
Niềm hy vọng huy chương của đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Paris 2024, Trịnh Thu Vinh (trái).
Các VĐV như Nguyễn Thùy Linh (cầu lông), Hoàng Thị Tình (judo), Võ Thị Kim Ánh (quyền anh), Nguyễn Huy Hoàng (bơi) dù rất xuất sắc ở các môn và các nội dung thi đấu của mình, nhưng vẫn còn ở khá xa thông số giành huy chương ở Thế vận hội.
Những niềm hy vọng giành huy chương của đoàn thể thao Việt Nam chủ yếu được đặt lên vai các VĐV bắn súng và cử tạ. Trong đó có Trịnh Thu Vinh (10m súng ngắn hơi và 25m súng ngắn thể thao nữ). Trước đây, Thu Vinh từng đứng hạng 5 tại giải vô địch bắn súng thế giới.
Điều đó có nghĩa là nếu thành tích của Thu Vinh nhích lên chút nữa, cô có thể vươn đến tấm huy chương ở đấu trường Thế vận hội.
Lê Thị Mộng Tuyền trong môn bắn súng cũng là trường hợp tương tự. Mộng Tuyền sở trường ở nội dung 10m súng trường hơi nữ, cô cũng từng giành hạng 5 tại giải vô địch thế giới cách đây không lâu.
Lực sĩ cử tạ Trịnh Văn Vinh.
Nếu Mộng Tuyền thi đấu tốt hơn chút nữa, cô có thể đạt đến thông số có khả năng giành huy chương tại Olympic năm nay.
VĐV còn lại của đoàn thể thao Việt Nam nhận được nhiều kỳ vọng huy chương tại Olympic Paris 2024 là Trịnh Văn Vinh ở môn cử tạ.
Ở hạng cân 61kg nam, Trịnh Văn Vinh từng giành HCV nội dung cử giật tại giải vô địch thế giới năm 2017. Nếu tìm lại được phong độ và thành tích như 7 năm trước, Trịnh Văn Vinh có thể mang về huy chương cho thể thao Việt Nam trên đất Pháp.
Trong quá khứ, thể thao Việt Nam từng giành 5 tấm huy chương các loại qua các kỳ Olympic. Thành công nhất chính là môn bắn súng của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, anh giành một HCV (nội dung 10m súng ngắn hơi) và một HCB (50m súng ngắn), tại Olympic Rio 2016.
Môn cử tạ cũng từng có thành tích vang dội tại Thế vận hội, với tấm HCB của lực sĩ Hoàng Anh Tuấn (hạng 56kg nam), tại Olympic Bắc Kinh 2008 và HCB của Trần Lê Quốc Toàn ở Olympic London 2012 (hạng 56kg nam).
Người đầu tiên giành huy chương Olympic cho thể thao Việt Nam là võ sĩ Trần Hiếu Ngân (taekwondo), với tấm HCB hạng cân 57kg nữ, tại Olympic Sydney 2000.
" alt=""/>Những niềm hy vọng huy chương của thể thao Việt Nam ở Olympic ParisHLV Park Hang Seo có thể dẫn dắt đội tuyển Malaysia sau AFF Cup 2024 (Ảnh: Siam Sport).
FAM sẵn sàng trả hơn 200.000 ringgit (hơn 1,160 tỷ đồng)/tháng cho HLV mới của đội tuyển Malaysia. Mức lương này gần tương đương với mức lương 50.000 USD (hơn 1,242 tỷ đồng)/tháng mà HLV Park Hang Seo từng nhận khi còn dẫn dắt đội tuyển Việt Nam, trong 3 năm cuối hợp đồng của ông Park với VFF.
Phó Chủ tịch FAM Datuk Yusoff Mahadi nói: "Nếu chúng tôi chỉ trả số tiền 100,000 ringgit (khoảng 560 triệu đồng)/tháng cho HLV, chúng tôi không thể mong đợi ứng cử viên giỏi. FAM nên trả số tiền gấp đôi mức vừa nêu để mong tìm được người có thể đưa đội tuyển Malaysia lên tầm cao mới".
