Khi thị trường đầy biến động và lãi suất đang tăng, việc gửi tiết kiệm ngắn hạn để đảm bảo cho sự an toàn của đồng tiền có thể xem là ý tưởng hấp dẫn. Nhờ vào đó, bạn có thể vừa giảm thiểu rủi ro mất vốn, đồng thời có thể đạt được lãi suất danh nghĩa ổn định.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Trương Thanh Hoài, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: “Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên 5 triệu xe ô tô, trong đó, xe ô tô con chiếm 67% tương đương với tỷ lệ 50 xe/1000 người dân. Tuy vậy, đây vẫn là một chỉ số rất nhỏ. Đối với thị trường 100 triệu dân thì vẫn còn rất nhiều dư địa cho ngành công nghiệp ô tô phát triển”.
“Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã được cải thiện nhanh chóng trong 5 năm qua và không ngừng tăng lên, do đó, nhu cầu sở hữu, ô tô xe máy sẽ ngày càng lớn. Trong bối cảnh đó, Triển lãm ô tô Việt Nam là điểm hẹn thường niên uy tín để công chúng tham quan những thành quả sáng tạo mới nhất của các hãng xe, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ hơn”, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhận định.
Đánh giá về thị trường ô tô Việt Nam thời gian qua, ông Nakano Keita - Chủ tịch Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết: “Năm qua là một năm khó khăn đối với ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, ngành ô tô tại Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi, đi vào ổn định và bứt tốc”.
Theo đó, nguồn xe từ nhập khẩu cũng như sản xuất trong nước dồi dào, nhiều mẫu xe mới ra mắt, giá xe giảm nhanh. Đặc biệt, nhiều nhà máy chính thức khánh thành, không ít các mẫu xe nhập khẩu đã chuyển sang lắp ráp.
Theo báo cáo mới nhất của VAMA, thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 9 có bước nhảy vọt về doanh số với 36.585 xe được bán ra, tăng 45% so với tháng 8 (25.196 xe) và tăng 44% so với cùng kỳ năm trước (24.687 xe). Đây cũng là doanh số bán xe cao nhất trong 9 tháng đầu năm nay. Tính chung 3 quý đầu năm, tổng doanh số bán hàng của VAMA là 225.583 xe, tăng nhẹ 6,94% so với cùng kỳ năm trước (209.927 xe).
Ông Nakano Keita nhìn nhận, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến công nghệ tiên tiến, tính năng an toàn và trải nghiệm lái. Chính phủ Việt Nam cũng đang tích cực hướng đến mục tiêu Net zero vào năm 2050. Vì vậy, các hãng xe đã liên tục tung ra nhiều công nghệ mới để giảm phát thải CO2 càng sớm càng tốt.
“Chúng tôi hi vọng rằng Chính phủ sẽ cân nhắc một kế hoạch tổng thể, các chính sách hỗ trợ dành cho tất cả các loại phương tiện khác nhau để đẩy mạnh các dòng xe thân thiện với môi trường, đưa ngành ô tô phát triển theo hướng bền vững”, Chủ tịch VAMA bày tỏ.
Triển lãm Ô tô Việt Nam là sự kiện có quy mô lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, được tổ chức 2 năm một lần kể từ năm 2002. Năm nay, triển lãm có chủ đề “Công nghệ mở tương lai xanh” với 19 hãng xe và các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia. Sự kiện trưng bày hơn 200 mẫu ô tô và xe máy, trong đó có khoảng 15 mẫu xe hơi lần đầu ra mắt.
Điểm nhấn của triển lãm là các mẫu xe xanh đến từ các thương hiệu Nhật Bản và Trung Quốc. Trong đó, loạt xe hyrbid có Honda Civic e:HEV RS, Honda CRV e: HEV, Toyota Camry hybrid, Subaru Crosstrek e-Boxer, YangWang U8, Denza D9, Suzuki XL7 hybrid; các mẫu xe điện có Skoda Enyaq, MG Cyberster, MG4, xe ý tưởng Toyota FT-3e, BYD Han và BYD M6.
Điểm đáng tiếc nhất của triển lãm này là sự vắng bóng hoàn toàn các thương hiệu xe sang vốn từng thường xuyên góp mặt qua các kỳ triển lãm trước đây như Mercedes- Benz, Lexus, Audi, Volvo... Các thương hiệu chiếm thị phần lớn cũng không tham gia triển lãm như Hyundai, VinFast, Ford...
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Ô tô Việt Nam còn rất nhiều dư địa phát triển cho thị trường 100 triệu dânVào giữa thập niên 1990, trong tưng bừng sàn diễn tiếp nhận nhạc thế giới, có một tam ca ra đời toàn hát nhạc cách mạng. Sự xuất hiện đầy ấn tượng và ngay lập tức họ được đặt cho một cái tên cũng thật đặc biệt là Tam ca nhạc đỏ. Họ gồm các ca sĩ trẻ Việt Hoàn, Trọng Tấn, Đăng Dương.
