
Theo Independent, thành phố này được thiết kế để đương đầu với các đợt bùng phát đại dịch trong tương lai.
Kiến trúc sư người Tây Ban Nha Guallart đã giành chiến thắng trong một cuộc thi để xây dựng Hùng An - một đô thị mới nằm ở ngoại ô Bắc Kinh. Ông hy vọng nó sẽ trở thành mô hình cho "các tiêu chuẩn mới thời hậu Covid-19", vốn có thể dùng ở khắp các thành phố trên thế giới.
Được thiết kế như một thành phố tự cung tự cấp, việc phát triển đô thị này sẽ bao gồm các căn hộ có ban công lớn để cư dân có nơi hít thở khí trời, các hành lang thân thiện với máy bay không người lái dành cho vận chuyển hàng hóa trong lúc cách ly, khu làm việc chung đủ lớn để giao tiếp xã hội.
Ngoài ra, nó có bể bơi, chợ thực phẩm, nhà trẻ và cả vườn rau, nhà kính, các tấm năng lượng mặt trời để giúp cư dân có thể duy trì khả năng tự cung cấp trong trường hợp chuỗi cung cấp thực phẩm bị phá vỡ.
![]() |
![]() |
Tại đô thị mới này, xe ô tô được phép lưu thông ở một số khu vực nhất định còn nhiều đường phố chỉ dành cho người đi bộ và đi xe đạp. Một ứng dụng đặc biệt sẽ gửi cảnh báo cho cư dân về các thông tin y tế lẫn tình trạng phong tỏa.
Năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố kế hoạch thiết lập khu Hùng An, cách thủ đô Bắc Kinh 130km về phía tây nam. Đô thị này rộng khoảng 2.000km2, gần bằng khu Greater London và New York gộp lại.
![]() |
B |
![]() |
![]() |
Theo kiến trúc sư Guallart, các đại dịch trước đây đã dẫn tới những thay đổi lớn trong việc hoạch định thành phố cũng như cơ sở hạ tầng đô thị. Ông nói, dịch Covid-19 là cơ hội để thúc đẩy những mô hình đô thị mới tập trung vào hệ sinh thái. "Đại dịch đã đẩy nhanh tương lai".
Hoài Linh
" alt=""/>Bên trong thành phố thông minh có khả năng chặn bước CovidTỷ lệ sinh thấp ở Nhật Bản chủ yếu là do xu hướng kết hôn muộn hoặc không kết hôn. Chính vì thế, Chính phủ nước này đang cố gắng ủng hộ hôn nhân bằng cách tăng cường các chương trình phúc lợi cho các cặp đôi, nguồn tin từ Văn phòng Nội các nước này cho biết.
Để đủ điều kiện tham gia chương trình tặng tiền cho cặp đôi mới cưới, 2 vợ chồng đều phải dưới 40 tuổi tính đến ngày đăng ký kết hôn và có tổng thu nhập dưới 5,4 triệu yên. Trước đó, điều kiện để nhận được phúc lợi của chương trình này là 35 tuổi và 4,8 triệu yên.
Hiện tại chỉ có 281 địa phương - chiếm 15% tổng số thành phố, thị trấn, làng mạc ở Nhật Bản đã tham gia chương trình này kể từ tháng 7 năm nay, bởi vì họ phải gánh một nửa chi phí. Nhưng trong nỗ lực nhằm tăng số lượng người hưởng thụ, chính quyền trung ương sẽ chịu 2/3 chi phí bắt đầu từ năm tài chính 2021.
Chương trình này là một phần trong nỗ lực của Chính phủ nhằm giải quyết tỷ lệ sinh thấp với 865.000 trẻ được sinh ra vào năm ngoái - một con số thấp kỷ lục.
Động lực về mặt kinh tế này được coi là cách thức hiệu quả để khuyến khích người dân kết hôn, bởi vì có tới 29,1% đàn ông độc thân từ 25 tới 34 tuổi và 17,8% phụ nữ độc thân thiếu kinh phí để tiến tới hôn nhân, theo một khảo sát thực hiện năm 2015 của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia.
Nhiều người Nhật cho rằng họ vẫn có thể tiếp tục làm việc sau 65 tuổi.
" alt=""/>Nhật Bản tặng 130 triệu đồng cho cặp đôi mới cưới