu đãi khi chuyển lên 4G, phát nội dung truyền thông trước các cuộc gọi đi của thuê bao 2G; đồng thời tư vấn chuyển đổi khách hàng lên 4G trước lịch tắt sóng 2G, chăm sóc các khách hàng chuyển đổi mới.
Thực hiện theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông, Viettel đã có những biện pháp quyết liệt để tăng tốc chuyển đổi. Ở giai đoạn cuối, riêng trong tháng 8, hơn 3 triệu máy 2G được đổi lên 4G thành công.
Trong một năm qua, Viettel tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng 4G, lắp đặt hơn 6.000 trạm phát sóng vô tuyến 4G, đưa vùng phủ 4G đạt hơn 96%. Mục tiêu đến năm 2025, vùng phủ 4G sẽ đạt hơn 98% dân số.
Minh Tuấn
" alt=""/>Cuộc chạy đua nước rút của Viettel để mỗi người dân đều có smartphone- Vai bà Thư chị đảm nhiệm trong phim 'Người một nhà' được mô tả là một người rất ham tiền, có giống với lời đồn Vân Dung giàu và mê tiền lắm không?
Họ đồn mấy chục năm nay rồi, từ hồi tôi chưa có gì cơ! Từ trước đến nay làm cát sê là Vân Dung, đi đòi tiền cũng là Vân Dung, tổ chức show cũng là Vân Dung, các bầu sô bớt hay thêm tiền toàn làm việc với Vân Dung. Đòi được tiền cũng là Vân Dung, không đòi được tiền lại vẫn là Vân Dung. Tôi phải nhận cát sê và chia cho mọi người chứ có cho vào riêng túi mình đâu. Thế mới đau chứ, nên thành ra bây giờ lại mang tiếng tham tiền.
- Chị nổi tiếng mấy chục năm qua ở 'Gặp nhau cuối tuần' và 'Táo Quân', nếu Vân Dung có giàu cũng là chuyện rất bình thường bởi danh tiếng từ những chương trình đó giúp chị kiếm tiền tốt?
Nói đến Táo Quân, Gala Cười đừng nói đến tiền. Bởi những gì Táo Quân và Gala Cười mang lại cho tôi là không thể đong đếm được. Từ những chương trình này tôi mới có thương hiệu như ngày hôm nay và được khán giả yêu quý như bây giờ. Cái lớn hơn tiền bạc là tình cảm của khán giả.
Tôi chấp nhận bị mắng, bị ăn gạch đá
- Sắp tới khán giả sẽ gặp Vân Dung trong 'Người một nhà' với một vai diễn nghe nói còn bị ghét hơn nhân vật Diễm Loan ở 'Hướng dương ngược nắng'. Chắc chị cũng dự đoán trước được phản ứng của khán giả với vai bà mẹ cay nghiệt nhiều khả năng bị ném đá dữ dội?
Vai bà Thư trong Người một nhàkhông dài, không nhiều đất diễn và không hài hước như Diễm Loan Hướng dương ngược nắngnhưng lại có chiều sâu. Bà Thư bên trong suy nghĩ khác nhưng bên ngoài đối lập, đó là con người đa nhân cách. Khán giả khi xem phim ban đầu sẽ ghét lắm, đúng như bạn biên kịch dùng từ "ghê tởm".
Tuy nhiên, trong sâu thẳm bà Thư lại là con người khác, yêu con không giống những bà mẹ khác. Bản thân tôi khi diễn cũng chẳng thể lý giải được vì sao bà Thư lại như thế, chỉ biết diễn đúng với hoàn cảnh và cảm xúc của nhân vật. Nhiều lúc diễn xong tôi tự hỏi vì sao một người mẹ lại có thể đối xử với con mình như thế.
- Chị nói vai mới này khéo còn bị ghét hơn vai trước, vậy chắc chị còn gặp nhiều phản ứng tiêu cực từ khán giả?
Nếu xem phim xong mà khán giả phân biệt được giữa phim và đời thì chưa chắc bạn đã thành công. Còn người xem quá nhập tâm, không phân biệt được giữa diễn và không diễn nghĩa bạn đã thành công. Tôi chịu bị mắng, ăn gạch đá, chấp nhận mọi thứ nhưng chỉ tâm niệm mình phải làm tất cả để đưa khán giả lên đỉnh điểm của cảm xúc.