Cứ thế Tam ca nhạc đỏtả xung, hữu đột không chỉ trên sàn diễn mà còn ở trong các hội nghị của nhiều cơ quan tại Hà Nội. Cùng song hành với họ là hai giọng nữ Lan Anh, Anh Thơ. Chính tôi lúc ấy ở vai trò “ông bầu” đã từng bao lần đưa những ca sĩ trẻ này đến với công chúng. Đến bây giờ, sau 30 năm, tất cả đã trưởng thành, đều là những giọng đơn ca có hạng của đất nước.
Nhưng Đăng Dương thì cộng tác với tôi nhiều hơn vì chàng trai Hải Dương này là ca sĩ thuộc Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Không chỉ thu thanh các nhạc phẩm của tôi do Đài ký duyệt nhưHoàng Sa, Chiều đất Mũi… Đăng Dương còn tham gia lĩnh xướng trong các hợp xướng như: Sông Hồng hình Tổ quốc,Hải Phòng thuở ấy, Hà Nội - thu mênh mang...
Gần đây nhất, Đăng Dương cùng hợp xướng nữ đã khiến các cán bộ, công nhân nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi rất xúc động với màn biểu diễn trực tiếp tại nhà máy, bản hợp xướng Trái tim Dung Quất của tôi. Điều tự nhiên là chúng tôi đều cùng một dòng nhạc - dòng nhạc chính ca.
Ngày 26/8/2023 tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô Hà Nội, kỷ niệm 30 năm ca hát, Đăng Dương đã công phu tập luyện để ra mắt khán giả chương trình solo giọng hát của mình cùng các khách mời Đào Tố Loan, Võ Hạ Trâm và nhóm OPlusmang tên Tổ quốc gọi tên mình. Đó là tên một nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn (phỏng thơ Nguyễn Phan Quế Mai) được sáng tác trong ngày biển Đông dậy sóng của 10 năm trước.
Nhưng cái tên cũng rất có ý nghĩa riêng với Đăng Dương. 30 năm trước, nghe theo tiếng gọi của những giai điệu cách mạng mà mình yêu thích, Đăng Dương đã bắt đầu sự nghiệp ca hát.
Các cụ xưa nói “Tam thập nhi lập". Bởi thế chương trình này như một xác tín sự nghiệp ca hát mà Đăng Dương theo đuổi. Nó khác với Mặt trời của tôi năm 2017 là chương trình khẳng định sự nghiệp hát thính phòng (Bencalto) của một ca sĩ giọng nam cao được đào tạo chính quy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Điều thú vị mà Tổ quốc gọi tên mìnhcủa Đăng Dương mang đến cho người thưởng thức là một chương trình gần 30 nhạc phẩm cách mạng nhưng được hát bằng nhiều hình thức lắp ghép hiện đại mà đương thời hay gọi là mashup. Quan trọng hơn là nó được bố cục chặt chẽ trong 3 chương: chương I là Tổ quốc gọi tên mình, chương II là Đất nước, chương III là Đường chúng ta đi. Tất cả đều có ngụ ý khởi nguồn từ con tim của một người yêu nước.
Khán giả chắc chắn sẽ rất chờ đợi bản mashup giữa hai nhạc phẩm Anh vẫn hành quâncủa Huy Du với Chào em cô gái Lam Hồngcủa Ánh Dương mà ở đó xuất hiện âm thanh của cây Accordeon – nhạc cụ phổ biến thời chiến tranh.
Đăng Dương thật tinh tế khi cho biết sẽ hátTấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa kết hợp cùngÁo mùa đông để gợi lại một thuở trường kỳ kháng chiến, Bài ca Trường Sơncủa Trần Chung - một hành khúc mở đầu ngày Xẻ dọc Trường Sơnđược hát cùng Lá đỏcủa Hoàng Hiệp như một giai điệu cuối về Trường Sơn những ngày tháng dần đi tới thắng lợi 30/4/1975.
Rồi mashup Bài ca không quêncủa Phạm Minh Tuấn vớiMàu hoa đỏ của Thuận Yến, Tình đồng chícủa Minh Quốc với Cây đàn guitar của Đại đội bacủa Xuân Hồng, Hành khúc ngày và đêmcủa Phan Huỳnh Điểu với Bác đang cùng chúng cháu hành quân của Huy Thục.
Điểm nhấn đầu chương II là sự xuất hiện của tiếng đàn bầu, tiếng đàn đã dẫn Đăng Dương tới giảng đường âm nhạc và sau đó là mashup giữa Tình cacủa Hoàng Việt với Tình emcủa Huy Du. Đặc biệt nhất là lần đầu tiên cả 3 bài Làng tôicủa Văn Cao, Hồ Bắc và Trung Quân được hát cùng nhau. Trong chương III, Đăng Dương độc diễn liên tục 5 nhạc phẩm nổi tiếng để rồi khép lại bằng Tự nguyệnvà Đường chúng ta đicùng các khách mời.
Kỷ niệm 30 năm ca hát bằng một chương trình kéo dài 3 tiếng với gần 30 tiết mục, Đăng Dương đang có một lối đi riêng đến với công chúng đầy chân tình và đam mê, cũng là một mốc son khi đã vào tuổi “Ngũ thập tri thiên mệnh”.
Clip Đăng Dương hát trong 'Điều còn mãi' 2022:
Nguyễn Thụy Kha