"Con yêu hãy là chính mình" - bài hát trong vở kịch Chấm hỏi - Chấm than được NSND Lan Hương hát đầy xúc động.
"Con yêu hãy là chính mình" - bài hát trong vở kịch Chấm hỏi - Chấm than được NSND Lan Hương hát đầy xúc động.
MC Phan Anh là một trong những MC có phong cách ăn mặc lịch lãm. Mỗi lần xuất hiện trước công chúng, MC Phan Anh đều ghi điểm bởi sự chỉn chu và hợp mốt với sự kiện mà mình tham dự. Ngoài cà vạt, MC Phan Anh còn rất thích kết hợp các bộ suit với nơ bướm. Dù chỉ xuất hiện với bộ suit nhưng anh không làm khán giả cảm thấy nhàm chán.
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]()
![]() |
Ngoài đời, MC Phan Anh cũng có phong cách thời trang rất trẻ trung năng động |
Bích Ngọc
Người trong cuộc nói gì về chương trình 'đấu tố' MC Phan Anh?" alt=""/>Thời trang thanh lịch của MC Phan AnhCao Bằng chuẩn bị đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO
Đẹp nao lòng hình ảnh các di sản vật thể ở Việt Nam
Vẻ đẹp văn hoá phi vật thể của Việt Nam dưới góc nhìn nhiếp ảnh
BQL Phố cổ Hà Nội sẽ phối hợp cùng các tổ chức - cá nhân, tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 với chủ đề “Nét xưa”. Thời gian khai mạc vào 19h30 ngày 23/11 tại TT Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội.
Vào hồi 14h ngày 18/11 tại địa điểm này sẽ diễn ra sự kiện tọa đàm và trình diễn nghệ thuật Hát Xẩm. Sự kiện này hội tụ các CLB Hát Xẩm đến từ các địa phương: Hà Nội, Ninh Bình, Hải phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa... Có sự tham dự của các nghệ sỹ, nghệ nhân gạo cội của nghệ thuật hát Xẩm.
Tại sự kiện này, lịch sử phát triển nghệ thuật hát xẩm, những đặc điểm của nghệ thuật hát xẩm, những vấn đề về bảo tồn nghệ thuật hát xẩm sẽ được các nghệ sĩ, nghệ nhân, các nhà nghiên cứu và công chúng cùng trao đổi. Nhiều bài hát xẩm đặc sắc sẽ được biểu diễn tại chương trình này.
![]() |
Lịch sử phát triển nghệ thuật hát xẩm, những đặc điểm của nghệ thuật hát xẩm, những vấn đề về bảo tồn nghệ thuật hát xẩm sẽ được các nghệ sĩ, nghệ nhân, các nhà nghiên cứu và công chúng cùng trao đổi tại TT giao lưu văn hoá Phố Cổ. |
Trong khuôn khổ sự kiện, từ ngày 23/11 đến 2/12 sẽ có phần giới thiệu, trình diễn trang phục áo dài và giao lưu âm nhạc truyền thống giữa hai miền Bắc – Trung với chủ đề: “Hương sắc Cố đô”.
Từ ngày 23/11 - 2/12, tại tầng 1 - Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội còn có trưng bày hiện vật giới thiệu về mỹ thuật Huế, y phục xưa, một số hiện vật cổ có những nét đặc trưng và phong cách Huế và nhạc cụ Cung đình Huế, Nhạc khí Nhã nhạc Cung đình Huế.
Ngày 23/11, tại tuyến phố đi bộ Đào Duy Từ sẽ giới thiệu trình diễn giao lưu trang phục áo dài và âm nhạc truyền thống hai miền Bắc – Trung.
Ngày 24/11, tại tầng 3 - Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội sẽ diễn ra chương trình đặc biệt chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam với chủ đề “Ai vô xứ Huế, Ai ra Bắc thành”.
Xứ Huế và Bắc Thành là hai trung tâm văn hóa của Việt Nam với những nền âm nhạc đặc trưng tiêu biểu. Huế là đất đế kinh của vương triều nhà Nguyễn, Bắc thành là tên gọi của đất Thăng Long, Đông Đô được đặt ra bởi Gia Long Hoàng Đế vào đầu thế kỷ 19. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Bắc thành với sự kế thừa văn hóa của Thăng Long – Đông Đô có vốn cổ âm nhạc đa dạng với các lối hát cửa đình, hát tuồng bắc, hát chèo, hát chầu văn và hát xẩm.