"Dù muốn dù không, chắc chắn chúng ta vẫn phải đầu tư cho đội tuyển bóng đá quốc gia", ông Datuk Yusoff Mahadi chia sẻ thêm.
Công việc của HLV mới của đội tuyển Malaysia có thể chỉ bắt đầu sau AFF Cup 2024. Còn tại giải vô địch Đông Nam Á năm nay, HLV tạm quyền Pau Marti Vicente sẽ dẫn dắt đội tuyển Malaysia.
Phó Chủ tịch Datuk Yusoff Mahadi cho biết: "HLV Vicente sẽ tiếp tục công việc tại AFF Cup 2024 vì ông ấy hiểu văn hóa, hiểu đội tuyển Malaysia. Sau AFF Cup, chúng tôi mới tính toán kế hoạch cho HLV mới".
" alt=""/>HLV Park Hang Seo có thể dẫn dắt đội tuyển Malaysia sau AFF Cup 2024Nhà báo người El Salvador, Bruno Porzio, gạch tên Vinicius ra khỏi top 10 ở lá phiếu bầu chọn Quả bóng vàng (Ảnh: Marca).
Điều đáng nói, UEFA và France Football đã gây tranh cãi khi không công bố chi tiết số điểm của các cầu thủ trong cuộc đua này. Vì thế, người hâm mộ không biết khoảng cách điểm số giữa Rodri và Vinicius là bao nhiêu.
Mặc dù FIFA đã chọn lọc khi chỉ cho phép các nhà báo ở quốc gia có đội tuyển quốc gia nằm trong top 100 FIFA bình chọn nhưng vẫn có không ít phiếu bầu "phi thực tế" và "cảm tính".
Đơn cử như nhà báo người El Salvador, Bruno Porzio, đã không bầu chọn cho Vinicius vào top 10. Ba cầu thủ ông chọn xếp hạng cao nhất là Bellingham, Haaland và Toni Kroos. Rodri chỉ xếp thứ 7 trong danh sách này và nhận được 4 điểm.
Giải thích về việc gạch tên Vinicius, ông Bruno Porzio chia sẻ: "Tôi thấy Vinicius không phải tấm gương đẹp nhưng đó không phải là lý do tôi không chọn cậu ta.
Tôi không bỏ phiếu cho Vinicius vì cậu ta bị hạn chế không gian trên sân. Chúng ta không nói tới việc ngôi sao này chạy 70m trước khi ghi bàn vào lưới Dortmund ở Champions League. Tôi nghĩ Vinicius không phải là trung tâm trong lối chơi của Real Madrid. Tôi nghĩ vai trò của Bellingham quan trọng hơn nhiều".
Vinicius bị ghét vì thái độ kiêu ngạo?
Trong khi đó, một nhà báo khác của Albania chỉ điền tên Vinicius ở vị trí thứ 8 trong phiếu bầu. Tờ AS cho rằng, phần lớn các nhà báo châu Âu đều chọn Rodri xếp trên Vinicius. Đó là lợi thế của ngôi sao người Tây Ban Nha khi các đội tuyển châu Âu áp đảo Nam Mỹ trong top 100 trên bảng xếp hạng FIFA. Đó chưa kể tới việc những nhà báo của Venezuela và Chile cũng xếp Rodri cao hơn Vinicius.
Giải thích về việc Vinicius hụt giải, tiền đạo Sergio Aguero cho biết: "Thái độ của Vinicius trên sân thường thu hút sự chú ý. Khi ghi bàn hoặc chiến thắng, cậu ấy thể hiện sự kiêu ngạo một cách rõ ràng. Điều đó khiến các nhà báo không có ấn tượng tốt. Điều này khiến cậu ấy bất lợi trong cuộc bầu chọn.
Với tài năng của mình, Vinicius không cần thể hiện như vậy. Khi sở hữu tốc độ và khả năng vượt trội, cậu ấy có thể cười nhạo tất cả, chứ không cần thể hiện thái độ như thế".
Lá phiếu bình chọn của nhà báo Bruno Porzio (Ảnh: Twitter).