- Tôi muốn chị kể kỹ hơn về câu chuyện từng bị nữ chủ tịch một tập đoàn mắng là rẻ tiền giữa quán ăn?
Lúc đầu tôi rất sốc và cứ ngồi nghe. Chị ấy nói to và hùng hồn, những người có mặt trong nhà hàng đều nghe thấy hết và nhìn tôi với ánh mắt khó hiểu. Nhưng sau khi nghe tôi giải thích, chị lại ôm chầm lấy tôi và nói: 'Vân Dung ơi em thiệt thòi quá! Bây giờ chị mới hiểu điều đó'. Tôi rất cần và yêu những khán giả như thế vì họ xem phim với tâm thế hết lòng, chú ý từng tiểu tiết. Với những người đó mắng thế mắng nữa tôi vẫn yêu.
- Chị chia sẻ là xưa nay trên phim toàn đi đánh người, thậm chí ở 'Người phán xử ngoại truyện' còn hét vào mặt Phan Hải không chớp mắt vậy mà tới 'Người một nhà' chị lại run sợ vì bị đánh?
Đây là lần đầu tiên tôi bị đánh và rất mệt. Mình bị đánh và cũng xông vào đánh lại nhưng sợ người ta đau nên cứ phải kiềm chế. Anh Quốc Trọng túm tóc tôi nhẹ lắm, tôi tự ăn vạ là chủ yếu.
Nghề này không có khái niệm xin xỏ, tất cả phải do nỗ lực
-Con trai chị giờ cũng làm diễn viên, đã trở thành đồng nghiệp với Vân Dung. Nghĩa là chị có thêm một khán giả khó tính bởi bạn ấy rất có thể sẽ nhận xét vai diễn của mẹ?
Con trai lại chưa bao giờ khen và rất ít xem vai diễn của mẹ, chỉ xem người khác đóng, hâm mộ diễn viên khác thôi. Tất cả những lời mẹ nói không bao giờ nghe, chỉ nghe thầy và các anh chị. Khi bạn ấy đi làm phim, mọi người hỏi: "Thế mẹ không dạy cái gì à? Sao diễn thế?". Về nhà con hỏi tôi vì sao mọi người lại nói như thế.
Tôi đáp: "Mẹ không biết vì trước nay mẹ dạy rất nhiều nhưng con không nghe. Không nghe thì nó như thế đấy. Tất cả những gì mẹ đã dạy con bây giờ mẹ không nói nữa". Thế là từ đó có phân đoạn nào không diễn được là cậu ấy về nhà hỏi. Và tôi phải phân tích nhân vật, chỉ cách vào vai sao cho ngọt nhất. Tôi nói điều quan trọng là con không được diễn, không được lấy cảm xúc từ bên ngoài như chuyện buồn của bản thân để diễn nỗi buồn của nhân vật.
- Long Vũ có bao giờ tâm sự chịu áp lực khi là con trai của chị không? Bởi điều đó đồng nghĩa bạn ấy cũng bị soi xét nhiều hơn các diễn viên khác?
Có chứ! Bạn ấy nói: "Mẹ! Hay vì mẹ đẻ con xấu quá mà con đi casting không ai nhận. Mẹ! Hay vì mẹ đẻ con xấu giống bố nên 4 năm đi học không ai mời con. Mẹ! Hay là vì mẹ nổi tiếng quá nên các cô các chú luôn nghĩ con đã có mẹ rồi nên sau này mẹ sẽ chăm lo, không cần mời con nữa mà nhường cơ hội cho các bạn khác".
Tôi trả lời: "Con nhầm! Đấy là vì con chưa nỗ lực, diễn chưa thuyết phục được đạo diễn, vì con làm chưa tốt. Nghề này không ai xin được cho ai. Mẹ nếu có thì chỉ xin cho con 1 lần thôi, xin để con có vai diễn, còn ra ngoài đời khán giả chấp nhận và yêu quý không do con chứ không thể do mẹ.