Buổi trình diễn âm nhạc của hai miền đất văn hiến mang tựa đề “Ai vô xứ Huế, ai ra Bắc thành” là một món quà ý nghĩa nhân kỷ niệm 14 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam và cũng là 15 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, nhằm giới thiệu tới khán giả Việt Nam và quốc tế những giá trị tinh hoa trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Câu chuyện âm nhạc của xứ Huế và Bắc thành sẽ được thể hiện bởi những bậc thầy ca nhạc hai miền: giọng ca Huế trữ tình, quyền quý của nghệ nhân Thanh Tâm cùng hòa quyện với giọng ca Bắc của NSND Thanh Hoài, tiếng hồ xẩm ấm áp của NSND Xuân Hoạch cùng vang vọng với giọng nhị Huế trầm tư của nghệ nhân Trần Thảo…
Các nghệ sĩ, nghệ nhân cổ nhạc nguyên gốc xứ Huế đến từ câu lạc bộ Nhã nhạc và ca Huế Phú Xuân, phần nhạc cổ đồng bằng Bắc Bộ sẽ được thể hiện bởi các nghệ sĩ, nghệ nhân của nhóm Đông Kinh cổ nhạc như: NSND Mẫn Thu, NSND Minh Gái, NSƯT Kiều Oanh, NSND Xuân Hoạch, NSND Thanh Hoài, NSND Mạnh Phóng, NSƯT Thúy Ngần, NSƯT Kim Liên với các bài tuồng bắc, ca trù, xẩm, chèo cổ, chầu văn.
Tọa đàm “Tục thờ Tổ nghề ở Việt Nam dưới góc nhìn đạo Hiếu” và triển lãm ảnh một số nghề truyền thống gắn với các Đình tổ Nghề trong khu phố cổ Hà Nội. Thời gian diễn ra tọa đàm vào 9h ngày 24/11 tại Đình Kim Ngân – 42 Hàng Bạc, Hà Nội.
Nhân dịp này, BQL Phố cổ Hà Nội phối hợp với nhà nghiên cứu trà Cao Sơn tổ chức hoạt động văn hóa với chủ đề: “Nét nhạc thanh trong lòng phố thị” giới thiệu tới du khách về các thú chơi tao nhã của người Hà Nội: thú chơi cây cảnh, thú chơi chim, văn hóa trà Việt. Thời gian từ ngày 23/11 đến 25/11tại Ngôi nhà di sản - 87 Mã Mây, Hà Nội.
Tình Lê
" alt=""/>Hà Nội tổ chức loạt sự kiện văn hoá hướng tới Ngày Di sản Văn hoá Việt NamNhiều người khi trót uống nhiều rượu thường móc họng để tống cồn ra khỏi cơ thể, hành động này tiềm ẩn nguy hiểm.
Thực tế, y học có phương pháp gây nôn, nhưng không dùng để giải quyết khi uống rượu mà thường được áp dụng để cứu bệnh nhân ngộ độc hay uống nhầm thuốc. Nguyên lý của phương pháp này là dùng ngón tay trỏ đưa vào khoang miệng, kích thích sâu trong cổ họng, sẽ khiến ta có cảm giác buồn nôn, từ đó gây nôn, song móc họng đòi hỏi người có chuyên môn hướng dẫn thực hiện.
Nếu bạn tự ý móc họng không đúng cách, ngón tay nhọn hoặc móng tay dài kết hợp với lực ấn xuống quá mạnh sẽ làm bộ phận này bị tổn thương, thậm chí gây đau đớn. Ngoài ra, trong quá trình nôn, khí quản dễ sặc bởi thức ăn hoặc dịch vị dạ dày, gây ngạt thở.
Chưa kể móc họng nôn mửa trong thời gian dài sẽ gây nhiều tác hại, bao gồm tổn thương tới thực quản, dẫn đến viêm thực quản, loét hay chảy máu thực quản; rối loạn, tổn thương hệ tiêu hóa.
Để hạn chế tình trạng say rượu, tốt nhất không hoặc uống ít rượu. Một số loại thuốc tráng dạ dày (không phải thuốc giải rượu) có thể giúp hạn chế việc say xỉn. Cơ chế của những loại thuốc này giống như một lớp màng bảo vệ dạ dày, ngăn chặn sự tấn công trực tiếp của acid và thành dạ dày và làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào trong máu.
Một cách khác giảm say sau khi uống rượu là bù điện giải bằng uống oresol pha theo chỉ dẫn. Bổ sung nhiều nước sau uống rượu bia cũng là cách tăng bài tiết, giảm cảm giác say. Khi cơ thể bổ sung nhiều nước, đi tiểu nhiều thì nồng độ cồn sẽ giảm nhanh hơn, từ đó giảm say. Tuy nhiên, việc uống nước cần đúng cách, bổ sung từ từ và quan trọng nhất là lắng nghe cơ thể.