Trả lời email phỏng vấn của trang Motherboard, em viết: “Nói thật thì cháu đã phát hiện ra điều này vì tò mò, cháu học được một chút về cách các mạng được cấu hình như thế nào. T-Mobile [hãng viễn thông Mỹ] sẽ khắc phục vấn đề này sớm nhưng cháu muốn chia sẻ những điều cháu biết với cộng đồng ngay lập tức”.
Theo một bài đăng trên Medium về Ajit hôm thứ 4 (14/9), em khám phá ra điều này khi đang "vọc vạch" một chiếc điện thoại trả trước không có dịch vụ của T-Mobile. Chiếc điện thoại vẫn có thể kết nối mạng mặc dù chỉ có thể vào được cổng thông tin yêu cầu trả tiền cho một gói cước mới của T-Mobile . Thế nhưng, vì một lý do nào đó ứng dụng kiểm tra tốc độ Internet vẫn hoạt động qua một máy chủ của T-Mobile.
Ajit phát hiện ra em vẫn có thể truy cập vào các media được gửi từ bất cứ folder nào có nhãn “/speedtest”, có thể bởi T-Mobile đã chọn truy cập media từ các thử nghiệm tốc độ của bất kể máy chủ nào. Em đã thử nghiệm lý thuyết này bằng cách thiết lập một folder “/speedtest” ngay trên trang của mình và đưa vào đó các file media, bao gồm cả video ca nhạc của Taylor Swift mà em có thể truy cập được. Ajit viết trong thư rằng em có thể tạo ra một máy chủ proxy cho phép người sử dụng truy cập vào bất cứ trang nào sử dụng phương pháp này. Tất cả những gì một người sử dụng T-Mobile cần làm đó là vào trang web này và nhập bất cứ URL nào họ muốn truy cập.
" alt=""/>Hacker tuổi teen tìm ra cách dùng dữ liệu di động không mất tiềnCần nắm rõ hợp đồng quy định ra sao khi bị mất thẻ, lộ thông tin tài khoản
Theo khuyến cáo do Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương đưa ra ngày 12/9, người tiêu dùng cần nghiên cứu hợp đồng cung cấp dịch vụ để biết các quy định trong các trường hợp bị mất thẻ hoặc lộ thông tin tài khoản.
Người tiêu dùng cần nắm rõ hợp đồng quy định ra sao trong trường hợp thẻ bị mất hoặc lộ thông tin tài khoản; trách nhiệm của các bên liên quan và hướng dẫn cụ thể của ngân hàng.
Trường hợp hợp đồng không nêu hoặc nêu chưa rõ, người tiêu dùng cần thống nhất bằng văn bản hoặc bằng hình thức có lưu vết với ngân hàng về các quy định nêu trên để áp dụng trong trường hợp phát sinh tranh chấp.
Theo quy định, dịch vụ phát hành thẻ ghi nợ nội địa, mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán (áp dụng cho khách hàng cá nhân) là dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Việc này nhằm hạn chế và ngăn chặn các điều khoản có yếu tố bất lợi cho người tiêu dùng, qua đó, nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong quá trình sử dụng dịch vụ. Vì vậy, để hạn chế các rủi ro về mặt pháp lý, người tiêu dùng nên xác định rõ hợp đồng và các tài liệu liên quan mà ngân hàng, tổ chức cung cấp dịch vụ sử dụng đã được đăng ký vơi cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hay chưa.
Cùng đó, để hạn chế rủi ro đối với thông tin cung cấp cho ngân hàng, người tiêu dùng nên tham khảo và cân nhắc điều khoản trong hợp đồng liên quan đến việc đồng ý cho ngân hàng thu thập, sử dụng và chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba. Theo quy định, ngân hàng chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
Ghi nhớ thông tin liên hệ của ngân hàng để kịp thời sử dụng
Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc tài khoản ngân hàng có thể được sử dụng 24/7. Vì vậy, khi bị mất thẻ hoặc bị lộ thông tin tài khoản, người tiêu dùng phải thông báo ngay lập tức với ngân hàng.
Việc thông báo càng nhanh thì nguy cơ giảm thiểu rủi ro càng cao vì kẻ gian thường có xu hướng sử dụng thẻ ngay khi lấy cắp được. Để kịp thời thông báo trong trường hợp rủi ro mất thẻ, người tiêu dùng cần ghi nhớ cách thức liên hệ với ngân hàng hoặc thông thường là số điện thoại chăm sóc khách hàng của ngân hàng được in sẵn trên mặt sau của thẻ.
Một số ngân hàng có quy định cụ thể về thời điểm, hình thức thông báo và giá trị pháp lý của thông báo mất thẻ. Người tiêu dùng nên tìm hiểu rõ điều khoản này trong hợp đồng.
" alt=""/>Cần làm gì khi tài khoản ngân hàng có dấu hiệu bị lộ thông tin?