Nếu con làm không tốt thì dù mẹ có chơi thân mấy với đạo diễn thì lần sau họ cũng không mời con vì tất cả phải dựa trên hiệu quả công việc. Mẹ cũng thế, có thể chơi rất thân với người này nhưng phim của người ta chưa chắc đã mời mẹ và mẹ phải chấp nhận điều đó.
Con cứ đi casting đi, 10 phim đến 100 phim mẹ khẳng định con sẽ được nhận. Giờ con chỉ là hạt cát mà chờ mọi người mời không bao giờ. Cỡ như mẹ mà còn phải đi casting nữa là con. Đừng chờ cơ hội đến mà mình phải đi tìm cơ hội".
Thế là, cậu ấy cứ nhiệt tình đi casting, trượt về mặt lại thượt ra và đổ cho mình xấu. Nghề này đừng nói đẹp trai xinh gái mà nổi tiếng, quan trọng là phải giỏi, phải có cái độc lạ của riêng mình.
- Chị đã chuẩn bị tâm lý cho việc sẽ đóng phim cùng con trai? Khi đó sẽ thế nào nhỉ?
Long Vũ tự hỏi các đạo diễn về khả năng này và các chú nói: "Cứ làm đi rồi sẽ có". Còn tôi nói nếu có chuyện đó hai mẹ con phải diễn ở hai chiến tuyến để đấu với nhau mới hay, chúng ta không thể về một phe được.
Vân Dung trong phim 'Người một nhà':
Theo Nghị định 13 năm 2023 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong các biện pháp và điều kiện đảm bảo bảo vệ dữ liệu cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cần chỉ định nhân sự phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân - DPO.
Việc bổ nhiệm DPO rất quan trọng, giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý, tăng cường bảo mật dữ liệu, giảm nguy cơ rò rỉ và tấn công mạng. Điều này cũng góp phần nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng, khẳng định cam kết bảo vệ thông tin cá nhân, đồng thời giảm thiểu rủi ro tài chính do các vi phạm pháp luật và xử phạt hành chính.
"Trong bối cảnh đó, với mong muốn hỗ trợ, nâng cao năng lực chuyên môn cho các nhân sự phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân tại các tổ chức, doanh nghiệp, chúng tôi triển khai chương trình đào tạo chuyên gia bảo vệ dữ liệu VnDPO",đại diện Hiệp hội An ninh mạng quốc gia chia sẻ.
Theo kế hoạch, khóa đầu tiên trong ‘Chương trình đào tạo chuyên gia bảo vệ dữ liệu VnDPO’ sẽ được khai giảng vào cuối tháng 10. Các cá nhân, đơn vị quan tâm đến chương trình đào tạo này có thể tìm hiểu thông tin chi tiết và cách đăng ký tham gia trên website của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tại địa chỉ nca.org.vn.
Được thiết kế, xây dựng, giảng dạy bởi các chuyên gia đầu ngành đến từ Ban Nghiên cứu, tư vấn chính sách, pháp luật của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia và Công ty An ninh dữ liệu Việt Nam – VNDS, chương trình hướng tới trang bị cho các học viên kiến thức chuyên sâu với thời lượng thực hành chiếm tới 60%. Qua đó, giúp họ có thể giải quyết các khó khăn và vướng mắc thường gặp trong quá trình tuân thủ các quy định pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Đặc biệt, chương trình tập trung vào các tình huống thực tế, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam đồng thời định hướng phù hợp với các tiêu chuẩn nhân sự DPO trên thế giới. Học viên khi hoàn thành khoá học có khả năng phân tích, xử lý, giải quyết các thủ tục hành chính, tổ chức, triển khai chính sách, biện pháp kỹ thuật để đảm bảo hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân tại đơn vị mình công tác.
Chia sẻ thêm về cách thức đào tạo, ông Đào Đức Triệu, trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn chính sách, pháp luật của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cho hay:“Đào tạo thực chiến mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp và cá nhân. Giúp học viên nắm vững hơn các kỹ năng, cải thiện khả năng ứng phó nhanh chóng và chính xác, tuân thủ tốt hơn các quy định pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân”.